27
2.2.1.1 Bối cảnh lịch sử giữa Việt Nam - Trung Quốc
Về địa lý và biên giới, lãnh thổ
Bảng 2.1. Một số tiêu chí so sánh hai quốc gia Việt Nam – Trung Quốc Tiêu chí Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Thủ đô Hà Nội Bắc Kinh
Diện tích 331.211,6 km² 9.571.300 km²
Dân số 87,84 triệu 1,39 tỉ
Tiếp giáp
3 quốc gia bao gồm: Trung Quốc, Lào,
Campuchia.
14 quốc gia bao gồm: Nga, Mông Cổ, Triều Tiên, Việt Nam, Myanma, Bhutan, Nepal, Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Tajikistan, Kazakhstan,
Kyrgyzstan và Lào.
GDP 122 tỷ USD 7.260 tỷ USD
GDP/người 1.300 USD 5.450 USD
(Nguồn: Wikipedia- 2011)
Việt Nam và Trung Quốc là 2 quốc gia láng giềng với đường biên giới trên đất liền dài khoảng 1.400km, tiếp giáp giữa 7 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam với 2 tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc; được hoạch định và phân giới, cắm mốc lần đầu tiên trong lịch sử bằng Công ước hoạch định biên giới ngày 26/06/1887 và Công ước bổ sung Công ước hoạch định biên giới ngày 20/06/1895 ký kết giữa Pháp và nhà Thanh (Trung Quốc). Địa hình dọc đường biên giới chủ yếu là đồi núi cao và sông suối, trong đó có gần 400km đường biên giới đi theo sông suối. Trên biên giới chung của hai nước có 15 cửa khẩu (5 cửa khẩu quốc gia và 10 cửa khẩu cấp tỉnh). Số km biên giới chung của hai nước, cũng như số cửa khẩu các cấp đều
28
nhiều hơn so với các nước Đông Nam Á khác. Trung Quốc đất rộng (thứ ba thế giới), người đông (chiếm 1/5 dân số thế giới) và Việt Nam là một nước vào cỡ lớn ở Đông Nam Á.
Trong hơn 100 năm qua kể từ khi các Công ước Pháp – Thanh được ký kết, đường biên giới giữa hai nước đã trải qua nhiều biến đổi do biến động về chính trị - xã hội ở mỗi nước cũng như trong quan hệ hai nước, đặc biệt là cuộc chiến tranh biên giới 1979. Từ nhận thức khác nhau về hướng đi của đường biên giới, tình hình tranh chấp căng thẳng ở các khu vực biên giới diễn ra khá phổ biến. Đến ngày 31/12/2008, hai bên đã hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc trên toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Hai bên đã phân giới xong toàn bộ tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc dài khoảng 1.400 km, cắm 1.991 cột mốc (trong đó có 1.548 cột mốc chính; 443 cột mốc phụ).
Về Vịnh Bắc Bộ: hai Hiệp định về Vịnh Bắc Bộ là Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ được triển khai tương đối thuận lợi, công tác quản lý đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi dần đi vào nề nếp.
Về vấn đề biển Đông: hai bên nhất trí kiên trì thông qua đàm phán hoà bình để giải quyết các tranh chấp nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được, trên cơ sở Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử ở biển Đông (DOC) ký giữa Trung Quốc và ASEAN.
