Quá trình phát triển các quy định pháp luật về thi hành hình phạt tù từ năm 1945 đến nay

Một phần của tài liệu Hình phạt tù và thi hành hình phạt tù - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 54 - 73)

hình phạt tù từ năm 1945 đến nay

Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, pháp luật thi hành án cũng như thực tiễn cơng tác thi hành án hình sự nói chung, thi hành án phạt tù nói riêng ở nước ta từng bước có những thay đổi căn bản. Trước hết, cần phải khẳng định rằng từ khi thành lập nước (1945) đến nay, qua các giai đoạn phát triển nhất định và do nhu cầu của xã hội, Nhà nước và các cơ quan tương ứng

của Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh hoạt động giáo dục và cải tạo những người bị kết án và những hoạt động khác liên quan chặt chẽ đến nội dung giáo dục và cải tạo những người bị kết án. Những văn bản đó được ban hành dưới những hình thức khác nhau và mức độ điều chỉnh cũng khác nhau. Thời kỳ đầu các trại giam chủ yếu được tiếp thu và cải tạo lại hệ thống nhà tù, nhà lao của chế độ cũ.

Trước yêu cầu cấp thiết của việc tổ chức giam giữ và tiến hành giáo dục, cải tạo những người bị kết án, ngày 7-11-1950, Chủ tịch Hồ chí Minh đã ký Sắc lệnh số 150/SL về tổ chức các trại giam. Từ bỏ hình thức "tù khổ sai", "tù cầm cố" vốn được phổ biến trong thời kỳ phong kiến thực dân, trong Sắc lệnh 150/SL "một quan niệm mới mẻ và tiến bộ về trại giam" đã hình thành: trại giam giờ đây là nơi "dùng để trừng trị và giáo hóa phạm nhân" (Điều 1 Sắc lệnh đã dẫn). Để thi hành Sắc lệnh này, liên bộ Nội vụ - Tư pháp đã ban hành Nghị định số 181-NĐ/06 ngày 12-6-1951 quy định việc thiết lập và quản trị trại giam. Ban hành cùng Nghị định này là bản quy tắc trại giam gồm 3 chương với 60 điều quy định cụ thể việc tiếp nhận, di chuyển, phóng thích phạm nhân; cách sắp đặt phạm nhân trong trại giam; sổ sách kiểm tra, trật tự kỷ luật, ăn uống, quần áo, chỗ nằm; quân sự hóa; thăm hỏi phạm nhân; vệ sinh y tế; phương pháp giáo hóa phạm nhân; thể lệ dùng phạm nhân vào cơng tác. Tiếp đó, Sắc lệnh số 175/SL ngày 18-8-1953 ra đời quy định về việc quản chế; Nghị định số 298 TTg ngày 18-8-1953 quy định chi tiết thi hành việc quản chế. Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 49/NQ-UBTVQH ngày 20-6-1961 quyết định phải tập trung cải tạo những phần tử nguy hiểm cho xã hội. Hội đồng Chính phủ ban hành Thơng tư số 121 quy định về việc tập trung giáo dục, cải tạo những phần tử nguy hiểm cho xã hội. Ngày 07-7-1962, Hội đồng Chính phủ ra Chỉ thị số 15/VP về việc tăng cường cơng tác trại giam. Nhìn chung, về thi hành án hình sự trong giai đoạn này các quy định pháp luật chủ yếu điều chỉnh hoạt động thi hành án phạt tù trong đó có thi hành án phạt tù có thời hạn. Tuy nhiên chưa có sự phân biệt giam giữ giữa người bị kết án

tù, người bị giam cứu, người bị cơ quan hành chính bắt đề phịng và chưa có chế độ thống nhất trong toàn quốc về thi hành án phạt tù.

Ngồi ra, ở cấp Bộ cũng có nhiều văn bản được ban hành để điều chỉnh hoạt động giáo dục và cải tạo những người bị kết án hình sự, chẳng hạn như Chỉ thị số 02/CP ngày 01-4-1982 của Bộ Nội vụ quy định việc tiến hành việc phân cấp quản lý cải tạo phạm nhân trong toàn quốc… Các cơ quan chuyên trách của Bộ Nội vụ như Cục Quản lý trại giam đã ban hành nhiều văn bản khác về chế độ, nội quy trại giam.

