Phát triển công nghiệp phụ trợ

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 109)

Để sản xuất ra một chiếc ô tô cần tới 20.000-30.000 chi tiết, cho nên một nhà sản xuất ô tô không thể tự mình sản xuất ra được hết các chi tiết của một chiếc ô tô. Sở dĩ Nhật Bản có một nền công nghiệp ô tô thành công là do ngay từ bàn đầu họ đã rất chú trọng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: từ mối liên kết thầy phụ kim tự tháp (Keiretsu) sau đó phát triển theo hình thức mạng lưới liên kết rộng rãi trong và ngoài tập đoàn, trong và ngoài nước, việc mua sắm linh phụ kiện không chỉ các đối tác trong nước mà còn mở rộng ra các đối tác trên toàn thế giới với mục tiêu chất lượng và giá cả tốt nhất.

Việt Nam là một nước đi sau thế giới về ngành công nghiệp ô tô, cho nên việc xây dựng một ngành công nghiệp phụ trợ không thể làm một cách ồ ạt thiếu quy hoạch, để xây dựng một ngành công nghiệp phụ trợ chúng ta phải có một chiến lược và qui hoạch cụ thể và không thể nóng vội, ta nên đi từ sản xuất những chi tiết nhỏ nhất của một chiếc ô tô như bu-lông, con ốc vít với cam kết chất lượng tốt nhất.

Doanh nghiệp nước ngoài đều quan tâm đối với các chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ và các biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ. Nên chăng, trong thời gian tới, song song với các chính sách bảo hộ cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô, chúng ta nên dành những ưu tiên nhất định cho các nhà đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ ô tô.

Năm 2010, Việt Nam xuất khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô đạt hơn 1.57 tỷ đô la Mỹ. Số lượng linh kiện xuất khẩu này chủ yếu là của một số doanh nghiệp FDI, được làm theo đơn đặt hàng phục vụ cho các nhà máy sản ô tô lớn tại hơn 30 nước, không tiêu thụ trong nội địa [13, tr1]. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước lại phải đi nhập khẩu linh kiện về lắp ráp. Đây là một tín hiệu tốt cho hướng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam. Do vậy, thay vì bằng mọi giá sản xuất xe ô tô mang thương hiệu Việt kém hiệu quả, chúng ta nên xem xét tập trung đầu tư sản xuất những linh kiện, chi tiết mà Việt Nam có lợi thế, đạt chất lượng toàn cầu, đem lại giá trị cao, có khả năng xuất khẩu trong khu vực. Ngành ô tô Việt Nam nên hướng tới việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu càng nhiều càng tốt, bằng những sản phẩm có chất lượng và có tính cạnh tranh.

Kinh nghiệm của các nước cho thấy, một hãng sản xuất toàn bộ một chiếc xe hiện tại là rất ít. Các hãng xe đều đặt hàng sản xuất linh kiện không quá phức tạp cho đối tác

102

khác ở những khu vực có nguồn nhân công rẻ hơn nhằm hạn chế chi phí đầu vào, tăng năng lực cạnh tranh. Việt Nam có thể tham gia chuỗi sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô toàn cầu thì sẽ chọn linh kiện, phụ tùng gì để các doanh nghiệp Việt Nam có ưu thế, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Giải quyết nghịch lý đòi tăng tỷ lệ nội địa hoá và ngành công nghiệp phụ trợ, linh kiện phát triển chưa tương xứng. Chính phủ Việt nam đã tăng thuế nhập khẩu với linh kiện ô tô nhằm thúc đẩy quá trình nội địa hoá. Tuy nhiên, với một ngành cần sự đầu tư lớn để sản xuất linh kiện, ví dụ như ngành ô tô, thì việc đơn phương ép buộc các công ty lắp ráp phải sử dụng linh kiện trong nước có thể tác động tiêu cực việc thúc đẩy tăng trưởng của những ngành đó. Quy mô nhỏ của thị trường khiến việc đầu tư phát triển các ngành phụ trợ, chưa có hiệu quả kinh tế. Ngược lại, nếu thị trường nội địa tăng trưởng và quy mô sản xuất vượt quá một ngưỡng nào đó thì các công ty lắp ráp sẽ tự động xác định việc mua sắm tối ưu lượng linh phụ kiện nội địa nhằm giảm chi phí. Chính điều này thúc đẩy họ tự nguyện liên kết với các nhà sản xuất linh phụ kiện và các ngành có liên quan ở nước ngoài. Trong thời gian tới, Chính phủ cần có những chính sách thúc đẩy hiệu quả thì số lượng các nhà sản xuất linh phụ kiện nước ngoài trong nền sản xuất tăng lên, và các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ nhanh chóng được hình thành.

Để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, Chính phủ cần tập trung vào phát huy sức mạnh của một số các doanh nghiệp nhà nước đang có ý thức chuyên môn hoá và tự chủ về quản lý và các doanh nghiệp tư nhân có quy mô vừa và nhỏ. Ở các doanh nghiệp tư nhân này, lãnh đạo hầu hết là những người trẻ và có khát vọng làm giàu và tinh thần làm vịêc chuyên nghiệp và chuyên môn hoá, nhưng họ đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn và tiếp cận với công nghệ và sự bất bình đẳng với các doanh nghiệp nhà nước. Do đó, trước hết Chính phủ cần có khảo sát và sàng lọc các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có thế mạnh nào để phát triển sản xuất sản phẩm phụ trợ nào, rồi giành sự đầu tư và ưu đãi vào sản phẩm đó. Ngay cả từng vùng và địa phương, chúng ta cũng cần có những khảo sát và sàng lọc để xem địa phương đó có lợi thế về sản xuất về công nghiệp phụ trợ nào để qui hoạch cho xây dựng và phát triển các nhà máy sản xuất linh phụ kiện cho phù hợp, từ đó mới có thể phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ô tô.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)