1.4.1. Điều kiện thi hành hình phạt tù
Điều kiện thi hành hình phạt tù theo nghĩa rộng là điều kiện pháp lý cần và đủ để thực hiện hình phạt tù trong thực tế. Các điều kiện này được quy định trong Hiến pháp, Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Pháp lệnh Thi hành án phạt tù năm 1993, Quy chế trại giam năm 1993, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thi hành án phạt tù năm 1993… Quan hệ pháp luật về thi hành án phạt tù được phát sinh trên cơ sở các quyết định pháp lý nhất định. Các cơ quan, tổ chức thi hành hình phạt tù phải bắt buộc dựa trên và tuân theo các điều kiện pháp lý đó để có thể đưa người bị kết án thi hành hình phạt tù. Theo nghĩa này, việc thi hành án hình sự nói chung và thi hành hình phạt tù nói riêng chỉ phát sinh từ khi một người bị coi là có tội, tức là từ khi người đó bị kết tội bằng một bản án có hiệu lực của Tòa án và tất nhiên phải là bản án kết tội và áp dụng hình phạt (chứ khơng phải bản án kết tội nhưng miễn hình phạt). Căn cứ này xuất phát trên nguyên tắc: "Không ai có thể bị coi là có tội nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực của Tịa án" (Điều 9 Bộ luật Tố tụng hình sự). Ngồi ra, điều kiện thi hành hình phạt tù kể trên (hiểu theo nghĩa rộng) còn dựa trên cơ sở nguyên tắc "Đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án" đòi hỏi bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và được tơn trọng (Điều 22 bộ luật Tố tụng hình sự). Bên cạnh các quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, Điều 26 Bộ luật Hình sự cũng quy định: "Hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự và do Tịa án quyết định", Điều 33 Bộ luật Hình sự quy định: "Tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định".
Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự nói chung được phát sinh trên cơ sở các sự kiện pháp lý, đó là sự kiện phạm tội và các quyết định pháp lý của các cơ quan có thẩm quyền theo luật tố tụng hình sự quy định. Việc thi hành hình
phạt tù - nói cách khác, quan hệ pháp luật về thi hành án hình sự nói chung và thi hành án phạt tù nói riêng được phát sinh trên cơ sở các quyết định pháp lý nhất định. Theo nghĩa hẹp, điều kiện thi hành hình phạt tù có thời hạn là các quyết định pháp lý cụ thể, nếu thiếu các quyết định này, chưa phát sinh việc thi hành hình phạt tù. Để đảm bảo tính có căn cứ và hợp pháp của thi hành án phạt tù, các điều kiện này được quy định cụ thể, rõ ràng trong Bộ luật Tố tụng hình sự.
Về các điều kiện của việc thi hành hình phạt tù:
1. Điều kiện thứ nhất là bản án phạt tù của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật.
Khoản 1 Điều 255 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định:
Những bản án và quyết định được thi hành là những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm:
A) Những bản án và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm khơng bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm;
B) Những bản án và quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm; C) Những quyết định của Tòa án cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm [30].
Bản án phạt tù được thi hành là những bản án đã có hiệu lực pháp luật. Thế nhưng, bản án của Tòa án chỉ trở thành điều kiện thi hành hình phạt tù từ khi bản án đó tun hình phạt tù và khi bản án đó phát sinh hiệu lực pháp luật. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, một bản án sơ thẩm của Tòa án chỉ phát sinh hiệu lực pháp luật khi nội dung của bản án phản ánh sự thật khách quan một cách có căn cứ và không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Theo Điều 255 Bộ luật Tố tụng hình sự, bản án sơ thẩm khơng bị kháng cáo và kháng nghị theo trình tự phúc thẩm và bản án phúc thẩm là những bản án phát sinh hiệu lực pháp luật. Nếu các bản án này có tun hình phạt tù (hình phạt tù có thời hạn và tù
