0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thi hành hình phạt tù

Một phần của tài liệu HÌNH PHẠT TÙ VÀ THI HÀNH HÌNH PHẠT TÙ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 113 -113 )

- Cần giảm bớt tỷ lệ hình phạt tù đối với một số tội phạm thuộc loại tội không có tính nguy hiểm lớn cho xã hội và loại tội ít nghiêm trọng Việc

3.2.2. Những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thi hành hình phạt tù

hành hình phạt tù

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động thi hành án hình sự nói chung và thi hành hình phạt tù nói riêng, cần phải có những giải pháp về lâu dài cũng như biện pháp trước mắt. Những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động thi hành án cần tập trung vào việc khắc phục được những nguyên nhân của những mặt chưa được trong công tác này, đó là những nguyên nhân từ góc độ và xây dựng hoàn thiện pháp luật có liên quan đến lĩnh vực thi hành án phạt tù, nguyên nhân từ góc độ tổ chức thực hiện pháp luật cũng như trong lĩnh vực tăng cường cơ sở, vật chất, phương tiện làm việc và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan.

Việc hoàn thiện pháp luật về thi hành hình phạt tù phải theo hướng đảm bảo tính hiện đại, tính dân tộc, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn quan hệ xã hội nảy sinh trong quá trình thi hành án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng đối với người đã chấp hành xong hình phạt tù. Việc hoàn thiện pháp luật về thi hành hình phạt tù còn phải theo hướng đảm bảo cân nhắc, vận dụng hợp lý các biện pháp kinh tế, hành chính, cải tạo và quản lý vào việc quy định về thi hành hình phạt tù, ưu tiên phòng ngừa tội phạm, phát huy sức mạnh của toàn xã hội vào thi hành hình phạt tù. Đồng thời, việc hoàn thiện pháp luật về thi hành hình phạt tù phải theo hướng coi thi hành án hình sự, trong đó có thi hành hình phạt tù là một lĩnh vực độc lập hay một ngành luật độc lập.

Hoàn thiện pháp luật về thi hành hình phạt tù là giải pháp quan trọng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn thi hành hình phạt tù hiện nay, tạo cơ sở pháp

lý an toàn và đầy đủ cho hoạt động thi hành án phạt tù. Giải pháp này có ý nghĩa lâu dài, quyết định tới chất lượng và hiệu quả của hoạt động thi hành hình phạt tù. Hoàn thiện pháp luật về thi hành hình phạt tù trước hết là rà soát, hệ thống hóa lại các văn bản pháp luật hiện hành, đánh giá các quy định, tìm ra tính hợp lý hay không hợp lý của các quy định hiện hành, đồng thời phát hiện những vấn đề phát sinh để ban hành các văn bản điều chỉnh kịp thời.

Từ những kết luận rút ra từ việc phân tích thực tiễn thi hành hình phạt tù hiện nay ở nước ta và những khiếm khuyết, bất cập của thực tiễn thi hành hình phạt tù tại chương 2 của luận văn, với các quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và pháp luật thi hành án phạt tù hiện hành, chúng tôi đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thi hành án phạt tù như sau:

Thứ nhất: về biện pháp bảo đảm các bản án, quyết định phải được đưa ra thi hành, cần quy định bổ sung vào Điều 255 Bộ luật Tố tụng hình sự nội dung "Hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị kể từ khi hết hạn kháng cáo, kháng nghị". Quy định này nhằm thống nhất việc xác định thời điểm có hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm, bảo đảm sau thời hạn mà pháp luật quy định, Tòa án đã xử sơ thẩm không phải chờ đợi mà cần nhanh chóng ra ngay quyết định thi hành án.

Thứ hai: đối với quyết định phúc thẩm, giám đốc thẩm thì nên giao cho Hội đồng xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm ra quyết định thi hành án ngay sau khi tuyên án. Hoặc hình thành cơ chế mới về việc ra quyết định thi hành án theo hướng giao cho cơ quan thi hành án phạt tù được quyền quyết định thi hành án phạt tù.

Thứ ba: các điều luật quy định về hoãn, tạm đình chỉ, miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đều quy định ở dạng khả năng bằng việc dùng cụm từ "có thể", mà chưa quy định một cách dứt khoát, rõ ràng tạo ra sự tùy nghi trong vận dụng giải quyết các trường hợp cụ thể. Vì vậy, nên quy định

theo hướng, ví dụ đối với hoãn chấp hành hình phạt tù: "Người bị xử phạt tù được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây: …".

