Thực trạng áp dụng hình phạt tù ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hình phạt tù và thi hành hình phạt tù - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 73 - 91)

Hệ thống hình phạt trong luật hình sự Việt Nam tương đối phong phú và đa dạng với nhiều loại hình phạt khác nhau, tính chất mức độ nghiêm khắc khác nhau cho phép trong mọi trường hợp nguyên tắc cơng bằng và ngun tắc cá thể hóa hình phạt có thể được thực hiện. Việc nghiên cứu về hình phạt có thể được tiến hành từ nhiều góc độ. Việc phân tích quy định pháp luật hình sự và việc quyết định của Tòa án, là việc làm khơng thể thiếu được khi nói về mỗi loại hình phạt, bởi vì hình phạt phải do pháp luật hình sự quy định, do đó xem xét cơ sở pháp luật của nó là điều đầu tiên phải làm. Mặt khác, hình phạt được quy định là để áp dụng trong thực tiễn. Vì vậy, xem xét đến các căn cứ của việc quyết định các loại hình phạt trong thực tiễn cũng là điều cần thiết. Mỗi một

hình phạt chỉ có ý nghĩa khi nó được áp dụng đúng cho từng đối tượng phạm tội để đạt cho được các mục đích của nó. Vì vậy, các dấu hiệu bắt buộc của hình phạt có ý nghĩa quan trọng trong việc nhìn nhận thực tiễn áp dụng pháp luật.

Trước hết đối với Thẩm phán, người áp dụng pháp luật của Tòa án, các nội dung pháp lý của hình phạt cho phép phải hiểu được khả năng răn đe, giáo dục của hình phạt, hiệu lực và hiệu quả của nó.

Đối với người bị kết án, họ có thể thấy họ phải chịu những hạn chế gì, phải làm những gì khi chấp hành bản án. Đây là tác động của hình phạt vào ý thức của người bị kết án.

Đối với cơ quan thi hành án, việc xác định những nội dung của hình phạt có ý nghĩa quyết định đến việc tổ chức thi hành các biện pháp cưỡng chế trong thực tiễn sao cho phù hợp với những đòi hỏi của hình phạt. Đây chính là tiêu chí để kiểm tra, đánh giá mức độ cải tạo của người bị án.

Đối với mọi công dân, việc pháp luật xác định rõ một điều luật các nội dung chính thức của hình phạt sẽ giúp họ hiểu được nội dung trừng trị của hình phạt góp phần nâng cao ý thức pháp luật của cơng dân và có tác dụng giáo dục, phòng ngừa chung rất lớn.

Điều này thể hiện rất rõ thơng qua hiệu quả của hình phạt và muốn có được hiệu quả hình phạt thì phải áp dụng hình phạt. Nghiên cứu về việc hiệu quả áp dụng hình phạt có thể thấy những cứ liệu và kết luận của việc nghiên cứu về tội phạm học làm cơ sở xuất phát điểm. Kết quả nghiên cứu của tội phạm học cho thấy một trong những đặc điểm của tình hình tội phạm trong những năm gần đây ở nước ta gia tăng về số lượng, trong đó nổi bật là các tội xâm phạm tài sản, các tội phạm kinh tế, các tội xâm phạm thân thể như gây thương tích, giết người, các tội phạm tham nhũng, buôn lậu, các tội phạm về ma túy…

Trong phạm vi luận văn, chúng tôi xin đề cập đến thực trạng áp dụng hình phạt tù qua những vụ án được Tịa án nhân dân trong tồn quốc thụ lý và xét xử trong 5 năm, từ năm 2004 đến năm 2008.

Bảng 2.1: Thực trạng áp dụng hình phạt tù

Năm Số ngƣời bị đƣa ra xét xử sơ thẩm Số ngƣời bị xử phạt tù Tỉ lệ%

2004 92.290 73.365 79,5 2005 79.318 76.999 97 2006 89.839 87.238 97,1 2007 92.954 89.297 96,5 2008 99.688 95.855 96,1 Tổng 454.089 422.754 93

