Thực trạng tình hình thi hành án phạt tù

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn thi hành án phạt tù ở Việt Nam (Trang 65)

3.1.1. Tình hình thi hành án phạt tù giai đoạn 1945 - 1954

Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, để củng cố, bảo vệ chính quyền nhân dân non trẻ, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã bắt giữ, xử lý bọn phạm tội, nhất là bọn chống phá cách mạng, đưa vào giam giữ trong các trại giam. Từ đó hệ thống trại giam của nước ta được hình thành. Ở Trung ương có 3 trại giam: Hỏa Lò, Hà Nội; Kỳ Sơn, Hòa Bình và trại giam Thanh Hóa; các tỉnh đều có trại giam. Hệ thống trại giam lúc đó, ngoài việc giam giữ, cải tạo, giáo dục những đối tượng đã có án tù về tội chính trị hay tội hình sự thường, còn giam giữ, cải tạo những người bị quyết nghị đưa đi án trí, giam giữ những đối tượng đang bị điều tra.

Cuối năm 1946, để đảm bảo an toàn cho các trại giam, chúng ta đã chuyển các trại giam vào vùng rừng núi và vùng tự do. Trong giai đoạn từ năm 1946 đến 1954, số phạm nhân đã tăng lên đến gần 10.000 người, nên số

66

lượng các trại giam cũng tăng lên: đến năm 1954, trong toàn quốc đã có 15 trại giam, chưa kể các trại giáo hóa ở Nam Bộ. Nhiệm vụ chính của các trại giam thời kỳ này là quản lý chặt chẽ phạm nhân, phục vụ công tác khai thác đánh địch và cải tạo phạm nhân. Tuy nhiên, do điều kiện kháng chiến còn nhiều khó khăn, ta lại chưa có kinh nghiệm trong việc giam giữ, quản lý phạm nhân, nên thời kỳ này còn nặng về việc giam giữ hà khắc, cùm xiềng đối với phạm nhân.

3.1.2. Tình hình thi hành án phạt tù giai đoạn 1954 - 1975

Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, thi hành lệnh đại xá của Chủ tịch nước, tháng 10 năm 1954, các trại giam trong toàn quốc đã tha khoảng 6.000 phạm nhân và trao trả cho phía Pháp khoảng 500 phạm nhân. Số phạm nhân còn lại khoảng 3.000 người, chủ yếu là các đối tượng phạm tội hình sự.

Ở miền Bắc, thời kỳ này, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong giai đoạn này, số lượng phạm nhân tăng tương đối nhanh, lúc cao nhất lên tới 27.000 người. Đối tượng phải chấp hành án phạt tù chủ yếu là bọn gián điệp, tình báo, phản động, bọn hoạt động phỉ, bọn địa chủ, cường hào gian ác, bọn lưu manh chuyên nghiệp. Trong thời gian này, Cục Lao cải quản lý 3 trại giam, các Khu Công an quản lý 10 trại giam; các Ty Công an quản lý 5 trại giam. Số lượng phạm nhân mỗi trại khoảng từ 500 người đến 1.000 người. ở thời kỳ này, đã có sự phân biệt giữa những người có án phạt tù với những người bị giam cứu để điều tra.

Đến cuối năm 1975, ta đã tổ chức lại số trại giam từ 25 trại giam xuống còn 17 trại giam, giam giữ khoảng 17.000 người, trong đó có khoảng 10.000 bị tập trung, cải tạo.

67

Từ năm 1961 đến năm 1964, để chuẩn bị đối phó với âm mưu của đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, chúng ta đã tập trung, giáo dục, cải tạo những phần tử có hành động nguy hại đối với an ninh của đất nước. Thời kỳ này, số đối tượng bị giam giữ trong các trại giam khoảng 20.000 người, trong đó có 77% là đối tượng bị tập trung cải tạo.