Trong giai đoạn này, Nhà nước ta và các cơ quan nhà nước đã ban hành nhiều văn bản điều chỉnh hoạt động giáo dục, cải tạo những người bị kết án. Những văn bản đó đã đáp ứng được yêu cầu của công tác thi hành án hình sự trong thời gian qua. Nhưng cũng qua thực trạng pháp luật nêu trên, có thể thấy rằng những văn bản đó tồn tại ở dưới những hình thức khác nhau, mang tính riêng rẽ, thiếu thống nhất, cân đối và đồng bộ nên rất khó áp dụng và phân tích chúng dưới dạng một ngành luật. Hình thức văn bản chưa phù hợp của một ngành luật. Hình thức văn bản chưa phù hợp với tính chất và tầm quan trọng của loại quan hệ xã hội cần điều chỉnh bằng pháp luật - quan hệ giáo dục và cải tạo những người bị kết án, điều đó làm giảm ý nghĩa của lĩnh vực thi hành án hình sự nói chung, thi hành án phạt tù nói riêng, làm giảm hiệu quả cơng tác đấu tranh chống tội phạm.

Bộ luật Hình sự năm 1985 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 được ban hành đã có một số quy định về hình phạt tù. Đối với người bị tạm giữ, tạm giam, Bộ luật Tố tụng hình sự lần đầu tiên khẳng định nguyên tắc "Chế độ tạm giữ, tạm giam khác với chế độ đối với người đang chấp hành hình phạt tù". Đây là một bước tiến lớn về mặt nhận thức, khắc phục được những thiếu sót đánh đồng người bị tạm giữ, tạm giam với người bị kết án của những văn bản quy định về thi hành hình phạt tù trước đây. Năm 1989, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã ban hành quy chế tập trung giáo dục, cải tạo trong đó quy định việc tách trại giam tập trung giáo dục cải tạo ra khỏi các trại giam, khắc

phục việc giam chung người bị tập trung giáo dục cải tạo với người bị kết án của cả thời kỳ dài từ năm 1961 đến năm 1989.

Tuy nhiên, sau khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, chúng ta còn thiếu những văn bản hướng dẫn cụ thể việc thi hành hình phạt tù của các cơ quan có thẩm quyền. để khắc phục tình trạng này, khắc phục những lệch lạc, sai sót trong việc giam giữ, cải tạo, giáo dục phạm nhân, ngày 27-4-1989 Bộ Nội vụ đã ban hành Chỉ thị 123 về tăng cường quản lý, cải tạo phạm nhân trong tình hình mới. Chỉ thị nêu rõ: "Công tác quản lý, giáo dục phạm nhân vẫn cịn nhiều yếu kém, trì trệ và có những khuyết điểm nghiêm trọng" và chỉ ra hướng giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện chế độ, chính sách đối với phạm nhân, phương hướng đẩy mạnh sản xuất trong trại giam, các giải pháp làm giảm bớt tình trạng suy kiết, giam giữ khơng có lệnh, để q hạn và tình trạng trốn trại.

Để cụ thể hóa các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, Liên ngành Bộ Nội vụ - Bộ Tư pháp - Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên ngành số 04-TTLN ngày 15-8-1989 làm cơ sở pháp lý cho việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù.

Việc khắc phục những nhược điểm của các văn bản về thi hành hình phạt tù, chấn chỉnh cơng tác quản lý giáo dục, cải tạo phạm nhân, bảo đảm việc thi hành hình phạt tù được thống nhất và có hiệu quả, trở thành yêu cầu khách quan cấp bách. Ngày 08-3-1993, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Thi hành án phạt tù. Năm 2007, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thi hành án phạt tù. Pháp lệnh Thi hành án phạt tù đã quy định khá đầy đủ các trình tự, thủ tục của quá trình hoạt động thi hành hình phạt tù.

