Sau khi thống nhất ý tưởng xây dựng hai hành lang, một vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ, chính phủ hai nước và chính quyền các cấp tại các địa phương trong vùng dự án coi đây là quy hoạch chung về hợp tác kinh tế trung và dài hạn của hai nước, tạo cơ sở cho hợp tác phát triển khu vực biên giới nói riêng và quan hệ thương mại hai nước nói chung. Hai chính phủ đã ra Tuyên bố thành lập tổ chuyên gia vào tháng 10/2004, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Hợp tác Kinh tế Thương mại hai nước nhằm tích cực thảo luận về tính khả thi của việc xây dựng hợp tác này.
Tháng 3/2005, các quan chức lãnh đạo hai bên đã tổ chức hội nghị lần thứ nhất tại Hà Nội để bàn về phương án cụ thể triển khai hợp tác xây dựng hành lang, vành đai kinh tế. Để tạo đà cho việc xây dựng hành lang, vành đai
64
kinh tế, lãnh đạo các tỉnh có liên quan trong hợp tác đã ký kết các văn bản hợp tác, phát triển kinh tế, du lịch, xúc tiến thương mại và công nghệ thông tin. Trong đó nội dung được đề cập tới là xây dựng tuyến hành lang, vành đai kinh tế này trở thành động lực cho sự phát triển quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Theo đó, các tỉnh, thành phố sẽ tập trung đẩy mạnh hợp tác và phát triển thương mại hai chiều qua cửa khẩu; khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, thành lập liên doanh, liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh và du lịch.
Tháng 7/2006, tại hội nghị lần thứ hai tổ chức tại Mông Tự, Vân Nam, Trung Quốc, hai bên đạt được một số nhận thức chung như xác định đẩy nhanh xây dựng Hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng là chiến lược quan trọng trong hợp tác kinh tế lâu dài của hai nước trong tình hình mới, đồng thời đề xuất những kế hoạch nhằm kêu gọi viện trợ từ Liên hợp quốc. Kể từ kỳ họp lần thứ 2 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương được tổ chức vào năm 2008, hàng năm Ủy ban chỉ đạo đều tiến hành các phiên họp, gần đây nhất là kỳ họp lần thứ 5 được tổ chức vào tháng 9/2011.
Sau quá trình xây dựng, nghiên cứu, đánh giá, đàm phán song phương, quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc đã được hai bên thống nhất tại phiên đàm phán cuối cùng tổ chức tại Bắc Kinh đầu tháng 10/2011. Cũng thời điểm này, chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất sửa đổi Hiệp định vận tải đường bộ giữa hai nước đã ký vào năm 1994. Hai bên đồng ý tiến hành vận chuyển hàng hóa và hành khách (cả khách du lịch) qua lại giữa hai nước theo đường bộ qua các cửa khẩu biên giới đã được mở giữa hai bên; đồng thời cũng đồng ý cho phép xe công vụ của hai nước được hoạt động qua lại theo đường bộ qua các cửa khẩu biên giới đã được mở và thỏa thuận hai bên. Hiện nay vận tải đường bộ giữa Lào Cai và Hà Khẩu đã có những thuận lợi quan trọng với chính sách
65
cho phép ô tô chở hàng hóa của Việt Nam vào sâu nội địa Trung Quốc tới 250km, thời gian mở cửa khẩu cũng kéo dài tới 10 giờ đêm, giảm bớt chuyển tải, giảm rất nhiều chi phí cho các doanh nghiệp vận tải.
