tội mới do vô ý và bị phạt tù hoặc phạm tội mới do cố ý. Trong trường hợp này, Tịa án sẽ tổng hợp hình phạt tù của bản án cho hưởng án treo với hình phạt mới tuyên theo quy định của luật hình sự về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án. Việc quy định án treo trong luật hình sự Việt Nam là sự thể hiện nguyên tắc "nghiêm trị kết hợp với khoan hồng", "trừng trị kết hợp với giáo dục, cải tạo".
Án treo có tác dụng tạo điều kiện khuyến khích người phạm tội tự giác cải tạo trong môi trường không bị cách ly khỏi xã hội dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội. Các quy định về án treo có sự thay đổi qua các thời kỳ để ngày càng hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu của đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Từ phân tích trên có thể khái quát khái niệm về hình phạt tù cho hưởng án treo như sau: Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện do Tịa án áp dụng đối với người phạm tội bị xử phạt tù không quá ba năm và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.
1.3. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH VÀ BẢN CHẤT CỦA THI HÀNH HÌNH PHẠT TÙ PHẠT TÙ
Thi hành hình phạt tù là buộc người bị kết án phạt tù phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong thời hạn được quyết định trong bản án. Thống kê
các cấu thành tội phạm trong Bộ luật Hình sự hiện hành cho thấy 100% các điều luật quy định về tội phạm cụ thể đều có hình phạt tù. Thực tiễn áp dụng hình phạt nước ta trong những năm gần đây cũng cho thấy rằng hàng năm có từ 70% đến 80% số bị cáo bị kết án phạt tù. Như vậy, thi hành hình phạt tù là bộ phận hết sức quan trọng trong thi hành án hình sự. Có thể nói thi hành hình phạt tù là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, hạn chế những quyền, lợi ích về vật chất hoặc tinh thần quan trọng nhất của con người như quyền được tự do, đi lại, quyền được trao đổi thư từ, quyền được tự do cư trú… Tất nhiên việc hạn chế những quyền, lợi ích về vật chất hoặc tinh thần nói trên phải theo quy định của pháp luật.
Thi hành án phạt tù có đặc trưng cơ bản đó là nhằm vào đối tượng là những người bị Tịa án kết án tù có thời hạn, tù chung thân. Trong các hoạt động thi hành án hình sự, hoạt động thi hành án phạt tù luôn thể hiện tính cưỡng chế nghiêm khắc. Nó tước đi quyền tự do - một trong những quyền cơ bản của con người đã ghi nhận tại Điều 71 Hiến pháp năm 1992. Người chấp hành án tù bị cách ly khỏi xã hội, khỏi môi trường sống và hoạt động của các cơng dân bình thường khác; chịu sự quản lý, giáo dục trong một môi trường tách biệt và chịu sự điều chỉnh của những quy định pháp luật rất chặt chẽ, nghiêm ngặt. Trại giam chính là cơng cụ chun chính trực tiếp của Nhà nước. Bất kỳ Nhà nước của giai cấp nào cũng tổ chức các trại giam để quản lý, giam giữ, cách ly người phạm tội đã bị kết án tù có thời hạn, tù chung thân. Xét về mặt tổ chức thì trại giam là một loại cơ quan nhà nước đặc thù, có trách nhiệm tiếp nhận quản lý, giam giữ, giáo dục, cải tạo người bị kết án tù trong suốt cả thời hạn phạt tù mà Tòa án đã tuyên.
Xét về phương diện chủ thể chấp hành án phạt tù khác với việc chấp hành án dân sự, kinh tế, hành chính: chủ thể chấp hành án phạt tù là cá nhân người phạm tội, trong khi đó chủ thể của việc chấp hành án dân sự, kinh tế, hành chính có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Người bị kết án phải chấp hành bản án, quyết định của Tòa án dù đã chấp hành xong hình phạt vẫn cịn phải chịu hậu quả pháp lý trong một thời gian nhất định, đó là án tích.
