Thi hành án phạt tù tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa[44]

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn thi hành án phạt tù ở Việt Nam (Trang 32)

Tình hình hiện nay

Vào cuối năm 2005, Trung Quốc có 1.565.771 tù nhân đang bị giam giữ dưới sự quản lý của Bộ Tư pháp, những tù nhân này đang thụ án tù có thời hạn cố định, tù chung thân hay án tử hình với thời hạn tạm hoãn thi hành 2 năm. Hiện có 674 nhà tù, trong đó có 30 cơ sở giam giữ dành cho phạm nhân ở lứa tuổi vị và 29 nhà tù dành cho phạm nhân nữ.

Bộ Tư pháp có trách nhiệm chỉ đạo và giám sát việc thi hành án và cải tạo, giam giữ phạm nhân cũng như chỉ đạo và quản lý các vấn đề liên quan đến nhà tù. Bộ Tư pháp tiến hành những công việc này thông qua Cục quản lý nhà tù. Cục này có trách nhiệm giám sát và thanh tra việc thi hành các Bộ luật, quy chế và chính sách liên quan tới việc cải tạo, giam giữ tội phạm; quy hoạch xây dựng và phân bố nhà tù trên phạm vi toàn quốc; chỉ đạo việc thi hành án, quản lý các vấn đề nhà tù và giáo dục, cải tạo tù nhân; cũng như chỉ

33

đạo việc chế tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị cho hệ thống nhà tù.

Ngoài ra, vào năm 2005, ước tính có khoảng 100.000 người bị tạm giam chờ xét xử tại các trại giam do Bộ công an quản lý và hơn 800.000 người bị giam giữ hành chính. Có hai loại hình giam giữ hành chính: theo con số thống kê của chính phủ Trung Quốc, có hơn 500.000 người bị giam giữ hành chính tại các trại cải tạo lao động và năm 2005, và Báo cáo năm 2005 của Bộ Ngoại gia Hoa Kỳ về Quyền con người cho biết năm 2004 có 350.000 người bị giam giữ hành chính theo loại hình thứ hai, là loại hình dành cho các đối tượng nghiệm ma túy và mại dâm. Nếu đúng như vậy thì tổng số tù nhân ở Trung Quốc vào khoảng 2.500.000 người. Số tù nhân do Cục quản lý nhà tù thuộc Bộ Tư pháp kết án liên tục tăng từ giữa thập kỷ 90 đến nay . Bộ Tư pháp cũng có một bộ phận chịu trách nhiệm chỉ đạo và giám sát cải tạo thông qua lao động mặc dù Bộ Công an cũng đóng vai trò chính trong công tác này.

Bộ Tư pháp bắt đầu tham gia vào công tác quản lý cải tạo lao động năm 1983 khi Bộ Công an và Bộ Tư pháp quyết định phân chia công việc ở nhiều cơ quan giam giữ khác nhau. Theo nhiều quy định được ban hành trong giai đoạn từ 1983 đến 2008, Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát cải tạo lao động, về các công việc hành chính, giáo dục cảnh sát thực hiện nhiệm vụ cải tạo lao động và đào tạo nghiệp vụ cho người bị giam giữ.

Trên thực tế, Bộ Tư pháp và Bộ Công an đã đạt được nhiều bước tiến trong việc thiết lập cơ chế điều phối quản lý đào tạo lao động mặc dù “Ban Kiểm tra và Phê duyệt Cải tạo lao động” chủ yếu gồm các quan chức của Vụ Pháp lý, Bộ Công an. Phần lớn các văn bản quy phạn pháp luật liên quan đến cải tạo lao động đều do Bộ Công an ban hành.

34

Vai trò giám sát của Bộ Tư pháp không đơn thuần chỉ mang tính hình thức. Dường như Phòng Cải tạo Lao động khá tích cực trong quá trình đổi mới hệ thống, và một số cán bộ hiện đề xuất tư pháp hóa hệ thống này. Phòng Cải tạo lao động của Bộ Tư pháp là một trong những cơ quan chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu thống kê về số người bị giam giữ tại các trại cải tạo lao động.

Ở các tỉnh (các thành phố trực thuộc Trung Ương và các khu tự trị), các cơ quan tư pháp có trách nhiệm quản lý các nhà tù đóng trên địa bàn do họ phụ trách thông qua đơn vị có chức năng này. Như vậy, hầu hết các nhà tù đều do Sở Tư pháp các tỉnh/thành phố quản lý, điều hành và bản thân Bộ Tư pháp trực tiếp quản lý, điều hành một nhà tù.