Về lịch sử
Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc gắn bó chặt chẽ với nhau trong gần 2200 năm tồn tại từ thế kỷ 2 trước công nguyên đến nay có thể chia ra bốn thời kỳ cơ bản. Thời kỳ thứ nhất được gọi là “thời kỳ Bắc thuộc”, dài khoảng một ngàn năm, từ lúc nước Âu Lạc của An Dương Vương thuộc về nước Nam Việt của Triệu Đà (năm 179 TCN), khi mối liên hệ địa chính trị đầu tiên giữa
29
miền châu thổ sông Hồng với miền Trung nguyên Trung Quốc được thiết lập thông qua quan hệ Hán - Nam Việt, cho đến thời điểm Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (năm 938). Thời kỳ này, Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc về nhân sự lãnh đạo cũng như về chính sách. Thời kỳ thứ hai gọi chung là “thời kỳ Đại Việt”, dài tương đương, từ khi Ngô Quyền xưng vương (939) đến khi Pháp đặt nền bảo hộ ở Việt Nam và nhà Thanh công nhận chủ quyền của Pháp ở đây (1883). Lịch sử quan hệ Việt-Trung trong thời kỳ này là lịch sử sự xung đột và thỏa hiệp. Thời kỳ thứ ba quen gọi là “thời kỳ Pháp thuộc”, kéo dài khoảng 6 thập niên từ 1883 đến 1945, khi Việt Nam tuyên bố độc lập. Với Hiệp ước Pháp - Thanh năm 1885, Trung Quốc từ bỏ bá quyền của mình và thừa nhận sự bảo hộ của Pháp đối với Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc do Pháp đảm nhiệm và trở thành một bộ phận của quan hệ Pháp - Trung. Thời kỳ thứ tư gọi chung là “thời kỳ Việt Nam”, từ 1945 đến nay. Nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa và nước Trung Hoa xã hội chủ nghĩa có chung một mô hình thế giới. Theo đó, thế giới chia làm hai phe, xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, trong đó Việt Nam và Trung Quốc cùng thuộc phe xã hội chủ nghĩa. Năm 1975, chiến tranh kết thúc, nước Việt Nam thống nhất, quan hệ Việt -Trung đi vào một bối cảnh mới. Dẫu thế cuộc có lúc đổi thay, hợp tác có lúc thăng trầm, nhưng quan hệ hữu nghị Việt -Trung đã có chiều sâu lịch sử, có nền tảng bền chắc, vượt qua được thử thách của thời gian, hai bên đã ra “Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”. Tổng bí thư hai Đảng đã xác định phương châm 16 chữ phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ XXI là “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Trong nhiều năm qua, hai Đảng và hai Nhà nước đều nhấn mạnh tầm quan trọng hàng đầu của quan hệ với các nước láng giềng, với các nước đang phát triển trong đường lối đối
30
ngoại, cơ sở hợp tác hữu nghị giữa hai nước được củng cố và rộng mở hơn. Các ngành ngoại giao, quốc phòng, công an và an ninh của của hai nước đã chính thức ký kết các văn bản hợp tác song phương, qua đó tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Ngoài ra, hai bên còn tăng cường hợp tác, phối hợp với nhau tại các diễn đàn đa phương quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, APEC, Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), v.v.. Trung Quốc và Việt Nam đều có trên 50 thành phần dân tộc khác nhau, trong đó có hơn một chục dân tộc sống ở cả hai bờ biên giới, đáng lưu ý là gần 1 triệu người Hoa đang sinh sống ở Việt Nam, là chiếc cầu nối rất tốt cho sự hợp tác kinh tế hai bên và góp phần phát triển buôn bán qua biên giới hai nước.
Về quan hệ kinh tế thƣơng mại
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã xuất hiện ngay từ những năm đầu thế kỷ X. Các triều đại phong kiến Việt Nam: Lý, Trần, Lê, Nguyễn đã tiếp tục quan hệ buôn bán qua biên giới với các triều đại phong kiến Trung Quốc: Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Lúc bấy giờ buôn bán qua biên giới hai nước Việt - Trung chỉ là sự thông thương nhằm bổ sung cho nhau, với hai hình thức chủ yếu là cống nạp và dân gian. Từ quan hệ bang giao, chính trị đến những quan hệ kinh tế với Trung Quốc, các vương triều quân chủ Việt Nam phần lớn chủ trương nới lỏng, cho tự do buôn bán, trao đổi hàng hóa. Quan hệ kinh tế này có khi thăng, khi trầm, khi thịnh, khi suy còn tùy thuộc vào quan hệ chính trị giữa hai quốc gia. Mặc dù cả hai nhà nước phong kiến Việt Nam và Trung Quốc trong nhiều thời gian dài đều thi hành chính sách bế quan tỏa cảng song các hoạt động kinh tế, nhất là hoạt động trao đổi buôn bán ở vùng biên giới Việt – Trung vẫn diễn ra khá bình thường. Điều dễ nhận thấy trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc, hay nói riêng đối với nền ngoại thương Việt Nam, suốt giai đoạn này, phần ưu thế, chủ động thường thuộc về các thương nhân Trung Quốc hơn là các thương
31
nhân Việt Nam. Bước vào thời kỳ cận đại, Việt Nam trở thành thuộc địa, Trung Quốc trở thành nửa thuộc địa của tư bản phương Tây, hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã ký "Điều ước Việt Nam” (năm 1885) và "Chương trình hợp tác biên giới” (năm 1896). Trong đó, quy định 25 điểm đồn trú tuần tra dọc biên giới chung giữa hai nước cũng chính là điểm họp chợ chung cho cư dân hai bờ biên giới.