3.1.3. Tình hình thi hành án phạt tù từ năm 1975 đến nay

Sau ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng, thực hiện Chỉ thị số 218 và 219 của Ban Bí thư Trung ương, số đối tượng bị bắt thuộc diện tình báo, gián điệp, cầm đầu ngụy quân, ngụy quyền, lưu manh chuyên nghiệp... tăng nhanh. Đến cuối năm 1979, số đối tượng bị giam giữ trong các trại giam đã lên tới khoảng 96.000 tên. Trong thời kỳ này, để có đủ cơ sở giam giữ, Bộ Công an đã thành lập thêm 10 trại giam ở phía Nam do Cục Cảnh sát trại giam quản lý. Công an các địa phương cũng đã thành lập thêm các trại cải tạo, tổng số 53 trại giam, đó là chưa kể các nhà tạm giữ, trại tạm giam. Từ đó hình thành 2 cấp: Bộ (Cục Cảnh sát trại giam), quản lý 27 trại giam, giam giữ các đối tượng cầm đầu các đảng phái phản động, các sĩ quan cấp cao, các bộ trưởng, tổng trưởng ngụy quân, ngụy quyền cũ, các sĩ quan tình báo có nhiều nợ máu với nhân dân... Công an các địa phương quản lý 26 trại giam, giam giữ số đối tượng chủ yếu là sĩ quan, viên chức cấp thấp và những phạm nhân bị phạt tù với mức án thấp.

Ở thời kỳ này, tình hình kinh tế - xã hội của nước ta còn gặp nhiều khó khăn, lượng thực, thực phẩm và các loại hàng tiêu dùng rất khan hiếm. Trong lúc đó, số lượng phạm nhân đông, có trại giam giam giữ tới 5.000 người, nên đời sống phạm nhân gặp khó khăn, không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường, dẫn đến tình trạng phạm nhân suy kiệt, nhất là ở các tỉnh phía Bắc.

68

Đến năm 1982, Cục Cảnh sát trại giam được gọi là Cục Cảnh sát quản lý và cải tạo phạm nhân, quản lý 11 trại giam giam giữ số phạm nhân hình sự có mức án từ 10 năm tù trở lên, số phạm nhân phạm tội phản cách mạng, số đối tượng bị tập trung giáo dục, cải tạo thuộc diện cầm đầu cốt cán trong bộ máy của chế độ ngụy quân, ngụy quyền cũ, số đối tượng thuộc diện tập trung cải tạo dài hạn. Các trại giam thuộc Công an các tỉnh giam giữ, giáo dục, cải tạo số phạm nhân và số đối tượng cải tạo không thuộc diện trên.

Từ năm 1982 đến năm 1986, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội dần dần ổn định hơn. Theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền, các trại giam đã tha một số đối tượng ngụy quân, ngụy quyền bị tập trung giáo dục, cải tạo. Số phạm nhân trong toàn quốc thời gian này giảm xuống còn khoảng 40.000 người.

Từ năm 1987 đến năm 1993, số phạm nhân ở mỗi trại giam thuộc Công an tỉnh quản lý chỉ còn khoảng trên 100 người với điều kiện giam giữ hạn chế, cơ sở vật chất kém. Tính đến thời điểm này, Cục Cảnh sát quản lý và cải tạo phạm nhân quản lý 16 trại giam, Công an các địa phương quản lý 43 trại giam.

Sau khi Pháp lệnh thi hành án phạt tù được ban hành, Cục Cảnh sát quản lý và cải tạo phạm nhân quản lý tất cả các trại giam trong cả nước, gồm: 10 trại giam loại I, 18 trại giam loại II, 20 trại giam loại III. Bộ Công an cũng đã quyết định thành lập phân trại thi hành án phạt tù tại 61 trại tạm giam của Công an các tỉnh, thành phố.

Số lượng người phải chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân tăng. Theo thống kê của Cục Cảnh sát quản lý trại giam, Bộ Công an, số người bị kết án tù phải chấp hành án tại các trại giam tăng rất nhanh, đặc biệt trong năm 1999, 2000: thời điểm năm 1993 có 14.789 người, năm 1994 có

69

19.387 người, năm 1995 có 20.953 người, năm 1996 có 27.426 người, năm 1997 có 31.063 người, năm 1998 có 36.336 người, năm 1999 có 45.000 người; năm 2000 có 70.000 người; năm 2001 có 80.000 người. Ngoài ra, có 10.040 người có quyết định thi hành án phạt tù bỏ trốn. Như vậy, số người bị kết án tù phải chấp hành án tại trại giam năm 2000 tăng 155% so với năm 1999 và tăng 473% so với năm 1993. Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân do tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, có nguyên nhân do trong Bộ luật hình sự năm 1985 cũng như Bộ luật hình sự năm 1999 của nước ta, 100% các điều luật quy định tội phạm và hình phạt đều có chế tài hình phạt tù. Vì vậy, số người bị kết án tù chung thân, tù có thời hạn luôn chiếm tỷ lệ cao (80%) so với tổng số người bị kết án.