Gần đây, hai nước đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, xây dựng 3 khu hợp tác kinh tế biên giới: một là, khu vực hợp tác kinh tế xuyên quốc gia Đồng Đăng – Bằng Tường, tương ứng với hành lang kinh tế “Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng” chủ yếu phục vụ cho hợp tác giữa Việt Nam với miền Trung và khu vực phát triển phía Đông của Trung Quốc; hai là, khu hợp tác xuyên quốc gia Hà Khẩu – Lào Cai, tương ứng với hành lang kinh tế “Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng”, chủ yếu phục vụ cho hợp tác khu vực giữa Việt Nam với Tây Nam và phía Tây Trung Quốc; ba là, khu hợp tác xuyên quốc gia Đông Hưng – Móng Cái, tương ứng với vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, chủ yếu phục vụ cho hợp tác giữa Việt Nam với khu vực tam giác Chu Giang và ven biển vịnh Bắc Bộ của Trung Quốc.
Trên cơ sở các hiệp định và văn bản thỏa thuận trong lĩnh vực thương mại đã được hai nước ký kết từ trước như: Hiệp định thương mại (1991); Hiệp định tạm thời về giải quyết các công việc trên vùng biên giới hai nước (1991), Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật (1992); Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư (1992); Hiệp định thanh toán và hợp tác giữa ngân hàng hai nước (1993); Hiệp định về quá cảnh hàng hóa (1994); Hiệp định về thành lập Ủy ban hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc (1994); Hiệp định về mua bán ở vùng biên giới hai nước (1998); Hiệp định phân định lãnh hải 2000, Hiệp định giao thông và vận tải đường bộ; Hiệp định vận tải biển; Hiệp định vận tải hàng không dân dụng; Hiệp định mậu dịch biên giới; Hiệp định hợp tác du lịch..., một số bộ, ngành ở Trung ương và chính quyền địa phương của hai nước cũng đã ký nhiều văn bản hợp tác kinh tế mậu dịch song phương. Đến nay, trên đường biên giới đất liền giữa hai nước đã có 25
66
cặp cửa khẩu được khai thông, trong đó ó 5 cặp cửa khẩu quốc tế, 7 cặp cửa khẩu quốc gia và 13 cặp cửa khẩu tiểu ngạch. Ngoài ra còn có thêm 59 cặp đường mòn biên giới và 13 chợ biên giới đã được hình thành. Sự quan tâm của chính phủ, các bộ, ngành địa phương giáp biên đã tạo hành lang pháp lý thuận tiện, tạo mối quan tâm hợp tác của hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đối với thị trường Việt Nam, giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh xuất khẩu sang thị trường hai tỉnh này. Tỉnh Quảng Tây đẩy mạnh việc xây dựng Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới giữa Bằng Tường (Trung Quốc) và Đồng Đăng (Viê ̣t Nam) thành trung tâm chế biến xuất nhập khẩu và lưu thông phân phối quốc tế với nhi ều chính sách ưu đãi . Theo "Bản ghi nhớ về xây dựng Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới Trung ̣̣- Việt" do tỉnh Quảng Tây và tỉnh La ̣ng Sơn (Viê ̣t Nam ) ký tháng 1 năm 2007, Bằng Tường và Đồng Đăng mỗi bên sẽ dành ra 8,5km2 tại nơi giáp ranh biên giới hai nước để xây dựng Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới . Để thuận tiện hóa thông quan, hai bên miễn visa lẫn nhau ở những vùng biên giới, xây dựng bãi trung chuyển hàng hóa thống nhất, thực hiện kiểm dịch một cửa, chấp nhận những thủ tục kiểm dịch của một bên hoặc quốc gia trong hành lang.