Trong 05 năm, các Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong toàn quốc đã xét xử 454.089 bị cáo, số bị cáo bị xử phạt tù là 422.754, con số này cho thấy số bị cáo bị Tịa án áp dụng hình phạt tù rất cao, chiếm tới 93% số người bị đưa ra xét xử sơ thẩm. Việc áp dụng phổ biến hình phạt tù, đặc biệt là tù có thời hạn đã phản ánh rõ nét vị trí, vai trị quan trọng của hình phạt này trong đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm, mặt khác nó cịn thể hiện sự mất cân đối trong áp dụng giữa các loại hình phạt trong hệ thống hình phạt. Trong đó, việc áp dụng hình phạt tù được thể hiện như sau:

Áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ đối với 6.854 bị cáo, chiếm tỷ lệ 1,62% trên tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử;

Áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo là 111.727 bị cáo, chiếm tỷ lệ 26,43% trên tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử;

Mức phạt tù từ 07 năm trở xuống là 272.443 bị cáo, chiếm tỷ lệ 64,44% trên tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử;

Mức phạt tù từ trên 07 năm đến 15 năm là 31.054 bị cáo, chiếm tỷ lệ 7,34% trên tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử;

Mức phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm là 5.792 bị cáo, chiếm tỷ lệ 1,37% trên tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử;

Mức phạt tù chung thân là 1.738 bị cáo, chiếm tỷ lệ 0,41% trên tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử (xem bảng 2.2).

Bảng 2.2: Số liệu về số bị cáo và mức hình phạt Tịa án đã quyết định Năm Tổng số ngƣời bị xử phạt tù Cải tạo không giam giữ Tỷ lệ % Án treo Tỷ lệ % Từ 7 nămtù trở xuống Tỷ lệ % Từ >7 năm tù đến 15 năm Tỷ lệ % Từ > 15 năm tù đến 20 năm Tỷ lệ % chung thân Tỷ lệ % 2004 73365 1125 1,5 17643 24 47752 65 6692 9,1 979 1,33 299 0,40 2005 76999 1124 1,46 19402 25,2 50243 65,25 6028 7,8 1020 1,32 306 0,397 2006 87238 1210 1,39 22438 25,7 56747 65 6324 7,2 1361 1,56 368 0,42 2007 89297 1641 1,84 24458 27,39 57467 64,35 5737 6,4 1195 1,34 440 0,5 2008 95855 1754 1,83 27786 28,98 60234 62,83 6273 6,54 1237 1,29 325 0,4 5 năm 422754 6854 1,62 111727 26,43 272443 64,44 31054 7,34 5792 1,37 1.738 0,41

Qua số liệu thực tiễn xét xử hàng năm số bị cáo bị phạt các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù (như hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo khơng giam giữ, trục xuất) chiếm tỉ lệ rất thấp, ví dụ năm 2007 có 92.954 bị cáo bị xét xử, trong đó có 3.161 bị cáo bị áp dụng hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù chiếm tỷ lệ 3,4%; năm 2008 có 99.688 bị cáo bị xét xử, trong đó có 3.520 bị cáo bị áp dụng hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù chiếm tỷ lệ 3,53%, trong khi đó các hình phạt này là chế tài lựa chọn với hình phạt tù có thời hạn ở rất nhiều các cấu thành tội phạm. Trong hình phạt tù thì hình phạt tù có thời hạn được Tịa án áp dụng phổ biến. Đây cũng là một nguyên nhân làm tỷ lệ áp dụng hình phạt tù có thời hạn cao (xem bảng 2.3; bảng 2.4).

Bảng 2.3: Tỷ lệ hình phạt tù và các hình phạt khác nhẹ hơn hình phạt tù mà Tịa án đã xét xử trong 5 năm (năm 2004 đến năm 2008)

Hình phạt Tỉ lệ (%)

Cảnh cáo 0,146%

Phạt tiền 1,193%

Cải tạo không giam giữ 1,572%

Trục xuất 0,084%

Bảng 2.4: Tỷ lệ hình phạt tù có thời hạn, án treo, tù chung thân

Hình phạt Tỉ lệ (%)

Án treo 26,428

Tù có thời hạn 73,160 Tù chung thân 0,411

Bên cạnh việc áp dụng phổ biến hình phạt tù trong thực tiễn xét xử, các cấp Tịa án cịn bộc lộ nhiều thiếu sót, sai lầm khi áp dụng hình phạt này, đó là mức hình phạt tun khơng tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội (quá nặng hoặc quá nhẹ, cho hưởng án treo không đúng). Sau đây là một số sai lầm thường xảy ra khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn trong thực tiễn xét xử của Tòa án:

