Giúp người mãn hạn tù tái hòa nhập để giảm tỷ lệ phạm tội

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn thi hành án phạt tù ở Việt Nam (Trang 114)

Tỷ lệ tái phạm từ những đối tượng đã chấp hành án phạt tù trở về ở Việt Nam hiện nay là tương đối cao, khoảng 28-30%. Mỗi năm có đến vài ba chục nghìn vụ phạm tội do tái phạm gây ra quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án tù, sẽ giải quyết được đáng kể tình trạng nhức nhối này

Con số tái phạm bình quân ở nhiều nước trong khu vực hiện duy trì ở mức 15-20%, trong khi đó ở Việt Nam đang là khá cao, gần 30%. Những tội phạm ma túy, trộm cắp, lừa đảo, cướp giật nguy cơ tái phạm rất cao. Tái nghiện ma túy cũng gần kề tái tội phạm ma túy. Còn các loại tội phạm khác

115

như kinh tế thì thường tái phạm ít hơn do họ có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng tốt. Tuy nhiên, đối với nhóm tội phạm kinh tế, chúng ta cũng không nên chủ quan đối với các loại tội lừa đảo, buôn bán tiền giả, hiện đang có tỷ lệ tái phạm khá cao.

Đại bộ phận những người chấp hành án tù trở về thường có hoàn cảnh gia đình khó khăn cho nên cần phải có chính sách quan tâm hơn của địa phương. Và một vấn đề quan trọng nữa là trách nhiệm của cơ quan thi hành án hình sự mà trước hết là các trại giam.

Chúng tôi cho rằng, từ trước đến nay, chúng ta thường chỉ giải quyết vấn đề đi theo chiều rộng, những vấn đề chung mà chưa đi vào từng vấn đề thực tiễn nổi cộm. Vì vậy, nếu quy định được xây dựng dựa trên thực tiễn, với mục đích tăng cường phòng ngừa, ngăn ngừa tái phạm của tội phạm mãn hạn tù. Theo tôi, không có phòng ngừa nào tốt bằng phòng ngừa từ chính các đối tượng có tiền án, tiền sự, bởi tỉ lệ tái phạm của các đối tượng này khá cao. Nếu phòng ngừa được số này sẽ làm giảm đáng kể số lượng cũng như tính chất của tội phạm trong toàn xã hội.

Khó khăn lớn nhất của người chấp hành án phạt tù xong trở về địa phương đó chính là việc tìm kiếm việc làm, bị người khác kỳ thị đối xử; thậm chí nhiều người còn rơi vào tình cảnh không có nơi nào để nương thân, Nếu như, phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam sẽ được tư vấn, trợ giúp về tâm lý nhằm định hướng và nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc của bản thân khi chấp hành xong án phạt tù. Đối với người chưa thành niên, chấp hành xong án phạt tù được ưu tiên học văn hóa, học nghề, giải quyết việc làm và hỗ trợ vay vốn để học tập, tìm kiếm việc làm ổn định cuộc sống. Nghị định cũng đặt ra yêu cầu

116

với chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng tuyên truyền và giáo dục cộng đồng để có sự quan tâm cụ thể đối với các đối tượng này nhất là về thái độ đối xử phải bình đẳng, gần gũi... tránh tình trạng người chấp hành án trở về bị bỏ rơi, bị lãng quên, bị liệt vào thành phần bất hảo. Mọi hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành xong án phạt tù đều bị nghiêm cấm.

Cần có một bước đột phá lớn về mặt pháp lý, song cũng chỉ là bước đệm. Làm được tốt hay không, đòi hỏi các ngành, các cấp phải có sự đồng lòng để đi đến kết quả cuối cùng. Chúng ta đã có kinh nghiệm tích lũy từ hàng chục năm trong làm công tác quần chúng, tuy nhiên lại chưa thật tập trung, quyết tâm, chưa gắn trách nhiệm với từng người, từng cấp.