Tóm lại, pháp luật về thi hành hình phạt tù trước khi ban hành Pháp lệnh Thi hành án phạt tù chưa có tính hệ thống, hiệu lực pháp lý chưa cao; việc ban hành các văn bản pháp luật về thi hành hình phạt tù cịn mang tính

chất giải quyết tình thế và được ban hành trong thời điểm nền kinh tế nước ta còn mang nhiều dấu ấn của cơ chế tập trung bao cấp, vì vậy, các hoạt động thi hành án nói chung, thi hành hình phạt tù nói riêng chưa được xã hội hóa.

Trên cơ sở xây dựng, hồn thiện và phát triển hệ thống pháp luật hình sự như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, cơng tác thi hành án hình sự nói chung, thi hành án phạt tù nói riêng ngày càng được củng cố và phát triển. Đặc biệt là từ khi Nhà nước ban hành các văn bản về cơng tác thi hành án hình sự như: Pháp lệnh Thi hành án phạt tù (1993), Bộ luật Hình sự (1999), Bộ luật Tố tụng hình sự (2003), Quy chế trại giam, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thi hành án phạt tù (2007)… đã đánh dấu một bước quan trọng trong công tác thi hành án hình sự ở nước ta, khắc phục được những bất cập về văn bản tạo cơ sở pháp luật cần thiết cho thi hành án phạt tù, loại hình phạt phổ biến trong các chế tài hình sự, vừa thể hiện quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong Hiến pháp năm 1992. Lần đầu tiên trong lịch sử thi hành án phạt tù, một hệ thống văn bản pháp lý tương đối đầy đủ như vậy đã được ban hành tạo cơ sở ổn định cho việc tổ chức, hoạt động của thi hành án phạt tù, cơng tác thi hành án hình sự nói chung dần dần đi vào nề nếp làm thay đổi cơ bản công tác quản lý, giam giữ, giáo dục và cải tạo các đối tượng thi hành án hình sự, từng bước khắc phục tồn tại, thiếu sót của cơ chế thi hành án hình sự cũ. Pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật thi hành án hình sự hiện hành đã có những quy định cụ thể về thi hành án phạt tù như sau:

* Quy định của pháp luật về trại giam và chế độ giam giữ

Thi hành án phạt tù là buộc người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân cải tạo, giáo dục tại trại giam với chế độ giam giữ nhất định đã được pháp luật quy định.

Căn cứ vào tính chất tội phạm, mức án của người chấp hành hình phạt tù, trại giam tổ chức giam giữ thành các khu khác nhau như khu giam giữ đối với người bị kết án tù trên 15 năm, tù chung thân, người bị kết án tù thuộc

loại tái phạm nguy hiểm để tổ chức giam giữ phạm nhân gồm những phạm nhân được phân loại quản chế theo Quyết định 919/2002/QĐ-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an và khu giam giữ đối với người bị kết án từ 15 năm tù trở xuống; để tổ chức giam giữ phạm nhân gồm những phạm nhân được phân loại quản chế theo Quyết định 919/2002/QĐ-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an là A1, A2, A3; B1, B2, B3; C1, C2, C3.

Tổ chức bộ máy của Trại giam gồm có Giám thị, Phó giám thị, quản giáo, chuyên viên, nhân viên, kỹ thuật viên và sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang bảo vệ. Trại giam có các nhà giam và buồng kỷ luật, buồng kỷ luật là nơi giam người đang chấp hành hình phạt tù vi phạm quy chế trại giam.

Phạm nhân trong mỗi trại giam được phân bố theo các khu giam và các đội (Điều 22 Quy chế trại giam). Mỗi khu giam được cơ cấu đội, tổ. Đội phạm nhân là đơn vị cơ bản cấu thành nên trại giam. Các đội phạm nhân được tổ chức trên cơ sở một hoặc một số buồng giam, gồm những phạm nhân có mức án gần nhau hoặc có tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội gần giống nhau và do đó nhu cầu về tổ chức hoạt động giáo dục, lao động và cải tạo cũng như quản chế giam giữ gần giống nhau.