Thực tiễn tổ chức hoạt động thi hành án phạt tù cho thấy nhiều trường hợp người bị kết án được tạm đình chỉ, hoãn chấp hành hình phạt tù chết, phạm nhân chết, nhưng các cơ quan thi hành án phạt tù không biết xử lý hồ sơ của họ như thế nào. Tại Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT-BCA-BQP- BYT-VKSNDTC-TANDTC ngày 18-5-2006 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp luật về tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng đã hướng dẫn trong trường hợp người được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù chết thì Tòa án đã ra quyết định thi hành án quyết định đình chỉ chấp hành hình phạt tù. Do đó, theo chúng tôi cần bổ sung quy định về đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù bị chết.

Thứ tư: Việc áp dụng và thi hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo theo hướng: quy định rõ các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm thuần phong, đạo đức, xúc phạm danh dự, nhân phẩm con người thì không cho hưởng án treo; cần quy định rõ thời hạn Tòa án phải gửi bản sao bản án cùng quyết định thi hành án cho chính quyền địa phương nơi người bị kết án cư trú hoặc cơ quan nơi họ làm việc để theo dõi, giáo dục; cần bổ sung các quy định về trình tự, thủ tục theo dõi, giám sát, tổng kết thực hiện đối với các trường hợp được hưởng án treo để có căn cứ xóa án tích chuẩn xác.

Thứ năm: Khoản 2 Điều 255 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết

định của Tòa án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng nghị, kháng cáo [30].

Tuy nhiên, nội dung này đã được quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng hình sự về trả tự do cho bị cáo:

Trong những trường hợp sau đây, Hội đồng xét xử phải tuyên bố trả tự do ngay tại phiên tòa cho bị cáo đang bị tạm giam, nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác:

1. Bị cáo không có tội;

2. Bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt; 3. Bị cáo bị xử phạt bằng các hình phạt không phải là hình phạt tù;

4. Bị cáo bị xử phạt tù, nhưng được hưởng án treo;

5. Thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam [30].

Quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng hình sự là chính xác hơn. Bản chất của những trường hợp được quy định tại hai điều luật nêu trên là việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn "tạm giam" đối với bị cáo. Nếu bị cáo đang bị tạm giam về một tội phạm khác thì mặc dù ở vào các trường hợp được dự liệu tại khoản 2 Điều 255 Bộ luật Tố tụng hình sự, bản án và quyết định của Tòa cũng chưa thể thi hành ngay được. Mặt khác, kết quả của những trường hợp "thi hành ngay bản án, quyết định" của Tòa án cũng chỉ là việc trả tự do cho bị cáo đang bị tạm giam, các nội dung khác của bản án, quyết định (nếu có) chưa thể thi hành được (như hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp…). Như vậy, khoản 2 Điều 255 Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ là quy định về việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn "tạm giam" đã được quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng hình sự là đủ, không cần thiết quy định tại khoản 2 điều 255 Bộ luật Tố tụng hình sự nữa.

Thứ sáu: theo quy định tại khoản 1 Điều 262 Bộ luật Tố tụng hình sự thì theo đề nghị của Viện kiểm sát hoặc của Ban giám thị trại giam nơi người bị kết đang chấp hành hình phạt tù, Chánh án Tòa án cấp tỉnh nơi người đang chấp hành hình phạt tù có thể cho người đó được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 61 và Điều 62 Bộ luật Hình sự; Chánh án Tòa án đã quyết định thi hành án có thể cho người đang chấp hành hình phạt tù được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong các trường hợp quy định tại các điểm b,c và d khoản 1 Điều 61 và Điều 62 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, qua thực tiễn công tác tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù cho thấy nên quy định giao cho Tòa án nơi người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là phù hợp hơn, giảm thời gian, chi phí cho hoạt động này.

Thứ bảy: cần quy định cụ thể các trường hợp nào thì người đã kháng nghị hoặc do Tòa án cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm ở khoản 2 Điều 262 Bộ luật Tố tụng hình sự. Theo chúng tôi, người bị kết án phạt tù có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong trường hợp nội dung kháng nghị theo hướng:

+ Người bị kết án không phạm tội.

+ Người bị kết án không bị xử phạt tù hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo.

+ Thời gian đã chấp hành hình phạt tù bằng hoặc dài hơn hình phạt cần áp dụng.

+ Hủy bản án sơ thẩm hoặc phúc thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại.

Thứ tám: cần bổ sung quy định đối tượng là người bị kết án tù trốn khỏi trại giam, trại tạm giam vào diện truy nã theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự nhằm đảm bảo tính thống nhất giữa bộ luật và Pháp lệnh Thi

hành án phạt tù, nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn trong việc truy bắt người bị kết án tù trốn khỏi nơi giam giữ.

