Tổng quan quan hệ thƣơng mại Việt –Trung

Một phần của tài liệu Hợp tác Hai hành lang, một vành đai kinh tế tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung (Trang 78)

Toàn cầu hoá đã tạo lập nền tảng cho việc duy trì tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, chuyển đổi cơ cấu và phát triển xã hội ở nhiều quốc gia đang phát triển. Tiến trình đó đã mở ra các cơ hội không hạn chế cho sự hợp tác và hội nhập hiệu quả về thương mại, đầu tư, dịch vụ giữa các quốc gia, các cộng đồng, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam. Các nước thường thích ứng với sự phát triển của Trung Quốc dưới 3 hình thức: 1- Đầu tư FDI để làm chủ cơ sở sản xuất ở Trung Quốc; 2- Xuất khẩu máy móc, thiết bị hiện đại và vật tư đầu vào để tham gia tiến trình sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc; 3- Xuất khẩu nguyên nhiên liệu, khoáng sản, nông sản, thực phẩm phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Việt Nam chủ yếu giao lưu với Trung Quốc thông qua hình thức thứ 3. Phát triển thương mại, mở rộng giao lưu kinh tế được xem là một trong những xu hướng thời đại và hợp quy luật sau khi hai nước đã gia nhập WTO. Điều đó có thể thấy rõ khi nhìn vào “bức tranh thống kê” phản ánh động thái quan hệ thương mại giữa hai nước trong những năm đầu thế kỷ XXI.

Quy mô và tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2000-2010: Từ kim ngạch gần 3 tỷ USD vào năm 2000, hai nước đã đưa kim ngạch buôn bán hai chiều lên tới 4,87 tỷ USD năm 2003 và 8,739 tỷ USD năm 2005. Năm 2006, 2007, 2008, 2009 các con số tương ứng là 10,421 tỷ; 15,8 tỷ; 20,5 tỷ; 21,9 tỷ USD. Năm 2010, kim ngạch hai chiều hai

72

nước đạt 27,3 tỷ USD, vượt mục tiêu 25 tỷ USD mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã xác lập.

Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng Trung Quốc: Trung Quốc là bạn hàng nhập khẩu số 1 về cao su, than đá của Việt Nam. Ngoài ra, thuỷ sản, rau quả tươi cũng là mặt hàng có tỷ trọng đáng kể. Một số mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam cũng bắt đầu thâm nhập và từng bước mở rộng thị phần trên thị trường Trung Quốc như: giày dép, hàng dệt may, linh kiện điện tử,…Trong những năm gần đây, nhìn chung cơ cấu hàng hoá xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã không ngừng được mở rộng, chia ra làm 4 nhóm hàng chính:

-Hàng nguyên nhiên liệu (cao su, than, quặng kim loại, dầu thô,...)

-Hàng nông sản (lương thực, rau củ quả nhiệt đới, chè, hạt điều, hạt tiêu)

-Hàng thủy sản

-Hàng tiêu dùng (thủ công mỹ nghệ, giày dép, đồ gỗ cao cấp,...) [20]. Ở thời điểm năm 2001, trong danh mục những mặt hàng chủ yếu của nước ta xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt kim ngạch từ 1 triệu USD trở lên tuy gồm 15 mặt hàng, nhưng tổng cộng cũng chỉ đạt 1,156 tỷ USD và chiếm 81,52% tổng kim ngạch xuất khẩu của năm này. Năm 2006, tuy danh mục này cũng chỉ tăng lên 18 mặt hàng, nhưng đã đạt 2,331 tỷ USD và chiếm 76,93% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Số mặt hàng đạt quy mô xuất khẩu 10 triệu USD trở lên năm 2001 chỉ gồm 8 mặt hàng, thì con số này trong năm 2008 đã là 11 mặt hàng. Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là vấn đề mang tính chiến lược của nước ta hiện nay do Trung Quốc - một nền kinh tế mang tính “công xưởng” của thế giới sẽ còn tiếp tục duy trì tốc độ phát triển cao trong những năm tới.

Về cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam từ thị trƣờng Trung Quốc: Giai đoạn 2001- 2006, nếu như kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ thị

73

trường Trung Quốc năm 2000 chỉ mới là 1,4 tỷ USD, thì năm 2006 đã đạt 7,391 tỷ USD, tức là đã tăng 31,59%/ năm. Đây thực sự là một kỷ lục xét trên nhiều phương diện: tăng cao 1,64 lần nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu chung từ thị trường thế giới, tăng cao kỷ lục so với nhịp độ tăng nhập khẩu từ 9 thị trường chủ yếu của nước ta trong giai đoạn này. Năm 2007 và 2008, nhập siêu từ Trung Quốc vẫn ở mức cao: 9,15 và 11,12 tỷ USD. Chính vì nhập khẩu hàng hoá từ thị trường này liên tục tăng bùng nổ như vậy, ngay từ năm 2003, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành quốc gia xuất khẩu hàng hoá lớn nhất cho nước ta. Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 200 mặt hàng, gồm 5 nhóm mặt hàng chính:

-Thiết bị toàn bộ (dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng, dây chuyền sản xuất đường mía);

-Máy móc, phương tiện vận tải, thiết bị y tế, thiết bị đo lường;

-Nguyên, nhiên, vật liệu: xăng dầu, phân bón, xi măng, sắt thép, kính xây dựng, vật liệu xây dựng, sản phẩm hóa chất, nguyên phụ liệu dệt may;

-Hàng nông sản: hạt giống, hoa quả ôn đới, dầu thực vật, bột mỳ, đường;

-Hàng tiêu dùng và dược phẩm: xe máy, phụ tùng xe máy, sản phẩm điện, điện tử, đồng hồ, quần áo, đồ chơi trẻ em, thuốc chữa bệnh và nguyên liệu dược phẩm [20].