117

KẾT LUẬN

1. Trong thi hành án hình sự, thi hành án phạt tù đóng một vai trò quan trọng. Nó đảm bảo cho bản án phạt tù có thời hạn, phạt tù chung thân của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được thực hiện trên thực tế, thể hiện sự chuyên chế của Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong việc kiên quyết xử lý những phần tử phạm tội mà Nhà nước xét thấy có thể giáo dục, cải tạo được để trả lại cho cộng đồng. Việc quy định thi hành án phạt tù trong Bộ luật tố tụng hình sự như vậy là nhằm góp phần tích cực vào việc bảo vệ sự an toàn, vững mạnh của chế độ, bảo vệ tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm, danh dự của công dân. Những vi phạm về trình tự, thủ tục trong thi hành án phạt tù đều bị coi là những hành vi vi phạm pháp luật; chúng không những xâm hại hoạt động đúng đắn của các cơ quan có nhiệm vụ thi hành án phạt tù, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người chấp hành án, mà còn làm giảm lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Như vậy, việc quy định thi hành án phạt tù còn đảm bảo sự dân chủ, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người chấp hành án, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.

2. Việc nghiên cứu thi hành án phạt tù, ngoài ý nghĩa về mặt lý luận, còn có ý nghĩa phục vụ nâng cao nhận thức của nhân dân nói chung, cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung về sự cần thiết phải thực hiện đúng, đầy đủ, chặt chẽ các quy định của pháp luật về thi hành án phạt tù, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm; giúp công dân có cơ sở pháp lý tham gia vào hoạt động thi hành án hình sự nói chung, thi hành án phạt tù nói riêng, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho người phải chấp hành án phạt tù được tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bên cạnh đó, nó có ý nghĩa cung cấp cứ liệu khoa học cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về thi hành án hình sự nói chung, thi hành án phạt tù nói riêng và

118

phục vụ các cơ quan chức năng trong việc hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định về thi hành án phạt tù. Như vậy, việc nghiên cứu thi hành án phạt tù có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

3. Thực tiễn thi hành án phạt tù cho thấy, công tác thi hành án phạt tù đã từng bước đi vào ổn định và có quy mô hơn trong phạm vi cả nước; đã có sự đổi mới cơ bản về công tác tổ chức quản lý thi hành án phạt tù, về nghiệp vụ, lề lối làm việc, phương pháp công tác, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan có nhiệm vụ thi hành án phạt tù.

Chất lượng giáo dục cải tạo phạm nhân và an ninh, an toàn, kỷ luật trại giam cũng đã có chuyển biến. Việc thực hiện chính sách, chế độ đối với phạm nhân đã đi vào nề nếp; công tác giáo dục cải tạo có chiều sâu với nhiều nội dung, hình thức phong phú mang tính nhân văn sâu sắc hơn (như việc tổ chức học tập pháp luật, xây dựng cuộc sống văn hóa cộng đồng phạm nhân, sinh hoạt văn hóa thể thao, giao lưu giữa thân nhân gia đình với phạm nhân và các thành phần xã hội...). Số lượng phạm nhân có chuyển biến về tư tưởng, thái độ cải tạo và tiến bộ tăng, số vi phạm kỷ luật, phạm tội mới giảm hẳn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong thi hành án phạt tù, còn không ít tồn tại cần được khắc phục như tỷ lệ tái phạm của những người đã chấp hành xong án phạt tù còn cao, chất lượng giáo dục, cải tạo phạm nhân còn thấp... Đây là những vấn đề cần được khắc phục trong thời gian tới.

4. Nâng cao hiệu quả thi hành án phạt tù là một việc làm không đơn giản, không phải là công việc một sớm, mà phải đòi hỏi sự kiên trì, lâu dài, thường xuyên bằng nhiều biện pháp vừa mang tính tổng thể vừa riêng biệt, cả ở cấp độ kế hoạch chung cho toàn xã hội và cấp độ chuyên ngành.

119

Trong những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án phạt tù, mỗi giải pháp đều có vai trò, vị trí quan trọng riêng, trong đó cần xác định rõ giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi hành án phạt tù là giải pháp cơ bản, hàng đầu, giải pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án phạt tù giải pháp tích cực, giải pháp về tổ chức, bộ máy của các cơ quan có nhiệm vụ thi hành án phạt tùlàgiải pháp then chốt.