- Nhiều trường hợp khơng đáng phải phạt tù có thời hạn thì bị phạt tù có thời hạn hoặc đáng được hưởng án treo thì bị phạt tù giam

Trong thực tiễn xét xử có những vụ án mặc dù tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi không cao, hậu quả xảy ra không nghiêm trọng, bị cáo có nhân thân tốt, có thái độ ăn năn hối cải, kịp thời khắc phục hậu quả xảy ra, đáng lẽ ra chỉ cần áp dụng các hình phạt khơng tước tự do nhưng trên thực tế Tòa án vẫn áp dụng hình phạt tù đối với họ. Năm 2007, các Tịa phúc thẩm Tòa án nhân dân cấp tỉnh (và cấp tương đương) đã sửa bản án sơ thẩm từ hình phạt tù sang hình phạt khác khơng phải giam giữ và cho hưởng án treo đối với 1.532 bị cáo chiếm tỷ lệ 12% và giảm hình phạt tù đối với 1.859 bị cáo chiếm tỷ lệ 14,6%; năm 2008 đã sửa bản án sơ thẩm từ hình phạt tù sang hình phạt khác khơng phải giam giữ và cho hưởng án treo đối với 1.704 bị cáo chiếm tỷ lệ 12,6% và giảm hình phạt tù đối với 2.004 bị cáo chiếm tỷ lệ 14,8%. Năm 2007 các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đã sửa bản án sơ thẩm từ hình phạt tù sang hình phạt khác khơng phải giam giữ và cho hưởng án treo đối với 360 bị cáo chiếm tỷ lệ 4,8% và giảm hình phạt tù đối với 805 bị cáo chiếm tỷ lệ 10,8%; năm 2008 đã sửa bản án sơ thẩm từ hình phạt tù sang hình phạt khác không phải giam

giữ và cho hưởng án treo đối với 286 bị cáo chiếm tỷ lệ 4,7% và giảm hình phạt tù đối với 731 bị cáo chiếm tỷ lệ 12%. Với con số trên đây cho thấy hàng năm các cấp Tòa án mắc phải sai lầm này khơng phải là ít, đây là một trong những nguyên nhân làm góp phần tăng đối tượng bị phạt tù có thời hạn. Mặt khác nó cịn dẫn tới hậu quả, đó là xâm phạm đến quyền tự do của con người.

- Nhiều trường hợp xử quá nhẹ, cho hưởng án treo không đúng pháp luật

Thực tiễn xét xử trong những năm gần đây cho thấy, việc quyết định hình phạt quá nhẹ, cho hưởng án treo không đúng vẫn tồn tại khá nhiều, không được dư luận xã hội đồng tình, nhất là đối với những bị cáo phạm các tội về tham nhũng như: tham ô, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn liên quan đến việc quản lý đất đai... Năm 2007, trong tổng số 92.954 bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm thì có 89.297 bị cáo bị phạt tù, trong đó 24.458 bị cáo bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo chiếm tỷ lệ 26,3%. Năm 2008, trong tổng số 97.472 bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm thì có 95.855 bị cáo bị phạt tù, trong đó 27.786 bị cáo bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo chiếm tỷ lệ 28,5%. Một số loại tội tỷ lệ cho hưởng án treo quá cao chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng như các tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ", tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy"… Trong khi các tội này hàng năm không giảm, việc cho hưởng án treo đối với loại tội phạm này quá nhiều đã không đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phịng chống tội phạm.

Sai lầm này khơng chỉ đối với Tòa án cấp sơ thẩm mà còn đối với cả Tòa án cấp phúc thẩm. Trong năm 2007, nhiều bản án của Tòa án cấp phúc thẩm giảm hình phạt hoặc cho bị cáo hưởng án treo khơng được Tịa án cấp sơ thẩm đồng tình, đã kiến nghị giám đốc thẩm. Qua cơng tác giám đốc việc xét xử thấy rằng, hầu hết các kiến nghị của Tịa án cấp sơ thẩm là chính xác, có trường hợp Tịa án cấp phúc thẩm giảm hình phạt có tính chất "ly lai"... (Báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao năm 2007 - trang 5).