Trong khoảng thời gian, từ những năm 50 đến những năm 70, trên tinh thần "vừa là đồng chí, vừa là anh em", hai nước đã ký các bản "Nghị định thư buôn bán tiểu ngạch biên giới Việt - Trung" (1955) và "Nghị định thư trao đổi hàng hoá biên giới Việt – Trung” (1957) quy định xây dựng 26 điểm giao dịch (19 điểm trên bộ và 7 điểm trên biển) trên biên giới chung của hai nước. Cuối năm 1978, Trung Quốc đưa ra quốc sách cải cách - mở cửa, nhưng lúc bấy giờ (1978 - 1988) mới chú trọng mở cửa khu vực ven biển, chưa chú ý đến mở cửa khu vực biên giới. Đồng thời, từ năm 1979 đến hết thập kỷ 80, quan hệ hai nước Việt Nam và Trung Quốc bước vào thời kỳ không bình thường, biên giới chung giữa hai nước chiến trường thay cho thị trường, những nhân tố đó đã ảnh hưởng đến sự gián đoạn buôn bán qua biên giới hai nước.
Xuất phát từ sự mong muốn cải thiện mối quan hệ của các nhà lãnh đạo và nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc, tháng 11/1991 các nhà lãnh đạo cấp cao của hai nước đã nhất trí: Khép lại quá khứ, mở ra giai đoạn mới. Nhờ vậy, trong suốt những năm 90 trên biên giới Việt Nam - Trung Quốc, trở thành biên giới của tình hợp tác và hữu nghị, từ chiến trường chuyển thành thị trường ngày càng phát triển phồn vinh và nhộn nhịp.
Từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ, quan hệ kinh tế thương mại song phương phát triển nhanh chóng và thể hiện rõ rệt nhất trong thương mại hàng hóa. Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc, năm 1991,
32
kim ngạch thương mại hai nước chỉ đạt 32,23 triệu USD, năm 2006 đạt gần 10 tỷ USD, năm 2009 đạt 22,5 tỷ USD. Cùng với kim ngạch thương mại hai nước liên tục tăng, tỉ trọng của thương mại Trung – Việt trong tổng kim ngạch thương mại của mỗi nước cũng không ngừng tăng, do đó, vị trí trong thương mại của mỗi nước cũng liên tục nâng cao. Năm 1999-2000, tỉ trọng của thương mại hai nước trong ngoại thương của Việt Nam từ 6,1% lên 9,8%, tỉ trọng trong ngoại thương của Trung Quốc từ 0,37% lên 0,52% [22]. Ở các lĩnh vực khác như du lịch hay hợp tác đầu tư, Trung Quốc cũng là một trong những đối tác chủ chốt của Việt Nam.
2.2.1.2 Điều kiện tài nguyên – cơ sở phát triển hợp tác kinh tế của hai quốc gia
Tài nguyên năng lƣợng
Một trong những nguy cơ lớn mà nền kinh tế thế giới hiện nay phải đối mặt đó là khủng hoảng năng lượng. Trung Quốc và Việt Nam là hai nước có tốc độ tăng trưởng vào loại nhanh ở Châu Á, nhu cầu sử dụng năng lượng vì thế càng cao hơn bao giờ và nguy cơ đối mặt với cuộc khủng hoảng này là rất rõ rệt. Có một đặc điểm trong hợp tác phát triển hai hành lang, một vành đai kinh tế đóng vai trò quan trọng giúp hai nước giải quyết phần nào khó khăn về vấn đề này, đó chính là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng đều tập trung ở một khu vực địa lý thuộc hành lang kinh tế. Các địa phương trong hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” có những thế mạnh khác nhau về những nguồn năng lượng quan trọng.