Về cán cân thƣơng mại giữa Việt Nam với Trung Quốc: Bắt đầu từ 2000, nhịp độ tăng nhập siêu của nước ta từ thị trường Trung Quốc gia tăng khá nhanh. Từ xuất phát điểm xuất siêu 110,8 triệu USD, bằng 7,79% kim ngạch nhập khẩu năm 2000, Việt Nam đã chuyển sang nhập siêu gần gấp đôi trong năm 2001 (211 triệu USD), bằng 14,8% kim ngạch xuất khẩu và đến nay vẫn hầu như liên tục tăng “phi mã”: năm 2002 tăng lên 663,3 triệu USD; năm 2003 tăng gần gấp ba lần (1.734,6 triệu USD); năm 2004 dừng ở mức 1.721,1 triệu USD; năm 2005 tăng lên 2.817,9 triệu USD; năm 2006 đạt mức

74

4.279 triệu USD. Năm 2007 và 2008, con số nhập siêu tương ứng là 9,146 và 11,434 tỷ USD. Đây thực sự là những mức nhập siêu rất cao, bởi chỉ riêng nhập siêu từ thị trường này đã chiếm tỷ trọng khá lớn trong “rổ hàng hoá nhập siêu” của nước ta: năm 2001 đạt 18,87%; năm 2006 đạt kỷ lục 84,48%. Năm 2007 và 2008, các con số tương ứng là 73,76% và 63,41 %. Lý do dẫn đến nhập siêu bất bình thường như vậy từ Trung Quốc đến từ cả xuất khẩu và nhập khẩu. Về xuất khẩu, trong khi các doanh nghiệp Trung Quốc tung hoành xuất khẩu sang Việt Nam thì xuất khẩu của Việt Nam qua Trung Quốc rất khó khăn. Nếu không kể những mặt hàng nguyên liệu như cao su, than, dầu thô… thì hàng xuất của Việt Nam sang Trung Quốc thường là các mặt hàng mà Trung Quốc cũng dư thừa năng lực sản xuất nên khó cạnh tranh nổi. Còn những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như than, dầu thô…thì lại có xu hướng giảm do hạn chế về khả năng khai thác và chủ trương dần hạn chế xuất khẩu tài nguyên. Về nhập khẩu, một số mặt hàng nhập từ Trung Quốc cho cả sản xuất và tiêu dùng là những mặt hàng Việt Nam chưa sản xuất được hoặc chưa đáp ứng đủ nhu cầu như sắt thép, nguyên phụ liệu dệt may, phân bón, linh kiện, phụ tùng ôtô, xe máy… Hàng Trung Quốc lại rẻ và gần Việt Nam nên nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhập khẩu từ nước này.

Bên cạnh những con số thống kê được, một số đặc điểm chính trong quan hệ thương mại Việt - Trung giai đoạn này là :

- Khuôn khổ pháp lý cho trao đổi thương mại đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn một số vấn đề vướng mắc như trong việc thực hiện Hiệp định ACFTA, ký kết các văn bản quy định về kiểm dịch động thực vật, quản lý hàng hoá trao đổi qua biên giới.

- Tuy tốc độ tăng trưởng kim ngạch trao đổi hàng hoá giữa hai nước tương đối nhanh, nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của mỗi nước: khoảng 5% tổng kim

75

ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và 0,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc.

- Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội để khai thác tốt các cơ hội thâm nhập thị trường Trung Quốc trong bối cảnh phía Trung Quốc mở cửa thị trường, thực hiện cam kết chung trong Chương trình thu hoạch sớm (EHP) thuộc ACFTA, đặc biệt là đối với mặt hàng nông sản, thuỷ sản của Việt Nam mà các tỉnh Tây Nam Trung Quốc có nhu cầu lớn.

- Thương mại chưa thật sự gắn với đầu tư và chuyển giao công nghệ. Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội đầu tư từ Trung Quốc để xuất khẩu sang thị trường này và các thị trường khác.

- Mặc dù có lợi thế về vị trí địa kinh tế, nhưng Việt Nam vẫn chưa khai thác triệt để yếu tố này để tăng kim ngạch xuất khẩu. Lượng hàng hoá của Trung Quốc quá cảnh qua Việt Nam còn nhỏ bé. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông để kết nối với hệ thống giao thông của Trung Quốc còn hạn chế.

- Xét về phương thức giao dịch, thương mại Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn từ 1991-2000 chủ yếu thực hiện qua đường tiểu ngạch. Buôn bán tiểu ngạch tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giảm được thuế, tiết kiệm một số chi phí bao bì, chất lượng hàng hoá không đòi hỏi cao. Tuy nhiên, buôn bán tiểu ngạch có nhiều điểm yếu, bị động, không ổn định. Buôn bán tiểu ngạch diễn ra phụ thuộc chủ yếu vào giá cả, khi giá tăng dẫn tới hiện tượng tranh mua ở thị trường trong nước, việc tranh mua đối với nhiều loại nông sản gây phá vỡ các hợp đồng của các đối tác đã ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với nông dân. Tuy nhiên, từ 2001 đến nay, mậu dịch chính ngạch đã ngày càng chiếm vị trí lớn trong tổng giá trị thương mại hai nước với các loại hình thương mại đa dạng như: tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh, gia công..

76

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hợp tác Hai hành lang, một vành đai kinh tế tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung (Trang 78)