Đồng thời, phải coi thi hành án phạt tù là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành dưới sự lãnh đạo thống nhất của các cấp ủy Đảng. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành án phạt tù phải mang tính đồng bộ, có hệ thống. Chỉ có như vậy, mới có thể nâng cao hiệu quả thi hành án phạt tù ở nước ta.

120

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997),

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000),

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(1990), Nxb Pháp lý, Hà Nội.

5. Bộ luật Tố tụng Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003.

6. Luật Thi hành án Hình sự năm 2010.

7. Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (1999), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (1999), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, thành phố Hồ Chí

Minh.

9. Bộ Tư pháp (1957), Tập luật lệ về tư pháp, Hà Nội.

10. Các quy định pháp luật về thi hành án (1998), Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

11. Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền (một số vấn đề cơ bản của Phần chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

12. Lê Cảm (1999), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình

121

13. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Lê Cảm (2009), Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 02/01/2001 của Bộ Chính trị "về một số

nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong hời gian tới"

23. Nghị quyết 49-NQ/TW, ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị "về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020".

24. Nguyễn Văn Đông, "Việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù

đối với người bị án tù chung thân mà hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ ngày 1 tháng 7 năm 2000", Tạp chí Kiểm sát, số 11, năm 2001.

122

25. Nguyễn Ngọc Hòa (1991), Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

26. Hoàng Ngọc Nhất, "Một số vấn đề cấp bách về thi hành án hình sự",

Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1, năm 2001.

27. Nguyễn Vạn Nguyên, ThS. Phạm Thanh Bình (1993), Những điều cần

biết về bắt người, tạm giữ, tạm giam... đúng pháp luật, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

28. Hoàng Mạnh Thường, "Về hoãn thi hành án phạt tù", Tạp chí Kiểm sát, số 5 năm 2000.

29. Tòa án nhân dân tối cao (1975), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự,

Hà Nội.

30. Toà án nhân dân tối cao (1976), Tâp hệ thống hóa luật lệ về tố tụng hình sự, Hà Nội

31. Tòa án nhân dân tối cao (1979), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, tập

II, Hà Nội.

32. Tòa án nhân dân tối cao (1995), Các văn bản về hình sự, dân sự và tố tụng, Hà Nội.

33. Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), Giáo trình luật tố tụng hình sự,

Hà Nội.

34. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật

học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

35. Đào Trí Úc chủ biên và các tác giả khác (1995), Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Võ Khánh Vinh (1994), Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt

123

37. Báo cáo Thi hành án của Chính phủ số12/BC-CP năm 2010

38. Báo cáo Thi Hành án cuả Văn phòng TW Đảng số 82/BC-VPTW năm

2011

39. Luật Hình sự CH Bun-ga-ria

40. Luật Tố tụng hình sự CH Bun-ga-ria

41. Luật Tố tụng dân sự CH Bun-ga-ria

42. Luật Thi hành án hình phạt CH Bun-ga-ria

43. Luật Tư pháp CH Bun-ga-ria

44. Luật về Bộ Nội vụ CH Bun-ga-ria

45. Luật công chức CH Bun-ga-ria

46. Tài liệu Hội thảo quản lý thi hành án các mô hình và kinh nghiệm quốc tế do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 28& 29-05-2009.

47. Tài liệu Hội thảo Thực tiễn thi hành Bộ luật Tố tung hình sự năm 2003 do Viện KSND tổ chức.

48. Chuyên đề Một số vấn đề thi hành án hình sự (2010) của Th.s Nguyễn Quang Lộc, Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.

49. Từ điển tiếng Hán, Đào Duy Anh

50. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.

51. Tài liệu của Trung tâm nghiên cứu nhà tù Quốc tế (2009) của GS.

RobAleen-Trung tâm Quốc tế về nghiên cứu nhà tù, Trường King’s College.

52. Tài liệu hội thảo hệ thống quản lý thi hành án dân sự và hình sự ở Trung Quốc, (2009).

53. Tham luận: về chuyển giaovề hệ thông thi hành án phạt tù từ Bộ Nội vụ sang Bộ Tư pháp Liên bang Nga quản lý của V.I Celverstov- Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học của cơ quan thi hành án Liên bang Nga.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn thi hành án phạt tù ở Việt Nam (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)