Để phục vụ cho công tác tạm giữ, tạm giam bị can, bị cáo, pháp luật còn quy định việc chấp hành hình phạt tù của phạm nhân có mức án từ 05 năm tù trở xuống tại Phân trại giam thuộc trại tạm giam - Công an tỉnh và của phạm nhân có mức án từ 36 tháng tù trở xuống, không phạm các tội: xâm phạm an ninh quốc gia, giết người, cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, mua bán, tàng trữ vũ khí quân dụng, các tội phạm về ma túy tại Nhà tạm giữ - Công an huyện.

Về chế độ giam giữ: Chế độ giam giữ là một trật tự pháp luật quy định nhằm phân hóa về mức độ quản chế giam giữ đối với các phạm nhân trong các trại giam trên cơ sở tính chất tội phạm và mức án của người chấp hành hình phạt cũng như thái độ chấp hành hình phạt của phạm nhân trong các trại giam.

Chế độ giam giữ còn phản ánh và bảo đảm để thực hiện tốt bản chất mục đích của hình phạt khơng chỉ trừng trị mà còn giáo dục, cải tạo người phạm tội, giúp họ hồn lương tái hịa nhập cộng đồng.

Chế độ giam giữ xác lập một trật tự mang tính cưỡng chế, trừng trị đối với người phạm tội. Bộ luật Hình sự nước ta quy định hình phạt tù là biện pháp cưỡng chế hình sự nghiêm khắc mà bản chất của nó là tước quyền tự do của người phạm tội trong một thời gian nhất định từ 03 tháng đến 20 năm (đối với tù có thời hạn) hoặc tước quyền tự do của người phạm tội một cách vĩnh viễn (tù chung thân). Bộ luật cũng quy định việc thi hành hình phạt được tiến hành tại trại giam.

Để đạt được mục đích của thi hành hình phạt tù, hoạt động giam giữ, giáo dục và cải tạo phạm nhân phải được tiến hành trên nguyên tắc phân hóa phạm nhân.

Người chấp hành hình phạt tù là người chưa thành niên hoặc là nữ giới ở khu vực riêng trong trại giam theo chế độ quản lý, giáo dục, lao động, học tập và sinh hoạt phù hợp với giới tính, lứa tuổi. Phạm nhân là người nước ngoài được giam ở khu vực riêng trong trại giam (Điều 34 Quy chế trại giam). Chế độ giam giữ về thực chất là thực hiện hóa một hệ thống quy phạm pháp luật về Loại trại giam và loại phạm nhân trong trại giam; chế độ trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của hệ thống trại giam đối với việc tổ chức quản lý phạm nhân, tổ chức cho phạm nhân chấp hành hình phạt tù đúng pháp luật; các quyền và nghĩa vụ của phạm nhân khi đã được đưa vào trại giam để thi hành hình phạt tù.

* Địa vị pháp lý của phạm nhân trong các trại giam

Pháp luật quy định một tập hợp các quyền và nghĩa vụ nhất định của phạm nhân đang thụ hình cải tạo trong trại giam. Ngồi những quyền, lợi ích cơ bản và nghĩa vụ như đã nêu ở trên, pháp luật quy định những điều kiện nhất định để khuyến khích phạm nhân phấn đấu cải tạo tốt.

Điều 58 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: "Người bị kết án phạt tù, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ,

thì theo đề nghị của Cơ quan thi hành án phạt tù, Tịa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt" [29].

Thời gian chấp hành hình phạt để được xem xét giảm lần đầu là 1/3 thời hạn hình phạt tù từ 30 năm trở xuống và 12 năm đối với tù chung thân.

Theo khoản 3 Điều 58 Bộ luật Hình sự, một người có thể được giảm nhiều lần nhưng phải đảm bảo chấp hành được 1/2 mức hình phạt đã tuyên. Người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống 30 năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải đảm bảo thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm.

Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì Tịa án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được 2/3 mức hình phạt chung hoặc 20 năm nếu là tù chung thân.

Một phần của tài liệu Hình phạt tù và thi hành hình phạt tù - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 54 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)