Thi hành hình phạt tù là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt. Vì thế mọi phương pháp, hình thức tác động đến việc chấp hành hình phạt của người bị kết án đều dẫn đến mục đích: trừng phạt và giáo dục nhằm cải tạo người bị kết án, giúp họ nhận ra lỗi lầm, có thói quen của người lao động, người lương thiện, tránh xa những mưu toan và hành động phạm tội, cho nên hiệu quả cuối cùng của công tác này là ở chỗ: người mãn hạn tù đạt được những phẩm chất mới như đã nêu trên. Ngồi ra một một đích khác không kém phần quan trọng đối với xã hội là: thông qua việc tổ chức và thực hiện các chế độ đối với người bị kết án tù, Nhà nước chứng tỏ cho mọi cơng dân biết tính nghiêm minh của pháp luật, sự trừng phạt nghiêm khắc và kịp thời đối với bất cứ ai phạm tội… khả năng cảnh tỉnh, răn đe này của việc thi hành hình phạt tù ln ln tồn tại và giữ vai trò là chức năng phòng ngừa chung của loại hình phạt này. Trong xã hội khác nhau, tính chất trừng phạt của thi hành án phạt tù cũng khác nhau. Ví dụ, việc thi hành hình phạt trong xã hội phong kiến mang đậm tính trả thù, hà khắc cao độ, chà đạp nhân phẩm, hành hạ, gây ra cho con người phạm tội sự đau đớn về thể xác. Nhưng ở xã hội ta hiện nay thì trừng phạt trong thi hành án phạt tù chỉ là thuộc tính, nội dung, biện pháp để đạt đến mục đích giáo dục, cải tạo và phịng ngừa tội phạm.
Xác định đúng đắn và đầy đủ mục đích thi hành hình phạt tù khơng chỉ là cần thiết cho sự khởi đầu bất cứ mọi nghiên cứu nào về loại hình phạt này mà điều cần thiết hơn là nhằm duy trì định hướng đúng và tập chung mọi biện pháp, mọi khả năng để đạt hiệu quả lao động.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 256 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì:
Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm, Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án [30].
Khoản 1 Điều 257 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: "Cơ quan Cơng an thi hành hình phạt tù trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân và tham gia Hội đồng thi hành hình phạt tử hình theo quy định tại Điều 259 của Bộ luật này" [30].
Từ những quy định nêu trên, có thể thấy thi hành hình phạt tù có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, thi hành hình phạt tù là hoạt động của cơ quan nhà nước và
người có thẩm quyền thực hiện trách nhiệm đưa những người bị kết án tù có thời hạn đi chấp hành hình phạt tại trại giam và tổ chức thực hiện các biện pháp giáo dục họ nhanh chóng trở thành người lương thiện. Cơ quan và cá nhân có thẩm quyền thi hành hình phạt tù được nhân danh Nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để buộc người bị kết án tù phải chấp hành hình phạt tại trại giam. Đối với người bị kết án tù nếu khơng chịu chấp hành hình phạt sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 304 Bộ luật Hình sự, cịn đối với người bị kết án tù đang tại ngoại mà khơng có mặt để đến trại giam chấp hành án sẽ bị áp dụng biện pháp áp giải. Do vậy, thi hành hình phạt tù là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước;
Thứ hai, thi hành án phạt tù là hoạt động được tiến hành theo một
trình tự pháp lý, tức là được tiến hành theo trình tự thủ tục trong pháp luật về thi hành án phạt tù (Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh Thi hành án phạt tù, Qui chế trại giam..). Như vậy, hoạt động thi hành hình phạt tù khơng những mang tính quyền lực Nhà nước mà cịn mang tính thủ tục pháp lý, tức là được tiến hành theo trình tự thủ tục được quy định trong pháp luật về hình phạt tù.
Thứ ba, thi hành hình phạt tù là hoạt động của các cơ quan nhà nước
và người có thẩm quyền nhằm đưa người bị kết án tù đi chấp hành hình phạt tại trại giam và tổ chức thực hiện các biện pháp cải tạo, giáo dục nhằm giúp họ nhanh chóng trở thành người lương thiện, khơng phạm tội mới, đồng thời nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật và trật tự pháp luật, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và tội phạm nói riêng. Do đó, hoạt
động thi hành hình phạt tù là hoạt động mang tính định hướng, tính mục đích rõ ràng.
