Các hoạt động, dự án đã triển khai

Một phần của tài liệu Hợp tác Hai hành lang, một vành đai kinh tế tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung (Trang 61)

Cho đến thời điểm hết năm 2011, "Hai hành lang, một vành đai kinh tế" mới chỉ ở giai đoạn đầu và tập trung vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghiệp nhưng đã mang lại một số kết quả đáng ghi nhận.

Về cơ chế phối hợp giữa hai bên:

Do đặc thù phát triển của mỗi nước về quản lý kinh tế, sự phối hợp của các Bộ ngành trung ương đóng một vai trò quan trọng. Cho đến nay, sự phối hợp đã hình thành theo cơ chế song phương, hàng năm đều có các cuộc họp của các ngành. Theo thỏa thuận bước đầu giữa hai bên, mỗi nước đã hình thành “Nhóm công tác hai hành lang, một vành đai kinh tế”, bao gồm chuyên

55

viên các bộ ngành quan trọng đối với hợp tác này. Phía Việt Nam lấy Bộ Kế hoạch và đầu tư làm nòng cốt, phía Trung Quốc lấy Bộ Thương mại làm nòng cốt. Nhiệm vụ hiện nay của các nhóm công tác là chuẩn bị nội dung cho các cuộc gặp cấp Bộ trưởng hai nước. Trong giai đoạn hiện tại, khi các dự án hợp tác còn ít và quy mô nhỏ, những nhóm công tác này vẫn đáp ứng và điều phối được các hoạt động hợp tác trong vùng. Song trong tương lai và về lâu dài, khi gặp các dự án đòi hỏi mức độ chuyên sâu nhiều hơn, số lượng các dự án hợp tác trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực nhiều hơn, thì cần phải có những nhóm công tác chuyên ngành phụ trách. Trong hợp tác “hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt – Trung”, địa phương vừa là chủ thể chính của sự hợp tác, vừa là nơi thụ hưởng những kết quả hợp tác. Do vậy, kết quả của sự hợp tác phụ thuộc chủ yếu vào sự năng động, tích cực của chính quyền địa phương và khu vực doanh nghiệp ở đây. Các tỉnh biên giới của Việt Nam đã thiết lập được cơ chế hợp tác với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây từ cấp tỉnh, đến các ngành chức năng, huyện, thành phố có chung biên giới. Những hiệp định và văn bản được ký kết cùng với những cặp cửa khẩu được khai thông đã tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho các ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước phát triển quan hệ kinh tế thương mại. Cơ chế hợp tác giữa chính phủ, các bộ ngành trung ương và địa phương của hai nước có tác dụng tích cực trong việc đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai bên phát triển, cụ thể như cơ chế gặp nhau định kỳ giữa lãnh đạo các tỉnh biên giới của ta với lãnh đạo hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây.

Về xây dựng cơ sở hạ tầng:

Phía Trung Quốc, về đường bộ, từ năm 2004 đã thực hiện tuyến đường cao tốc 4 làn xe từ Côn Minh – Cô Đầu và tuyến đường 8 làn xe Côn Minh – Thạch Lâm – Mông Tự. Tuyến Mông Tự - Hà Khẩu với 6 làn xe được khởi công từ tháng 8/2004. Hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đã hầu như hoàn