Chính phủ Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp như chủ động đàm phán các hiệp định và thỏa thuận kinh tế, thương mại đa phương và song phương; kịp thời đàm phán tháo gỡ những ách tắc và khó khăn về thị trường giữa hai nước; cải tiến và nâng cao chất lượng hoạt động của các đại diện thương mại ở Nam Ninh và Côn Minh; hỗ trợ các doanh nghiệp đi khảo sát thị trường và tham gia các hội chợ thương mại được tổ chức ở Vân Nam và Quảng Tây, tổ chức nghiên cứu và khảo sát thị trường. Chính sách quản lý và cơ chế điều hành hiện nay đã phân định rõ giữa xuất nhập khẩu chính ngạch và hoạt động buôn bán qua biên giới với các văn bản pháp quy: Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
67
07/11/2006 về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới, Hiệp định thanh toán và hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ký ngày 26/05/1993, và Hiệp định sửa đổi bổ sung ngày 16/10/2003 đồng ý lấy đồng Nhân Dân Tệ hoặc Việt Nam Đồng hoặc một ngoại tệ mạnh làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch mua bán ở khu vực biên giới, Quyết định số 689/2004/QĐ-NHNN ngày 07/06/2004 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về Quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Ngày 10-3-2004, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 16/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 99/2004/NĐ-CP ngày 25-2-2004 của Chính phủ về ban hành Danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam để thực hiện EHP theo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc, là cơ sở để thực hiện các cam kết mở cửa thị trường theo Hiệp định Thương mại tự do ACFTA. Theo đó, từ năm 2004, Việt Nam cắt giảm 484 dòng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc. Để thực hiện EHP, Trung Quốc cũng phải cắt giảm 536 dòng thuế đối với hàng nhập từ Việt Nam. Hành lang pháp lý trong công tác xuất nhập khẩu giữa hai bên đang dần được hoàn thiện. Các cơ quan hữu quan của hai bên đã ký các thỏa thuận quan trọng đối với từng mặt hàng xuất khẩu cụ thể như thỏa thuận hợp tác kiểm tra, kiểm dịch và giám sát vệ sinh sản phẩm thực phẩm thủy sản xuất nhập khẩu; Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với việc xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang Trung Quốc. Trong lĩnh vực ngân hàng, hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đã tích cực xúc tiến và triển khai ký kết các Hiệp định hợp tác với các ngân hàng thương mại của Trung Quốc nhằm triển khai có hiệu quả các điều khoản của Hiệp định thanh toán và hợp tác đã được ký kết giữa Ngân hàng Trung ương hai nước, thiết lập và mở rộng quan hệ đại lý
68
thanh toán tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hai nước thực hiện thanh toán qua hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng thương mại của Việt nam đã thiết lập quan hệ đại lý với hầu hết các ngân hàng thương mại lớn của Trung quốc. Các hình thức thanh toán biên mậu đã được các ngân hàng thương mại triển khai rộng rãi, đáp ứng được nhu cầu thanh toán bằng bản tệ ngày càng tăng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua biên giới với Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ và khuyến khích các ngân hàng thương mại Việt nam tìm hiểu thị trường và mở văn phòng đại diện tại Trung Quốc. Đến nay, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương tín (Sacombank) đã khai trương hoạt động văn phòng đại diện tại Nam Ninh (Trung Quốc), đây là văn phòng đại diện đầu tiên của ngân hàng thương mại Việt Nam tại Trung Quốc (tháng 1/2008). Ngược lại, cũng có 03 ngân hàng của Trung Quốc đã mở chi nhánh ở Việt Nam: Ngân hàng Bank of China chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (thành lập năm 1995), Ngân hàng Công thương Trung Quốc chi nhánh Hà Nội (thành lập tháng 1/2010), Ngân hàng Kiến thiết Trung quốc (1/2010).
