Các động thái chính thức

Một phần của tài liệu Hợp tác Hai hành lang, một vành đai kinh tế tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung (Trang 60)

Tháng 10/2004, khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo thăm Việt Nam, lãnh đạo hai nước đã đạt được nhận thức chung, đồng ý thành lập tổ chuyên gia trong khuôn khổ Uỷ ban hợp tác kinh tế mậu dịch chính phủ hai nước, nghiên cứu vấn đề xây dựng “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”. Từ đó việc xây dựng “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” đã được nâng lên thành chiến lược hợp tác quốc tế giữa hai nước.

Đến cuối năm 2006, nhóm chuyên viên hai bên đã họp hai lần vào tháng 3/2005 và tháng 7/2006, đồng thời mỗi bên đã tiến hành điều tra nghiên cứu đối với những khu vực có liên quan đến việc xây dựng “Hai hành lang một vành đai kinh tế” về các chuyên đề như kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành nghề, tài nguyên thiên nhiên, nguồn du lịch, môi trường sinh thái, cửa khẩu biên giới… Hai bên đã cùng nhau soạn thảo hoàn thành báo

54

cáo nghiên cứu khả thi, sau khi chính phủ hai nước xem xét và phê duyệt, hai bên tổ chức nghiên cứu các dự án liên quan, lấy các dự án dẫn đầu, triển khai hợp tác theo nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến.

Tháng 11/2006, trong chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nhân Hội nghị cấp cao APEC 14, hai bên đã ký thoả thuận về dự án “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”. Cũng năm này, chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã bàn thảo những biện pháp cụ thể để triển khai hiệu quả những cam kết đạt được giữa hai nước. Định hình ý tưởng về xây dựng “Hai hành lang, một vành đai” nhằm thúc đẩy giao thương biên giới Việt – Trung, nhưng triển khai như thế nào để mang lại hiệu quả thực tế vẫn là câu hỏi lớn đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam. Không còn phải vướng bận việc xác định khung quan hệ hai nước, các lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc tập trung vào những vấn đề cụ thể và thiết thực hơn để hiện thực hoá những mục tiêu, đưa khung quan hệ vào những lĩnh vực cụ thể nhất. Trong lĩnh vực kinh tế thương mại, vốn được đánh giá là “chưa tương xứng với tiềm năng”, việc xây dựng “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” trở thành vấn đề được đặc biệt quan tâm.

Một phần của tài liệu Hợp tác Hai hành lang, một vành đai kinh tế tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung (Trang 60)