56

thành hai tuyến đường cao tốc chính (Côn Minh – Hà Khẩu và Nam Ninh – Bằng Tường). Đường cao tốc từ Nam Ninh đến các cảng Phòng Thành, cảng Khâm Châu, cảng Bắc Hải đã được xây dựng và đưa vào sử dụng. Đường cao tốc từ Bắc Hải đến Trạm Giang hoàn thành vào năm 2005. Đoạn đường từ Nam Ninh đến Đông Hưng dài 180 km trong đó có 150 km đường cao tốc. Ngoài ra, phía Trung Quốc còn tích cực tham gia triển khai các dự án giao thông khác trong khuôn khổ GMS và đã tạo đà thúc đẩy các tuyến hành lang khác phát triển nhanh hơn. Đối với tuyến hành lang Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, năm 2005 Trung Quốc đã thực hiện thông tuyến đường cao tốc 6 làn xe từ Nam Ninh đến Hữu Nghị Quan và đang xây dựng nhiều tuyến đường cao tốc khác đến các tỉnh như Cao Bằng, Quảng Ninh, cảng Phòng Thành cũng đang được xây dựng và nâng cấp. Về đường sắt, tuyến đường mới từ Côn Minh – Ngọc Khuê đã được hoàn thành từ năm 2004 và tuyến từ Ngọc Khuê – Thông Hải – Kiến Thủy – Mông Tự - Hà Khẩu. Về hàng không, năm 2005 Trung Quốc đã khởi công xây dựng sân bay quốc tế mới với trên 40 tuyến đường bay tại Côn Minh. Đặc biệt, thành phố Côn Minh bên cạnh việc xây dựng các tuyến đường giao thông đã và đang mở rộng với qui mô thành phố lớn gấp đôi. Thủ phủ Châu Hồng Hà đã chuyển từ thành phố Cô Đầu về thành phố Mông Tự từ năm 2003 gần với Việt Nam hơn. Các cảng biển thuộc tỉnh Quảng Tây hiện đã thực hiện công suất bốc xếp 40 triệu tấn/năm. Đường sắt và đường cao tốc có thể đi thẳng từ Nam Ninh tới cảng Phòng Thành, Khâm Châu và Bắc Hải. Cảng Phòng Thành là 1 trong những cảng đầu mối của Trung Quốc, hiện có 15 bến nước sâu đón tàu hàng vạn tấn và hiện nay vẫn đang tiếp tục nâng cấp, mở rộng. Cảng Bắc Hải cũng là bến cảng loại cấp 1 của nhà nước, đã có 4 bến nước sâu công suất 4 triệu tấn/năm, đã hoàn thành xây dựng bến cập tàu container trọng tải 50 nghìn tấn. Cảng Khâm Châu là cảng nước sâu tự nhiên đã xây dựng 9 bến đón tàu hàng

57

vạn tấn, công suất 50 triệu tấn/năm. Cảng Trạm Giang nổi tiếng “lớn, tốt, sâu” có thể đón tàu có trọng tải 300 nghìn tấn, có tuyến đường và tàu định kỳ ngày giờ cho các container quốc tế đi Nhật Bản, Hồng Công, Băng Cốc,…Cảng Trạm Giang hiện có 43 bến tàu, trong đó 25 bến đón tàu trên 5 tấn, 1 bến dầu thô đón tàu trọng tải 300 nghìn tấn.

Phía Việt Nam, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng được triển khai khá chậm và chưa đem lại hiệu quả rõ nét. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong phạm vi “Hai hành lang một vành đai kinh tế” chủ yếu là nâng cấp đường bộ và đường sắt, nạo vét đường sông sông Hồng, xây dựng các cảng sông, xây dựng cụm cảng ven biển vịnh Bắc Bộ, xây dựng cửa khẩu biên giới chưa đạt tiêu chuẩn của hạ tầng quốc tế. Đường bộ và đường sắt: Tuyến đường bộ Lạng Sơn – Hà Nội đã được cải thiện tốt, đáp ứng được nhu cầu vận tải hiện nay nhưng dự báo sẽ không đáp ứng được nhu cầu phát triển tương lai. Tuyến đường bộ Hà Nội – Hải Phòng là một trong các dự án ODA có hiệu quả nhất ở Việt Nam hiện nay cũng đã quá tải. Đoạn đường Móng Cái – Hạ Long trong tuyến Móng Cái – Hà Nội không tốt, chưa nâng cấp xong. Tuyến Lào Cai – Hà Nội được cải tạo theo tiêu chuẩn cấp một nhưng triển khai rất chậm. Theo kế hoạch sẽ xây dựng mới tuyến đường cao tốc và đường sắt hiện đại ở vùng Tây Bắc, phía hữu ngạn sông Hồng, khiến đoạn hành lang Lào Cai – Hà Nội sẽ có hai tuyến đường ô tô và hai tuyến đường sắt dọc hai bên sông Hồng. Phương án này tạo điều kiện phát triển vùng Tây Bắc, là vùng nghèo nhất trong 8 vùng kinh tế của Việt Nam, đi qua vùng đất trống nên thuận lợi cho việc giải phóng mặt bằng và xây dựng tuyến đường, tuy nhiên việc triển khai dự án vào thực tế rất chậm. Tuyến Lào Cai – Hà Nội, gồm cả đường bộ cao tốc và đường sắt hiện đại chưa có khả năng hoàn thành trước năm 2015. Khâu quy hoạch, xác định tuyến đường vẫn trong giai đoạn nghiên cứu và lựa chọn phương án. Tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng cũng lạc hậu, sẽ không đáp