chung thân) thì đây cũng là thời điểm phát sinh điều kiện thi hành hình phạt tù. Bộ luật tố Tụng hình sự chỉ ghi nhận điều kiện không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luật định để khẳng định thời điểm phát sinh hiệu lực pháp luật của bản án. Theo Điều 241 Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, Tịa án cấp phúc thẩm chỉ xét xử để kiểm tra đối với phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Bởi vậy, bản án phúc thẩm chỉ là điều kiện thi hành hình phạt tù khi giải quyết các vấn đề của bản án sơ thẩm bị kháng cáo hoặc kháng nghị những vấn đề liên quan đến hình phạt tù. Trong trường hợp nếu có kháng cáo hoặc kháng nghị phúc thẩm về các vấn đề khác thì bản án phúc thẩm, rõ ràng, khơng phải là điều kiện thi hành hình phạt tù. Vấn đề ở chỗ, các phần về hình phạt tù khơng bị kháng cáo hoặc kháng nghị, chúng phải có hiệu lực từ bản án sơ thẩm. Tuy nhiên, theo Điều 249 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Tịa án cấp phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo mặc dù vấn đề đó khơng bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Trong trường hợp này, bản án phúc thẩm sẽ trở thành điều kiện thi hành hình phạt tù khi Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án phạt tù theo hướng giảm nhẹ cho những phần khơng có kháng cáo, kháng nghị liên quan đến hình phạt tù. Trong các loại bản án phạt tù kể trên, có những bản án phạt tù mặc dù bản án phạt tù đó đã phát sinh hiệu lực pháp luật song không trở thành điều kiện thi hành hình phạt tù, đó là bản án phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Theo các quy định của Bộ luật Hình sự, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù một cách có điều kiện. Điều 60 Bộ luật Hình sự quy định điều kiện để Tịa án cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo, đó là: "Khi xử phạt tù khơng q ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy khơng cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tịa án cho hưởng án treo…" [29]. Khi cho hưởng án treo, Tòa án bắt buộc phải ấn định thời gian thử thách. Mức thời gian thử thách từ một năm đến năm năm là mức thấp nhất không được thấp hơn mức hình phạt mà Tịa án đã tun. Trong trường hợp này, bản án phạt tù nhưng cho hưởng án treo khi phát sinh
hiệu lực pháp luật được xem là điều kiện để người bị kết án phạt tù được hưởng án treo, chấp hành thời gian thử thách án treo. Nếu người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách thì bản án tổng hợp hình phạt của của tội mới với hình phạt tù của bản án trước mới trở thành điều kiện thi hành, nếu nó phát sinh hiệu lực pháp luật.
Tịa án cấp giám đốc thẩm và tái thẩm kiểm tra hoạt động xét xử của các Tịa án cấp dưới trực tiếp có quyền ra quyết định đánh giá mặt pháp lý của những bản án, trong đó có áp dụng hình phạt tù đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị theo trình tự, thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Quyết định giám đốc thẩm hoặc quyết định tái thẩm không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án phạt tù của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật được coi là điều kiện thi hành hình phạt tù trong trường hợp sử dụng quyền hạn được quy định tại Điều 276 Bộ luật Tố tụng hình sự, người đã ra kháng nghị bản án có hiệu lực pháp luật đã ra quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án đó.
Thời điểm bản án của Tịa án có hiệu lực pháp luật là thời điểm thi hành hình phạt tù. Bên cạnh "thời điểm phát sinh hiệu lực pháp luật", bản án đã có hiệu lực pháp luật đó chỉ trở thành điều kiện thi hành hình phạt tù khi nó cịn hiệu lực thi hành. Nói cách khác, trong thực tiễn có những trường hợp người bị kết án trốn tránh nhưng Tịa án qn khơng ra quyết định thi hành án hoặc người bị kết án cố tình trốn tránh mà khơng bị truy nã nên bản án, quyết định của Tòa án đã qua một thời gian nhất định mà chưa được thi hành. Để đảm bảo tính ổn định của các quan hệ pháp luật về thi hành án hình sự nói chung và thi hành án phạt tù nói riêng, mặt khác nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án, tại Điều 55 Bộ luật Hình sự quy định "thời hiệu thi hành bản án", theo đó người bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên nếu tính từ ngày bản án đã có hiệu lực pháp luật đã qua:
a) Năm năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ ba năm trở xuống;
b) Mười năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
c) Mười lăm năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên mười lăm năm đến ba mươi năm [29].
Việc áp dụng thời hiệu đối với trường hợp xử phạt tù chung thân, sau khi đã quá thời hạn mười lăm năm, do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong trường hợp khơng cho áp dụng thời hiệu thì hình phạt tù chung thân được chuyển thành tù ba mươi năm.
