Các bài học cho hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”

Một phần của tài liệu Hợp tác Hai hành lang, một vành đai kinh tế tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung (Trang 110)

Từ những kinh nghiệm phát triển các mô hình hợp tác kinh tế trên thế giới nói chung và tác động ban đầu của hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung”, chúng ta có thể rút ra một số bài học cơ bản để phát triển mô hình liên kết kinh tế này.

Thứ nhất, việc xây dựng hành lang, vành đai kinh tế gắn với lợi ích quốc gia, vì vậy về quan điểm nhận thức, xây dựng hành lang, vành đai kinh tế phải là vấn đề chiến lược. Xây dựng hành lang và vành đai kinh tế sẽ đem lại lợi ích không chỉ về mặt kinh tế, mà còn cả về mặt chính trị, xã hội, việc gắn kết, phụ thuộc lẫn nhau trong phát triển kinh tế giữa các quốc gia nằm

104

trên hành lang là một trong những điều kiện đảm bảo cho nền an ninh quốc phòng. Phát triển hạ tầng dọc tuyến hành lang kinh tế là cơ hội phát triển cho những vùng biên giới có trình độ phát triển thấp, nhằm tận dụng cơ hội, phát huy những lợi thế của vùng để phát triển, thực hiện giảm tỉ lệ đói nghèo, tạo các điều kiện để hòa nhập vào xu thế phát triển chung của quốc gia và quốc tế. Bên cạnh đó, hành lang kinh tế cũng chứa đựng nhiều thách thức về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường vì khi hành lang kinh tế đi vào hoạt động sẽ mở rộng hơn cánh cửa biên giới, nếu xử lý không tốt sẽ gây bất ổn về chính trị, xã hội, cạnh tranh bị thua thiệt.

Thứ hai, phải đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông suốt, đồng bộ là điều kiện tiên quyết để phát triển hành lang, vành đai kinh tế. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật như hệ thống sân bay, cảng biển, hệ thống kho bãi, hệ thống khách sạn, khu du lịch.. và nhất là cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống đường sắt, là vấn đề hàng đầu cần quan tâm triển khai. Xây dựng các tuyến đường bộ, đường sắt đáp ứng yêu cầu vận tải hành khách, hàng hóa giữa các quốc gia trong khu vực, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, khu vực trên thị trường thế giới. Bởi lẽ, hành lang kinh tế có cơ sở là lấy tuyến trục giao thông để xác định không gian kinh tế. Hệ thống hạ tầng giao thông vận tải yếu kém sẽ dẫn đến sự chậm chạp trong việc vận chuyển hàng hóa trên các tuyến hành lang, vành đai. Vì vậy mỗi nước trên hành lang, vành đai kinh tế cần có chính sách đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật đủ tiêu chuẩn quốc tế.

Thứ ba, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yêu cầu hết sức quan trọng để vận hành tuyến hành lang kinh tế đạt hiệu quả cao. Đào tạo nâng cao trình độ, hiểu biết quan hệ quốc tế cho đội ngũ lãnh đạo trung ương và các địa phương nằm trên tuyến hành lang, vành đai, các cơ quan quản lý có liên quan, các chủ doanh nghiệp để nắm bắt rõ luật, qui định quốc tế và văn

105

hóa của các quốc gia trong tuyến hành lang, từ đó có những hành xử phù hợp với thông lệ và cam kết quốc tế và quốc gia. Đào tạo, chuyển đổi cơ cấu lao động phù hợp với chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nhằm khai thác có hiệu quả cơ hội do tuyến hành lang kinh tế mang lại. Đào tạo nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp cho đội ngũ doanh nhân. Đội ngũ này phải có năng lực đáp ứng nhu cầu của việc mở rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh tế vùng, miền. Trong điều kiện phát triển các mối quan hệ hàng hóa – tiền tệ, mậu dịch và hợp tác, cần phải có những con người có tri thức và khả năng tổ chức kinh doanh cũng như bản lĩnh kinh doanh, không những được rèn luyện tác phong công nghiệp mà còn có ý chí vươn lên, chấp nhận sự cạnh tranh và biết cách thắng đối phương qua sự cạnh tranh.

Thứ tƣ, các địa phương ở hành lang, vành đai kinh tế cần phải chủ động nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hành lang kinh tế ra đời sẽ tạo ra nhiều thách thức không chỉ đối với sản xuất hàng hóa mà còn đối với lĩnh vực dịch vụ. Môi trường cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn do sự cung ứng dịch vụ của nước ngoài, các hình thức bảo hộ đối với nhiều ngành dịch vụ sẽ phải giảm dần theo các nguyên tắc mở cửa thị trường và đối xử quốc gia. Vì vậy, các địa phương trên các tuyến liên kết này phải xác định ngành, nghề phát triển đặc thù của địa phương mình, chủ động đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy các thế mạnh của địa phương mình để nâng cao sức cạnh tranh.

Thứ năm, phải nhanh chóng nghiên cứu, kiện toàn các chính sách về pháp luật và cơ chế chính sách. Việc xây dựng hành lang, vành đai kinh tế sẽ bao gồm nhiều nội dung về kinh tế, chính trị - xã hội, cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành nghề, tài nguyên thiên nhiên, nguồn du lịch, môi trường sinh thái, cửa khẩu biên giới. Vì vậy phải rà soát lại hệ thống luật để điều chỉnh các quy định không còn phù hợp hoặc chưa rõ để ban hành các văn bản mới cho phù

106

hợp. Tăng cường và làm rõ hơn trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp của các bộ với các địa phương trên hành lang kinh tế để có cơ chế phối hợp nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, thủ tục hành chính để giảm chi phí vận chuyển, thời gian đi lại của các doanh nghiệp.

Thứ sáu, phát triển hành lang, vành đai kinh tế phải gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng. Việc xây dựng hành lang kinh tế sẽ mở cửa biên giới để lưu thông hàng hóa và phát triển du lịch. Đây cũng là cơ hội để các lực lượng chống đối, lực lượng phản động trong và ngoài nước lợi dụng thông qua du lịch, viện trợ kinh tế để hoạt động chống phá bằng các thủ đoạn thông tin kinh tế, chính trị, tư tưởng văn hóa. Ngoài ra, tội phạm xuyên quốc gia, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, buôn ma túy, buôn người, khủng bố, nhập cư trái phép, chặt phá rừng trái phép, cúm gia cầm, cúm A/H1N1… sẽ là những nhân tố gây mất an ninh đất nước. Vì vậy, về mặt chiến lược, "mở cửa phải đi đôi với gác cửa”, phát triển hành lang kinh tế phải gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, xét trên mặt tích cực, việc tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế sẽ dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau trong phát triển kinh tế giữa các quốc gia, là điều kiện vững chắc cho các quan hệ chính trị, quốc phòng ổn định giữa các quốc gia. Chính vì vậy, chiến lược bảo vệ an ninh quốc phòng dựa trên nền tảng gắn kết trong phát triển kinh tế giữa các quốc gia cần được đặc biệt coi trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng phát triển sâu rộng.

Một phần của tài liệu Hợp tác Hai hành lang, một vành đai kinh tế tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung (Trang 110)