58

ứng được nhu cầu của sự phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Khi dự án phát huy tác dụng thì đây sẽ là điểm tắc nghẽn, thắt cổ chai, gây ách tắc rất nghiêm trọng. Tuyến đường sắt Đồng Đăng – Hà Nội là tuyến đường khổ 1m, chưa đồng bộ với đường sắt tiêu chuẩn của phía Trung Quốc, cần xem xét cải tạo để tạo sự đồng nhất hệ thống vận chuyển bằng đường sắt, nâng cao khả năng và chất lượng vận chuyển bằng đường sắt, từ đó giảm được chi phí vận tải. Cảng biển: Vịnh Bắc Bộ có nhiều cảng biển, bao gồm các cảng Hải Phòng, Nghi Sơn, Vũng Tàu, Chân Mây, Đà Nẵng, Cái Lân của Việt Nam. Những cảng biển này đã có cơ sở hạ tầng và quy mô tương đối lớn, là cửa khẩu chủ yếu mà hai nước Việt Nam và Trung Quốc với các nước ASEAN khác triển khai buôn bán trên biển cũng như dân cư qua lại qua đường biển.

Nhìn chung, việc triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng trong hợp tác "Hai hành lang, một vành đai kinh tế" đã có một số bước khởi đầu đáng ghi nhận. Tuy nhiên những kết quả này vẫn còn ở mức hạn chế, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, đặc biệt là tuyến giao thông đường bộ và đường sắt vẫn là một trong những trở lực đối với việc mở rộng thông thương giữa các tỉnh biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

59

Bảng 2.2. Danh mục các dự án kết cấu hạ tầng giao thông thuộc “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Trung”

Đơn vị: Triệu USD

Số TT Tên dự án Dự kiến quy mô xây dựng Dự kiến thời gian triển khai Dự kiến tổng mức đầu tƣ Phân kỳ đầu tƣ

Dự kiến nguồn vốn Ghi chú Đến năm 2010 2010-2020

1 2 3 4 5 6 7 8 9

TỔNG SỐ 67.575 13.567 45.143

Số vốn phân kỳ đầu tư giai đoạn 2010 và giai đoạn 2010 – 2020 của một số dự án chưa được xác định

A ĐƢỜNG BỘ 20.043 6.373 4.805

I Đường cao tốc 16.927 3.257 4.895

Các dự án đường bộ cao tốc thuộc 2 Hành lang và 1 vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc, gồm:

3.841 853 2.988

1 Tuyến Hà Nội – Lào Cai

- Giai đoạn 1 245 km, 2 – 4

làn xe 2007 – 2012 653 653

ODA + OCR + Ngân sách Nhà nước - Giai đoạn 2 19 km còn lại, mở rộng 4 – 6 làn xe trên tuyến Chưa xác định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

60

(Nguồn: Phụ lục Quyết định số 412/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

2 Tuyến Hà Nội – Hải Phòng 100 km Khởi công

2008 938 200 738 BOT

3 Tuyến Bắc Ninh – Lạng Sơn 140 km; 6 làn

xe

Khởi công

2010 1.400 1.400

ODA Trung Quốc hoặc BOT

4 Tuyến Hạ Long – Móng Cái 170 km; 4 – 6

làn xe

Khởi công

2010 850 850

ODA Trung Quốc hoặc BOT

B ĐƢỜNG SẮT 44.320 5.920 38.400

Các dự án đường sắt thuộc 2 Hành lang và 1 Vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc, gồm:

11.320 2.920 8.400

1 Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yên

Viên – Lào Cai 280 km 2007-2010 160 160

ODA (NH phát triển Châu Á + Pháp) + Ngân sách Nhà nước

Đã ký kết với Ngân hàng phát triển Châu Á, Hiệp định số 2302 VIE (SF) ngày 16/1/2007

2 Xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

398 km; khổ

1,435m Sau 2020 9.760 2.760 7.000 ODA Trung Quốc

3 Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Đồng

Đăng – Hà Nội 165 km Sau 2010 100 100 ODA Trung Quốc

4

Xây dựng tuyến đường sắt phục vụ khai thác, sản xuất alumin-nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên. Đang lựa chọn phương án tuyến (khổ 1,435m) 2010 - 2020 1.300 1.300

BOT hoặc Doanh nghiệp khai thác và sản xuất alumin

61 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về đầu tƣ:

Các địa phương trên tuyến hành lang kinh tế phía Việt Nam khá quan tâm và triển khai tốt việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài. Tính đến hết năm 2010, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 21dự án FDI của Trung Quốc/30 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư cam kết đạt 408 triệu USD chiếm 83.77% tổng vốn đầu tư FDI trên toàn địa bàn tỉnh; thành phố Hà Nội có 166 dự án FDI của các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc với tổng vốn đăng ký đạt 105 triệu USD; Quảng Ninh có 54 dự án FDI của Trung Quốc/100 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 370/3.730 triệu USD; con số này ở thành phố Hải Phòng lần lượt là 42/294 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 348/4.440 triệu USD, chiếm 14.3% tổng vốn FDI trên địa bàn thành phố [21].