Có nhiều vụ án Tịa án cho hưởng án treo không đúng pháp luật, nhiều đối tượng không đáng được hưởng án treo thì cho hưởng án treo hoặc Tịa án cấp sơ thẩm đã không cho hưởng án treo nhưng Tòa án cấp phúc thẩm lại cho hưởng án treo. Sau đây là một số ví dụ điển hình về tình trạng này:

Ví dụ 1: Khoảng 20 giờ ngày 21-02-2006, Trương Văn C điều khiển

xe ôtô nhãn hiệu Huyndai màu trắng biển số 77K-5228 (xe có trọng tải 5.000kg) với tốc độ khoảng 35-40km/h, từ xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh đến tỉnh Bình Định. Chạy phía sau cùng chiều với xe ôtô của Trương Văn C là xe tải HINO biển số 81-2067 do anh Trần Văn K điều khiển và xe ôtô tải IFA biển số 81-1337 do anh Phạm Trị D điều khiển. Khi Trương Văn C lái xe ôtô đến km 84+80 quốc lộ 19 thuộc xã Tân An, huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai thì gặp ơng Huỳnh Ngọc T bị say rượu đang ngồi giữa đường, lúc này C đang điều khiển xe chạy hơi lấn qua phần đường bên trái nên đã lách xe ôtô qua bên trái để tránh ông T, nhưng do phát hiện ở cự ly quá gần nên lốp trước bên phải xe ôtô của C đã tông vào ông T và kéo ông T một đoạn 7m làm cho ông T bị thương nặng, bất tỉnh, chảy nhiều máu. Sau khi tông vào ông T, C cho xe ôtô chạy chậm sang phần lề đường bên trái, thì cùng lúc này xe ơtơ tải HINO do anh K điều khiển và xe ôtô IFA do anh D điều khiển chạy từ phía sau xe ơtơ của C đã lách qua phần bên phải đường để tránh ông T, đồng thời vượt qua xe ôtô của C chạy về hướng Quy Nhơn.

Do phát hiện có tai nạn nên anh K và anh D lái xe ôtô đến ngã ba đường Kim thì dừng lại. Trương Văn C lái xe chạy đến đỗ sau xe của anh K và anh D. Tại thời điểm xảy ra tai nạn, có ơng Dương Tấn P và Nguyễn Song N đứng cách chỗ ông T ngồi khoảng 30m nên trơng rõ sự việc, nên hơ hốn mọi người đưa ông T đi cấp cứu; cịn anh H đi xe mơtơ chở ông N đuổi theo xe của Trương Văn C. Khi đến ngã ba đường Kim, thấy ba ơtơ đang đậu ở đó, ơng N xác định xe của C đã gây tai nạn cho ơng T đang đậu phía sau, đã gọi điện cho cơ quan Công an đến giải quyết. Cơ quan công an đã phát hiện tại khe lốp sau bên phải của xe ơtơ 77K-5228 có dính chất màu nâu nghi là máu.

Qua giám định tại Viện khoa học hình sự Bộ Công an kết luận chất nghi là máu lấy từ lốp xe ôtô 77K-5228 là máu người, cùng của một người, là máu của nạn nhân để lại hiện trường. Tổ chức giám định pháp y tỉnh Gia Lai kết luận nạn nhân Huỳnh Ngọc T bị tử vong do chấn thương sọ não hở.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 142/HSST ngày 26-9-2006 của Tòa án nhân tỉnh Gia Lai đã áp dụng điểm c khoản 2 Điều 202; điểm b, p khoản 1, 2 Điều 46; Điều 60 Bộ luật Hình sự, xử phạt Trương Văn C 03 năm tù về tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 48 tháng. Với hình phạt trên được áp dụng với Trương Văn C là q nhẹ, cho hưởng án treo là khơng có căn cứ và khơng đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm bởi vì hành vi phạm tội của bị cáo là nghiêm trọng, dẫn tới hậu quả ông T bị chết, sau khi phạm tội lại điều khiển phương tiện bỏ chạy để mặc cho nạn nhân, quá trình điều tra không thành khẩn khai báo hành vi phạm tội của mình. Tịa án cấp sơ thẩm áp dụng điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự làm căn cứ cho bị cáo C được hưởng án treo là quá nhẹ, không đúng pháp luật.

Việc Tịa án cho hưởng án treo khơng đúng thường gặp là cho bị cáo hưởng án treo khi không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 60 Bộ luật Hình sự và văn bản hướng dẫn; quá nhấn mạnh đến tình tiết tự nguyện bồi thường

Một phần của tài liệu Hình phạt tù và thi hành hình phạt tù - những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 73 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)