Về thủy điện, sông Mekong chảy qua 6 nước châu Á, trong đó có Trung Quốc (tỉnh Vân Nam) và Việt Nam, được Trung Quốc coi là nguồn năng lượng hoàn hảo cho phát triển thủy điện trong chiến lược năng lượng miền Tây của dự án “Đại khai phá miền Tây”. Ưu thế của sông Mekong là độ cao chênh lệch từ phía thượng nguồn so với mặt biển lên tới 5167m, lưu lượng
33
dòng chảy bình quân hàng năm khoảng 475 tỷ m3, trữ lượng về tài nguyên nước rất lớn. Nguồn tài nguyên nước phong phú đã hình thành nên nguồn thuỷ năng phong phú, đồng thời trở thành ưu thế lớn nhất về nguồn năng lượng. Nhà nước Trung Quốc đã đầu tư rất lớn khai thác nguồn thủy năng dồi dào này thông qua việc xây dựng nhiều đập và nhà máy thủy điện lớn trên sông Mekong. Về phía Việt Nam, quy mô, số lượng và hiệu quả vận hành của các nhà máy thủy điện nhỏ bé so với nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc. Tình trạng thiếu hụt điện xảy ra thường xuyên và trầm trọng tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Theo thỏa thuận, ngành điện lực phía Tây Nam Trung Quốc sẽ cung cấp cho Tổng công ty điện lực quốc gia Việt Nam từ 1,1 tới 1,3 triệu MW mỗi năm, trong thời gian tối thiểu 10 năm. Trung Quốc cũng vượt trội Việt Nam về số lượng, quy mô và hiệu quả vận hành các nhà máy nhiệt điện, điện nguyên tử.
Về than đá, hiện tại nền kinh tế của cả hai nước Trung Quốc và Việt Nam vẫn dựa chủ yếu vào nguồn năng lượng này. Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi là nước có nhiều nguồn khoàng sản trong đó than đá tập trung chủ yếu tại các mỏ ở Hải Phòng, Quảng Ninh thuộc cuối hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Lượng than ở đây chiếm 90% trên cả nước. Các mỏ than ở Việt Nam thuộc khu vực này phần nhiều là mỏ than lộ thiên dễ khai thác. Tuy nhiên phần than ở sâu trong lòng đất cũng khá dồi dào. Lượng than này không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu. Từ trước tới nay Trung Quốc luôn là đối tác nhập khẩu than lớn nhất của Việt Nam (chiếm từ 50-82% tổng lượng than xuất khẩu). Mặc dù Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu than đá lớn nhưng do phân bố mỏ than không đều, phần lớn tập trung tại vùng Đông Bắc nên các tỉnh miền Nam Trung Quốc rất thiếu than. Nếu vận chuyển từ miền Bắc xuống giá trị mỗi tấn than đá sẽ đội lên gấp đôi nên cách tốt nhất cung cấp nguồn nguyên liệu này
34
cho các khu công nghiệp miền Nam Trung Quốc là mua than ở Việt Nam. Than xuất khẩu Việt Nam đã và đang đóng vai trò quan trọng là nguồn bổ sung cho sự thiếu hụt năng lượng của nhiều nhà máy xí nghiệp một số tỉnh miền Nam Trung Quốc.
Về dầu mỏ, Việt Nam có tiềm lực lớn về dầu mỏ và xuất khẩu dầu thô. Trung Quốc cũng là một quốc gia có trữ lượng dầu lớn. Tuy nhiên với quy mô dân số và tốc độ tăng trưởng nóng của mình, Trung Quốc vẫn không ngừng đẩy mạnh đầu tư, khai thác và nhập khẩu nguồn năng lượng này từ các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Tỷ trọng xuất khẩu dầu thô sang Trung Quốc của Việt Nam luôn lớn nhất và chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch. Một bất lợi đối với Việt Nam là do công nghệ lọc dầu chưa phát triển, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 100% xăng dầu, Việt Nam phải dùng phần doanh thu từ xuất khẩu dầu thô để bù đắp cho lượng tăng lên trong giá nhập khẩu.
Thủy năng, than đá và dầu mỏ chính là ba trụ cột chính trong hợp tác năng lượng thuộc hành lang kinh tế.
Tài nguyên nguyên liệu
Cao su được coi là mặt hàng Việt Nam rất có lợi thế. Việt Nam có nhiều vùng trồng cao su rất lớn ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Để hạn chế nhập khẩu cao su, Trung Quốc đã thí điểm trồng cao su tại đảo Hải Nam và Vân