Về phía Trung Quốc, từ lâu, nước bạn đã thực thi chính sách biên mậu với nhiều ưu đãi quan trọng dành cho doanh nhân bản xứ với một cơ chế hết sức linh hoạt. Trung Quốc thành lập hệ thống các cơ quan quản lý biên mậu từ trung ương đến địa phương và phân cấp quản lý mạnh cho địa phương. Tùy từng thời điểm cụ thể, các địa phương có thể áp dụng các ưu đãi khác nhau đối với các cửa khẩu khác nhau. Chính sách biên mậu Trung Quốc khuyến khích và tài trợ mạnh mẽ cho các hoạt động xúc tiến thương mại như tổ chức hội chợ, triển lãm và giao lưu giữa địa phương và các nước có đường biên. Thông qua ưu đãi biên mậu, Trung Quốc khuyến khích các địa phương không chỉ nhập khẩu nguyên, nhiên liệu khoáng sản phục vụ sản xuất công nghiệp hoá mà còn tìm hiểu cơ hội đầu tư và quan trọng là phải xuất khẩu trở lại các sản phẩm chế biến của mình. Do tính đơn phương trong việc ban hành và thực
69
hiện chính sách, Trung Quốc luôn dành cho doanh nghiệp mình vị trí chủ động trong quan hệ biên mậu với các doanh nghiệp đối tác ở những quốc gia có chung biên giới. Với sự phân cấp mạnh của trung ương, các địa phương đã làm chủ trong việc hàng hóa xuất nhập tại các cửa khẩu về số lượng, chất lượng và đặc biệt là về giá cả. Đây là lợi điểm lớn nhất của chính sách biên mậu của Trung Quốc. Gần như một ngoại lệ của WTO, các quy tắc trong chính sách biên mậu mang tính ưu đãi hoàn toàn do phía Trung Quốc tự quyết định, cả về số lượng, cách thức thực hiện, đối tượng hưởng ưu đãi… Đối với mục tiêu xuất khẩu, mặc dù chính sách biên mậu không trực tiếp tạo nên ưu đãi xuất khẩu, nhưng hiệu ứng của nó là phát triển sản xuất của địa phương, kích thích trao đổi hàng hóa và đặc biệt là tạo các kênh phân phối hàng hóa trở lại các nước xuất khẩu nguyên nhiên liệu, các địa phương của Trung Quốc tiêu thụ được một khối lượng lớn hàng hóa.
Tại các địa phương vùng biên của Việt Nam nằm trực tiếp trong quy hoạch “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”, chính quyền các cấp cũng ban hành và thực hiện một số chính sách, giải pháp thương mại nhằm cụ thể hóa các quy định của Trung ương như chính sách thương mại biên giới (Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg), chính sách phát triển Khu kinh tế cửa khẩu (Quyết định số 44/2008/QĐ-TTg, Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg), chương trình xúc tiến thương mại biên giới, Đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 23/QĐ- TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ) và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Thủ tục hành chính liên quan đến kinh doanh đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt là thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục hải quan và thủ tục nộp, kê khai và hoàn thuế, triển khai thủ tục hải quan điện tử. Chính sách cho thuê đất, hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, kinh doanh cơ bản thuận lợi thông qua việc thu hút đầu tư và xây dựng các khu kinh tế trọng điểm trong
70
các khu kinh tế cửa khẩu. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, kinh doanh trái phép, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm… được thực hiện thường xuyên nhằm xây dựng thị trường lành mạnh, bảo vệ lợi ích chính đáng của thương nhân và người tiêu dùng. Chính sách xúc tiến thương mại được cụ thể hóa với việc thành lập các Trung tâm xúc tiến đầu tư - thương mại và du lịch trực thuộc UBND tỉnh; hàng năm tổ chức nhiều hội chợ, đặc biệt là hoạt động phối hợp với tỉnh Vân Nam, Quảng Tây luân phiên tổ chức Hội chợ thương mại biên giới với quy mô và chất lượng ngày càng tăng; tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại theo nội dung Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Trong đó, tập trung vào một số nội dung hỗ trợ doanh nghiệp như: Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa từ vùng sản xuất đến khu vực cửa khẩu và xuất khẩu sang Trung Quốc; cung cấp thông tin, hỗ trợ tiếp cận thị trường tỉnh Vân Nam; tổ chức các hoạt động giao dịch thương mại và đưa hàng hóa vào Khu Kinh tế cửa khẩu; đưa hàng Việt về nông thôn và khu công nghiệp; tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực cho thương nhân tham gia xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, phải nhìn nhận thực tế là chính sách hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam còn nghèo nàn, chất lượng hạn chế; mặc dù các chính sách tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa tương đối phong phú nhưng mức độ sử dụng của các doanh nghiệp rất thấp, trình độ giao nhận hàng của