Thi hành hình phạt tù là hoạt động áp dụng pháp luật hướng vào thực hiện những nhiệm vụ nhất định. Trước hết, thi hành hình phạt tù có nhiệm vụ đảm bảo làm sao hình phạt tù mà Tịa án đã tuyên đối với các bị cáo khi đã có hiệu lực pháp luật phải được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế. Đây là nhiệm vụ hàng đầu và hết sức quan trọng vì nếu hình phạt tù đã được tuyên trong bản án và bản án đó đã có hiệu lực pháp luật không được thực hiện hoặc thực hiện khơng đầy đủ, thì q trình tố tụng trước đó như khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử khó có ý nghĩa đầy đủ, đồng thời khó giáo dục được cơng dân ý thức tôn trọng pháp luật và trật tự pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của họ. Cải tạo, giáo dục người bị kết án tù trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội, tạo mọi điều kiện để họ tái hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa họ phạm tội mới là một trong những mục đích mà thi hành hình phạt tù cần đạt tới.
Thi hành hình phạt tù địi hỏi phải gắn q trình cải tạo, giáo dục người bị kết án phạt tù có thời hạn với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành hình phạt, huy động các tổ chức xã hội, đồn thể, cơng dân và gia đình của người bị kết án tham gia cải tạo giáo dục người phạm tội.
Nội dung của hoạt động thi hành hình phạt tù rất phong phú, đó là việc ra quyết định thi hành hình phạt tù; xét hỗn chấp hành hình phạt tù đối với những trường hợp có đủ điều kiện mà pháp luật quy định; xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù; tổ chức quản lý các trại giam; giáo dục và cải tạo người chấp hành hình phạt tù có thời hạn bằng lao động, dạy nghề, học văn hóa… Để thực hiện có hiệu quả những nội dung của thi hành hình phạt tù, những người có thẩm quyền thi hành hình phạt tù, đặc biệt là giám thị, phó giám thị trại giam, cán bộ quản giáo…phải có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đặc biệt là kiến thức pháp luật nói chung và kiến thức pháp luật về thi hành án hình sự, trong đó có thi hành hình phạt tù
nói riêng. Ngồi ra, những người đó phải có ý thức pháp luật cao, có tâm huyết với cơng việc mới, hồn thiện được cơng việc đầy khó khăn và phức tạp để cải tạo và giáo dục phạm nhân trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tn theo pháp luật và các qui tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới.
Như vậy, xét theo dấu hiệu nội dung thì:
Thi hành hình phạt tù là hoạt động áp dụng pháp luật mang tính quyền lực nhà nước, tính thủ tục, tính định hướng mục đích, tính sáng tạo và tính khoa học do cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền thực hiện dựa trên những nguyên tắc nhất định nhằm đưa bản án phạt tù đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành trên thực tế nhằm cải tạo giáo dục người bị kết án tù có thời hạn trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội [54, tr. 235].
Xét theo dấu hiệu hình thức, thi hành hình phạt tù là khái niệm để chỉ hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản trong việc thi hành hình phạt tù, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Pháp luật thi hành hình phạt tù là một chế định quan trọng của luật thi hành án hình sự Việt Nam trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Các quy định của pháp luật thi hành hình phạt tù hiện nằm rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh Thi hành án phạt tù, Nghị định 60/CP ngày 16/9/1993 của Chính phủ ban hành quy chế trại giam, các thông tư hướng dẫn trong các lĩnh vực cụ thể của thi hành hình phạt tù.
Thi hành hình phạt tù được hiểu ở hai góc độ, đó là góc độ nội dung và góc độ hình thức. Với việc tiếp cận thi hành hình phạt tù ở cả hai góc độ cho phép chúng ta nghiên cứu thi hành hình phạt tù một cách toàn diện, cả thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về thi hành hình phạt tù.