Thứ chín: cần bổ sung, hướng dẫn thực hiện việc quản lý, chăm sóc, tư vấn, điều trị phạm nhân bị nhiễm HIV/AIDS; quy định chính sách ưu đãi đối với cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên Công an làm việc, tiếp xúc với phạm nhân bị nhiễm HIV/AIDS.

Thứ mười: nhằm khắc phục cơ chế quản lý phân tán như hiện nay, cần xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm trong việc thực hiện thi hành án phạt tù, đặc biệt là Tòa án ra quyết định thi hành án phạt tù. Các cơ quan thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện việc lập danh sách đưa phạm nhân đi cải tạo tại các trại cải tạo. Giữa các cơ quan này phải có sự phối hợp chặt chẽ, giao ban thường xuyên để theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đạt hiệu quả.

Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về thi hành án phạt tù; thường xuyên giám sát, kiểm tra việc thực hiện thi hành án phạt tù ở các trại cải tạo do mình quản lý, giam giữ, giáo dục, lao động và học tập đối với người bị kết án tù; rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, công cụ hỗ trợ của lực lượng bảo vệ và quản lý giam giữ, điều kiện giam giữ, ăn ở, sinh hoạt của người bị tạm giữ, tạm giam và phạm nhân ở các nhà tạm giữ, trại tạm giam, phân trại quản lý phạm nhân trong trại giam. Bộ Công an cần phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan hữu quan khác xây dựng đề án trang bị phương tiện, cải tạo, nâng cấp các nhà giam giữ, trại tạm giam và các trại giam.

Bộ Công an cần xây dựng kế hoạch thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật trong việc bắt và thi hành án phạt tù, rà soát lại các vụ trốn khỏi nơi giam giữ, làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm để giải quyết dứt điểm, đề phòng tái diễn.

Bộ Công an cần phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và các cơ quan hữu quan khác khảo sát, đánh giá hiệu quả hoạt động cải tạo phạm nhân, sớm xây dựng Đề án đổi mới hoạt động giam giữ, cải tạo phạm nhân, tạo điều kiện thuận lợi để sau khi mãn hạn tù, phạm nhân có thể tái hòa nhập cộng đồng.

Mười một: cần ban hành các văn bản pháp luật cụ thể quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, chính quyền cơ sở trong công tác tái hòa nhập người đã chấp hành xong hình phạt tù với cộng đồng theo hướng phải xác định rõ nhiệm vụ quản lý đối tượng về mặt hành chính là nhiệm vụ của Công an cơ sở, còn việc giúp đỡ, giáo dục đối tượng là nhiệm vụ của toàn xã hội đặc biệt là nhân dân khu phố, thôn, xóm và các đoàn thể tại cơ sở, trong đó khuyến khích các cá nhân, tổ chức tình nguyện đứng ra nhận trách nhiệm giúp đỡ, giáo dục đối tượng. Việc giao đối tượng cho ai giúp đỡ, giáo dục phải được quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của họ.

Pháp luật cần thể chế hóa một số chính sách khuyến khích hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong xã hội tạo điều kiện nhận người tái hòa nhập cộng đồng vào làm việc, cụ thể:

- Các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp có sử dụng lao động là người mãn hạn tù, người đã chấp hành xong chế tài hành chính vào làm việc với tỷ lệ lớn.

- Các chính sách đãi ngộ và ghi nhận công lao như: tuyên dương, tặng thưởng danh hiệu… đối với những tổ chức và cá nhân tình nguyện có thành tích trong hoạt động tái hòa nhập cộng đồng.

Pháp luật cần có những quy định nhằm thiết lập mối quan hệ giữa cộng đồng xã hội với trại giam ngay từ giai đoạn người bị kết án tù vào cơ sở cải tạo, giữ mối liên hệ giữa phạm nhân và gia đình, tổ chức xã hội ở địa phương.

Mười hai: hoạt động thi hành án hình sự nói chung, thi hành hình phạt tù nói riêng phải phù hợp với những chủ trương đề ra trong các Nghị

quyết của Hội nghị Trung ương 8, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị và Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 19-3-2002 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ quan trọng của công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp năm 2020, nhằm giải quyết những vấn đề về trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tù trong cơ chế mới, nhất là khi xã hội hóa một số hoạt động thi hành hình phạt tù và trong tiến trình hội nhập quốc tế nhanh và mạnh mẽ như hiện nay.

Mười ba: Xã hội hóa thi hành án hình sự nói chung là một định hướng có cơ sở lý luận và thực tiễn, nhằm nâng cao vai trò của các cơ quan, tổ chức,

Một phần của tài liệu HÌNH PHẠT TÙ VÀ THI HÀNH HÌNH PHẠT TÙ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 113 -113 )

×