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc cũng đã hướng đến một số tỉnh biên giới tiếp giáp với Trung Quốc của Việt Nam, trong đó có một số tỉnh có cơ sở hạ tầng kém, trình độ phát triển thấp, khó thu hút vốn đầu tư nước ngoài như Lào Cai (26 dự án), Lạng Sơn (20 dự án), Cao Bằng (7 dự án), Lai Châu (2 dự án). Điều này phản ánh kết quả của việc tăng cường hợp tác giữa các địa phương hai nước, đặc biệt là sự đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam của các tỉnh như Quảng Đông, Vân Nam, Quảng Tây. Các dự án đầu tư của Trung Quốc ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam chủ yếu tập trung vào khai thác khoáng sản, nguyên vật liệu thế mạnh của địa phương như dự án chế biến tinh quặng sắt titan ở Thái Nguyên, dự án xây dựng nhà máy khai thác và chế biến antimon, khai thác và tuyển quặng sắt ở Hà Giang; dự án xây dựng nhà máy chế biến cao su thiên nhiên thành cao su tổng hợp, dự án sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng, dự án phát triển vùng nguyên liệu lá thuốc lá, kinh doanh, chế biến nguyên liệu lá thuốc lá ở Lào Cai; dự án khai thác than cứng, non, dự án trồng rừng, chăm sóc chế biến và khai thác lâm sản ở Hòa Bình;

62

dự án xây dựng nhà máy chế biến nhựa thông ở Lạng Sơn; dự án khai thác khoáng sản và sản xuất than cốc, dự án gây trồng, thu mua, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ cây dứa, cao su, bạch đàn ở Cao Bằng. Các nhà đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam chủ yếu tập trung ở một số tỉnh miền Nam, gần hoặc tiếp giáp với Việt Nam như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam. Gần đây, xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như châu Âu, Mỹ của Trung Quốc bị thu hẹp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, các tỉnh gần Việt Nam của Trung Quốc, đặc biệt là Quảng Đông đang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư và chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam. Liên tiếp trong 2 năm 2008, 2009, Quảng Đông và Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế thương mại Quảng Đông – Việt Nam, thu hút đông đảo các doanh nghiệp có uy tín của hai nước tham gia. Tính đến tháng 8-2009, các doanh nghiệp Quảng Đông đã có 44 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 560 triệu USD. Hàng loạt doanh nghiệp lớn của Quảng Đông như Media, TCL, Green, Hoa Vĩ, ZTE đã xây dựng cơ sở sản xuất và hệ thống bán hàng tại Việt Nam. Hiện hai bên đang triển khai dự án xây dựng khu hợp tác kinh tế mậu dịch Thâm Quyến - Hải Phòng với tổng vốn đầu tư khoảng 4 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng là 175 triệu USD, đầu tư của doanh nghiệp tham gia là 4-5 tỷ USD. Dự án này đã trở thành một trong những dự án có số vốn đầu tư lớn nhất của Trung Quốc ở Việt Nam hiện nay. Vân Nam, Quảng Tây cũng đang tận dụng lợi thế về địa lý của mình, tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư ở Việt Nam. Vân Nam đang đầu tư ở Việt Nam 47 dự án, với tổng vốn đầu tư là 52 triệu USD. Việt Nam và Trung Quốc đã hợp tác xây dựng các nhà máy nhiệt điện như Cao Ngạn, Hải Phòng, Quảng Ninh, Sơn Động và Cẩm Phả với tổng công suất 1.800MW. Tổng Cty Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký hợp đồng mua điện từ Cty Điện lực Vân Nam và Cty Lưới điện Quảng Tây (Trung Quốc), góp phần đáp ứng nhu cầu điện tăng cao trong thời gian vừa qua. Cho

63

đến nay, đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam mới tập trung ở những ngành nghề thông thường, chưa có dự án nào đầu tư ở lĩnh vực công nghệ cao với

Một phần của tài liệu Hợp tác Hai hành lang, một vành đai kinh tế tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung (Trang 61)