Từ trước đến nay, việc cải tạo, phục hồi là vấn đề trung tâm trong công tác nhà tù ở Trung Quốc.Từ xa xưa, nhà tù ở Trung Quốc được coi là nơi cải tạo nhân cách của người tù. Trung Quốc ngày nay rất chú ý tới công tác giáo dục được tiến hành dưới nhiều hình thức. Việc cải tạo tù nhân về tư tưởng và chính trị vẫn được hết sức coi trọng. Ngày nay, những khóa học tập cải tạp mới đã được thiết kế riêng cho đối tượng bị giam giữ, trong đó có cả việc dạy tiếng Anh hay kỹ năng nghề nghiệp.

Giám sát của xã hội là loại hình phạt về hình sự độc đáo ở Trung Quốc, theo đó phạm nhân bị hạn chế tự do nhưng không phải ngồi tù. Như vậy, họ có thể được cải tạo dưới sự kiểm soát của cơ quan công an và sự giám sát của công chúng. Thời hạn giám sát của xã hội không dưới ba tháng nhưng cũng không vượt quá hai năm.

Theo Bộ Luật hình sự, nếu hoàn cảnh phạm tội của một người không nghiêm trọng và không cần thiết phải áp dụng hình phạt về hình sự thì người đó có thể được miễn trừ hình phạt này; tuy nhiên, tùy theo hoàn cảnh phạm

35

tội cụ thể, người đó có thể bị cơ quan có thẩm quyền khiển trách, bắt phải nói lời ăn năn, hổi cải, đưa ra lời xin lỗi, bồi thường tổn thất hoặc áp dụng hình phạt hay chế tài hành chính. Bộ Tư pháp hiện đang thử nghiệm nhiều loại hình án tù treo và biện pháp cải tạo.

Tạm đình chỉ thi hành án là cơ chế cho phép tạm đình chỉ thi hành một hình phạt về hình sự cụ thể đối với một người đã bị kết án với những điều kiện nhất định trong giai đoạn án treo nếu người đó đáp ứng các yêu cầu do luật pháp quy định. Cơ chế tạm đình thi hành án được áp dụng đối với một người đã bị kết án đáp ứng hai điều kiện sau đây: (1) người đó bị kết án giam giữ hình sự tù giam có thời hạn cố định nhưng không vượt quá ba năm; (2) căn cứ vào hoàn cảnh phạm tội và việc người đó thể hiện sự ăn năn, hối lỗi, có thể khẳng định chắc chắn sau khi quyết định tạm đình chỉ thi hành án được đưa ra, người đó sẽ không tiếp tục gây hại cho xã hội.

Để chuyên nghiệp hóa và đặt hệ thống này trong khuôn khổ pháp lý, vào tháng 5 năm 1983, các nhà tù và các trại cải tạo lao động được chuyển từ Bộ Công an sang Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp các tỉnh/ thành phố. Trước khi Luật Nhà tù năm 1994 được thông qua, hệ thống nhà tù ở CHND Trung Hoa được gọi là hệ thống cải tạo lao động. Trong nửa đầu thập kỷ 80, một số tỉnh bắt đầu sử dụng từ “nhà tù” mà cho đến nay vẫn ít dùng (tuy nhiên, mãi đến giữa thập kỷ 90 thì từ “nhà tù” mới được dùng phổ biến, ví dụ lúc đó ngay cả các cơ sở giam giữ laogai ở khu vực Tây Bắc lần đầu tiên chính thức được gọi là nhà tù).

Không rõ liệu đã nảy sinh các vấn đề cụ thể từ việc chuyển giao trách nhiệm hay chưa. Có ý kiến cho rằng việc chuyển giao trách nhiệm từ Bộ Công an sang Bộ Tư pháp diễn ra một cách ngẫu nhiên. Trên thực tế, Bộ Tư

36

pháp giải thể năm 1959 và mãi đến năm 1979 mới được khôi phục lại. Sau khi khôi phục lại, Bộ này đã được giao một loạt vai trò trách nhiệm mới.

Ngay từ đầu thập kỷ 80, việc giáo dục trong nhà tù đã trở thành một phần của kế hoạch giáo dục quốc gia, trong đó nhà tù được coi là trường học đặc biệt. Thách thức chính đối với hệ thống nhà tù trong thời gian qua liên quan tới việc giải quyết vấn đề nguồn lực.Từ trước đến nay, một phần ngân sách của nhà tù được huy động qua doanh nghiệp và thành quả lao động của tù nhân. Trung Quốc hiện đang triển khai công cuộc cải cách về công tác xử án nhằm tách nhà tù khỏi doanh nghiệp cũng như các chương trình nhằm chuyển nhà tù về các trung tâm dân cư và hiện đại hóa các phương pháp cải cách và tái xã hội hóa.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn thi hành án phạt tù ở Việt Nam (Trang 32)