Lộ trình

Một phần của tài liệu Hợp tác Hai hành lang, một vành đai kinh tế tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung (Trang 59)

Sáng kiến xây dựng “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” được Việt Nam đưa ra tháng 5/2004, trong chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Phan Văn Khải. Việc triển khai sáng kiến này được tiến hành ở 4 tỉnh của Trung Quốc là Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam và 5 tỉnh, thành có vị trí, vai trò trọng yếu trên tuyến liên kết này của Việt Nam là Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng. Lộ trình hợp tác cụ thể như sau:

Giai đoạn 1 (từ 2005 đến 2010): bắt đầu từ giao thông vận tải, chế biến, điện lực, tiện lợi hoá đầu tư thương mại nhằm hình thành nên một số vùng động lực; xây dựng cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng trong vành đai kinh tế; xúc tiến thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước vào các công trình trọng điểm, vùng động lực...tạo điều kiện để phát triển nhanh trong giai đoạn sau.

Giai đoạn 2 (từ 2010 đến 2020) triển khai toàn diện, tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trong vành đai kinh tế; hoàn tất xây dựng những hạng mục quan trọng tại các khu kinh tế, khu công nghiệp; các khu du lịch, các trung tâm vui chơi giải trí cao cấp và các công

53

trình dịch vụ khác... để phát triển tăng tốc trong giai đoạn sau năm 2020, thu hút sự tham gia của nhiều nước ASEAN, đẩy mạnh hợp tác kinh tế Trung Quốc – ASEAN.

Hai bên đã xác định hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” không phải là khu kinh tế độc lập mà sẽ là khu hợp tác kinh tế xuyên quốc gia trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN và hợp tác tiểu vùng sông Mekong. Nghĩa là, mô hình này sẽ mở cho các nước khác tham gia, tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng và tăng cường hợp tác Trung Quốc - ASEAN. Mô hình này được nhiều chuyên gia đánh giá là phù hợp nhất trong bối cảnh hiện nay, khi việc hợp tác giữa hai nước còn gặp khó khăn, khu vực các tỉnh trong sáng kiến còn chưa phát triển. Việc này đang đặt ra những yêu cầu lớn về tốc độ, phương pháp và cách thức hợp tác giữa hai bên, đòi hỏi phải có tư duy mới, sự tăng trưởng mới về hợp tác kinh tế hai nước.

Một phần của tài liệu Hợp tác Hai hành lang, một vành đai kinh tế tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung (Trang 59)