Hoàn thiện những quy định của pháp luật về tổ chức thi hành án

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn thi hành án phạt tù ở Việt Nam (Trang 94)

Khoản 2, Điều 260 Bộ luật tố tụng Hình sự quy định: “Trong trường hợp người bị kết án đang tại ngoại, nếu quá thời hạn mà không có mặt tại cơ quan công an để chấp hành án thì người bị kết án sẽ bị áp giải”. Đây là quy định còn hết sức chung chung, gây ra khó khăn cho việc thực hiện, cụ thể là chưa quy định rõ cơ quan Công an mà người bị kết án đang tại ngoại phải có mặt để thi hành án là cơ quan Công an nào, cũng chưa quy định thủ tục áp

95

giải người bị kết án phạt tù đang tại ngoại không tự giác chấp hành quyết định thi hành án của Tòa án (chủ thể có thẩm quyền ra lệnh áp giải, chủ thể thực hiện lệnh …).Trong trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại bị chết thì Tòa án nhân dân phải ra văn bản gì để kết thúc việc thi hành án bởi nếu không có quyết định thì không có căn cứ để sau này xem xét việc xóa án tích, nếu ra quyết định thì thời điểm ban hành, nội dung quyết định thế nào cũng chưa được pháp luật quy định.

Như vậy, BLTTHS cần quy định rõ cơ quan Công an mà người bị kết án đang tại ngoại phải có mặt để chấp hành án phạt tù, bổ sung quy định về người có thẩm quyền ra quyết định áp giải, trình tự, thủ tục áp giải người bị kết án phạt tù quá thời hạn mà không có mặt để thi hành án (sửa đổi tương tự quy đinh về áp giải trong các điều 261,262,263 BLTTHS hiện hành), Trong trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại bị chết, Tòa án có thể ra quyết định đình chỉ thi hành án đồng thời ra quyết định xóa án tích cho họ.

Khoản 4 Điều 260 quy định trong trường hợp người đang chấp hành hình án phạt tù trốn khỏi trại giam thì cơ quan Công an ra quyết định truy nã. Tuy nhiên, trên thực tế, khi đang chấp hành hình án phạt tù trốn khỏi trại giam sẽ bị xem xét, xử lý về tội trốn khỏi nơi giam theo quy định tại Điều 311 BLHS. Việc xử lý hành vi này và truy nã đối tượng được thực hiện theo các trình tự tố tụng trong hoạt động điều tra vụ án hình sự do cơ quan Điều tra có thẩm quyền thực hiện. Do vậy, quy định tại khoản 4, Điều 260 là chưa đầy đủ, có thể bổ sung cho phù hợp với thực tế hoặc bỏ quy định này.

Các quy định về việc hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù

Theo quy định tại khoản 2 Điều 261 BLTTHS: Nếu quá 7 ngày kể từ ngày hết hạn hoãn chấp hành hình phạt tù, người bị kết án không có mặt tại

96

cơ quan công an, không có lý do chính đáng thì cơ quan Công an phải áp giải người đó đi chấp hành hình phạt tù.

Lý do chính đáng là những lý do gì, được trình bày với cơ quan Công an hay với cơ quan nào? Vấn đề này chưa được TANDTC hướng dẫn, do đó khi có lý do mà cơ quan Công an cho là chính đáng thì sẽ không thực hiện việc áp giải người bị kết án đi chấp hành hình phạt tù và nếu kéo dài có thể dẫn tới hết thời hiệu thi hành án hình sự.

- Theo quy định tại điểm a, khoản 1 điều 61 Bộ luật Hình sự. TANDTC mới chỉ hướng dẫn các trường hợp bị bệnh nặng được hoãn chấp hành hình phạt tù, nhưng chưa có hướng dẫn thế nào là sức khoẻ đã hồi phục (được hồi phục). Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền xác nhận (xác định) người bị kết án đã hồi phục sức khoẻ, có đủ sức khoẻ để chấp hành hình phạt tù? Đây là căn cứ quan trọng để Toà án ra quyết định thi hành án phạt tù khi lý do hoãn này đã hết.

Theo chúng tôi nên quy định hoặc có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này vì nếu không thì việc hoãn này kéo dài không có giới hạn. Thẩm quyền xác định sức khoẻ của người được hoãn chấp hành hình phạt tù cũng nên quy định là bệnh viện từ cấp tỉnh trở lên; người bị kết án bị bệnh nặng cũng cần có quy định việc khám, xác định sức khoẻ theo định kỳ 1 năm, 2 năm, 3 năm…/ một lần.