Điều luật cịn quy định cách tính thời hiệu trong trường hợp người bị kết án phạm tội mới hoặc cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã; các trường hợp không áp dụng thời hiệu (Điều 56 Bộ luật Hình sự). Với quy định về "thời hiệu thi hành bản án" nói trên, chỉ những bản án cịn trong thời hiệu thi hành bản án thì mới có đủ điều kiện là điều kiện thi hành hình phạt tù. Mức xử phạt để làm căn cứ áp dụng thời hiệu trong các trường hợp tổng hợp hình phạt là mức hình phạt tổng hợp và tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu có nhiều người bị kết án trong cùng một bản án thì mỗi người sẽ được áp dụng thời hiệu riêng, phù hợp với mức hình phạt mà Tịa án đã tuyên đối với họ.
Tóm lại, "cịn hiệu lực thi hành" là một trong những yếu tố của bản án có hiệu lực thi hành, tức là bản án có hiệu lực được đưa ra thi hành khi bản án đó cịn hiệu lực.
2. Điều kiện thứ hai là quyết định thi hành bản án phạt tù của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật.
Bản án đã có hiệu lực pháp luật và đang cịn thời hiệu thi hành được đưa ra thi hành khi có quyết định thi hành án của Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc của Chánh án Tòa án khác cùng cấp được ủy thác ra quyết định thi hành án. Theo quy định tại khoản 1 Điều 256 Bộ luật Tố tụng hình sự: "Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ
ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm, Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án" [30]. Như vậy, bản án phạt tù mặc dù đã phát sinh hiệu lực để đưa ra thi hành trên thực tế, nó cũng chỉ được thi hành khi có quyết định thi hành án của người có thẩm quyền. Việc ra quyết định thi hành án không phải là quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân mà là trách nhiệm, quyền hạn của Tòa án mà cụ thể là trách nhiệm, quyền hạn của Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc của Chánh án Tòa án khác cùng cấp được ủy thác ra quyết định thi hành án. Quyết định thi hành án xét đến cùng là văn bản áp dụng pháp luật, có ý nghĩa bắt buộc trong việc đưa bản án phạt tù có thời hạn ra thi hành nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả bản án của Tòa án.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 256 Bộ luật Tố tụng hình sự: nội dung của quyết định thi hành án phải ghi rõ họ tên người ra quyết định, tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành bản án hoặc quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị kết án; bản án và quyết định của người bị kết án phải chấp hành. Trong trường hợp người bị kết án đang tại ngoại thì quyết định thi hành án phạt tù phải ghi rõ thời hạn người đó phải có mặt ở cơ quan Cơng an để thi hành là 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. Về thời hạn, việc ra quyết định thi hành án không được chậm trễ và trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật. Quy định này đòi hỏi trong lĩnh vực xây dựng pháp luật cũng như áp dụng pháp luật phải tạo ra một cơ chế phối hợp giữa Tòa án các cấp, Tịa án với các cơ quan có nhiệm vụ thi hành án và giữa Tịa án với Viện kiểm sát cũng như giữa các cơ quan kể trên với nhau.
Mặc dù các điều kiện thi hành hình phạt tù có ý nghĩa độc lập với nhau nhưng giữa chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Khi bản án phạt tù đã có hiệu lực pháp luật thì tất yếu địi hỏi Chánh án Tịa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự phải ra quyết định thi hành án trong thời hạn luật quy định. Ngược lại, khi Chánh án Tịa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự chỉ ra quyết định thi hành án trên cơ sở
bản án của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật (trừ trường hợp "bản án và quyết định của Tòa án được thi hành ngay" quy định tại khoản 2 Điều 255 Bộ luật Tố tụng hình sự). Chúng ta có thể khẳng định rằng, bản án phạt tù đã có hiệu lực pháp luật và quyết định thi hành án là những điều kiện cần và đủ để thi hành hình phạt tù trên thực tế.
Như vậy có thể nói, trong tố tụng hình sự, điều kiện thi hành hình phạt tù chỉ có thể là bản án và quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật và quyết định thi hành hình phạt tù của Chánh án Tịa án khác cùng cấp được Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm ủy quyền ra quyết định thi hành án. Đây là hai điều kiện tiên quyết, là cơ sở có tính ngun tắc được pháp luật tố tụng hình sự quy định, buộc các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành hình phạt tù phải tuân theo trong việc đưa người bị kết án phạt tù vào thi hành hình phạt tại trại giam.