- Những trường hợp có lý do, có căn cứ để hoãn nhiều lần, kéo dài trong nhiều năm thì có thể được xét miễn chấp hành toàn bộ hoặc miễn chấp hành phần còn lại của hình phạt tù (đối với trường hợp trước khi được tại ngoại họ đã bị tạm giam, tạm giữ và thời hạn tạm giam, tạm giữ được trừ vào thời hạn phạt tù) hay không? Việc kéo quá dài thời hạn hoãn cũng gây nhiều khó khăn trong theo dõi, quản lý, giám sát của Toà án, cơ quan, tổ chức hoặc

97

chính quyền địa phương nơi người được hoãn chấp hành hình phạt tù làm việc hoặc thường trú. Theo chúng tôi, mặc dù chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, nhưng nếu người bị kết án phạt tù được hoãn chấp hành nhiều năm và trong nhiều năm đó họ không vi phạm pháp luật, không còn nguy hiểm cho xã hội, được chứng minh là họ đã hoàn lương, có nhiều thành tích trong hoạt động xã hội, chăm chỉ lao động, có ích cho xã hội… thì cũng được xét miễn theo quy định tại Điều 57 BLHS và vận dụng theo hướng dẫn tại tiểu mục b mục 2 Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán TANDTC số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 2/10/2007. Riêng đối với trường hợp miễn chấp hành phần hình phạt còn lại thì hầu như những người được hoãn chấp hành hình phạt tù không ai đáp ứng được điều kiện "đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt tù" vì thực tế thời hạn đã chấp hành của họ chỉ là thời hạn đã bị tạm giam, tạm giữ mà thôi.

Như vậy sẽ có sự không công bằng khi một người chưa phải chấp hành hình phạt tù một ngày nào thì có thể được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt tù, còn người đã chấp hành một phần hình phạt nhưng chưa được một nửa thì không được xét miễn phần hình phạt còn lại. Vấn đề này theo chúng tôi cũng cần có hướng dẫn cụ thể hoặc có sửa đổi cho phù hợp.

- Cho đến nay cũng không có quy định và hướng dẫn cụ thể về việc thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù có được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù hay không. Thực tiễn áp dụng thì thời gian được hoãn chấp hành hình phạt không được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù, tuy nhiên, nếu được quy định trong Điều 61 BLHS như quy định tại khoản 2 Điều 62 BLHS thì chặt chẽ hơn.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 263 về quản lý người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì trong trường hợp người được

98

hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Chánh án Tòa án đã cho hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định thi hành án để bắt họ chấp hành hình phạt tù. Ngay sau khi nhận đựơc quyết định này do Tòa án gửi đến, Cơ quan Công an cùng cấp phải tổ chức bắt, áp giải người bị kết án đi chấp hành hình phạt tù. Với quy định này, thực tiễn thi hành án gặp phải vướng mắc là nếu người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành án có có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến mức độ phải bị xử lý hình sự, bị khởi tố điều tra theo quy định của BLTTHS, có thể bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho yêu cầu điều tra vụ án thì việc Chánh án Tòa án ra quyết định thi hành hình phạt tù là không phù hợp.

Chúng tôi cho rằng, khoản 2 Điều 263 cần được bổ sung một quy định về cách thức giải quyết đối với trường hợp người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành án có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, bị khởi tố điều tra, bị tạm giữ, tạm giam theo hướng Chánh án Toà án không ra quyết định thi hành hình phạt tù mà ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với họ để phục vụ yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội mới.

Theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 61 Bộ Luật hình sự thì người bị xử phạt tù “là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt được hoãn đến một năm” Thực tế, đã có nhiều trường hợp được Tòa án cho hoãn đến một năm, có khi được Tòa án cho hoãn nhiều lần, tổng số thời giam được hoãn của các lần nhiều hơn một năm nhưng điều kiện sống của gia đình bị án vẫn rất khó khăn không được cải thiện. Do đó, cần thiết phải quy đinh cụ thể số lần hoãn tối đa

99

của mỗi lần hoãn chấp hành hình phạt tù để bảo đảm hiệu lực của bản án, đồng thời thể hiện tính nhân đạo cua Đảng và Nhà nước ta.

Mặt khác, để đảm bảo cho quyết định của Chánh án Tòa án được đảm bảo chính xác, chúng tôi xin kiến nghị nên có một Hội đồng xem xét thực tế trên cơ sở các tiêu chí được quy định cụ thể để xác định tình trạng của từng đối tượng trước khi Chánh án ra quyết định hoãn thi hành án phạt tù. Hội đồng này gồm các thành phần: đại diện của Tòa án, đại diện chính quyền địa phương nơi người bị kết án phạt tù cư trú; đại diện cơ quan Công an và đại diện Viện Kiểm sát. Các ý kiến tham gia của Hội đồng sẽ tạo điều kiện cho quyết định của Chánh án Tòa án đúng đắn, chặt chẽ và có trách nhiệm hơn. Cải cách tư pháp và một số kinh nghiệm của nước ngoài về thi hành án phạt tù Ngày 2/6/2005, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Nghị quyết đề ra mục tiêu tổng quát là xây dựng nền tư pháp “trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn thi hành án phạt tù ở Việt Nam (Trang 94)