Theo báo cáo của chính phủ về thi hành án phạt tù năm 2010[35]

+ Số lượng người có án phạt tù:

Đến hết tháng 9/2009, số người có án phạt tù chuyển sang là: 136.006 người; từ 01/10/2009 đến 31/07/2010, số tăng 51.517 người, số giảm 48.054 người. Đến ngày 31/7/2010, còn 139.469 người có án phạt tù (so với tháng 9/2009 tăng 3.463 người = 2,5%, trong đó:

+ 110.038 người (nam 97.035; Nữ 13003) đang chấp hành án tại các trại giam

+ 10.101 người (Nam 9.333; Nữ 768) đang chấp hành án tại các trại tạm giam..

+ 13.548 người có án phạt tù đang giam giữ tại các trại giam, nhà tạm giữ (bao gồm: 6.477 người bản án đã có hiệu lực pháp luật đang chờ bản án, quyết định thi hành án của Tòa án va 6.057 người đang hoàn tất các thủ đưa đến chấp hành ántại các trại giam).

70

+ 5.782 người có án phạt tù còn ngoài xã hội (bao gồm: 2.814 người đang được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án theo Điều 61.62 của Bộ luật hình sự; 280 người hết thời hạn hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án và 155 người bản án đã có hiệu lực pháp luật đang tại ngoại, nhưng cơ quan Công an chưa nhận được quyết định thi hành án của Tòa án; 44 trường hợp đang chờ giải quyết thời hiệu; 499 trường hợp đã có quyết định thi hành án nhưng đang điều trị bệnh, phụ nữ đang có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn nên chưa tiến hành áp giải (xin xem Phụ lục số VII). Đến nay, còn 1.990 người trốn thi hành án từ trước đến nay chưa bắt thi hành án được (trong đó có: 1.830 trường hợp đã ra lệnh truy nã; 160 trường hợp chưa ra lệnh truy nã do chưa rõ lai lịch, đặc điểm nhận dạng và đang xác minh nơi cư trú để làm thủ tục ra lệnh truy nã).

Trong tổng số 120.139 phạm nhân (PN) đang chấp hành án tại các trại giam, trại tạm giam thì có 106.368 PN nam, 13.771 PN nữ; 283 PN có quốc tịch người nước ngoài (thuộc 18 quốc tịch). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về độ tuổi:1.323 dưới 18 tuổi; 55784 từ 18 đến dưới 30 tuổi; 46.460 từ 30 đến dưới 45 tuổi; 15.209 từ 45 đến dưới 60 tuổi; 1.363 từ 60 tuổi trở lên.

Về tội danh có: 28.387 phạm nhân phạm các tội về xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự của con người (gồm:11.541 phạm tội giết người; 5.295 phạm tội hiếp dâm; 9.566 phạm tội cố ý gây thương tích,các tội khác còn lại 1.985) 35.360 phạm các tội về xâm phạm sở hữu (gồm 11.435 phạm tội trộm cắp tài sản; 19.402 phạm các tội cướp va cươp giật tài sản, 4.523 phạm các tội khác về xâm phạm sở hữu); 1.653 phạm các tội về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; 89 phạm các tội về môi trường; 42765 phạm các tội về ma túy; 80.60 phạm các tội vê xâm phạm an toàn trật tự công cộng; 500

71

phạm các tội về xâm phạm hoạt động tư pháp; 2.349 phạm các tội khác còn lại được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Về mức án có: 4.706 chung thân ; 993 trên 20 đến 30 năm; 11.683 từ trên 15 đến 20 năm; 33.687 từ trên 7 đến 15 năm; 37.093 từ trên 3 đến 7 năm và 31.977 từ 3 năm trỏ xuống.

- Kết quả tổ chức thi hành án phạt tù:

+ Về tổ chức đưa người bị kết án tù đến trại giam, trại tạm giam chấp hành án: thực hiện Pháp lệnh thi hành án phạt tù, năm 2010 Công an các địa phương đã nhận được 53.906 quyết định thi hành án phạt tù do Tòa án các cấp chuyển đến trong đó đã làm thủ tục và tổ chức đưa 47.350 người đến trại giam, trại tạm giam chấp hành hình phạt theo đúng quy định của pháp luật, còn 6.057 trường hợp các trại tạm giam đang hoàn tất thủ tục để đưa đi chấp hành án và 499 trường hợp ở ngoài xã hội chưa áp giải do cơ quan Công an mới nhận được quyết định thi hành án, đang xác minh, hoặc do bị án đang điều trị bệnh, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, gia đình đặc biệt khó khăn… Trong 10 tháng qua, các trại gia, trại tạm giam đã làm thủ tục trả tự do cho 39.934 phạm nhân hết án, đặc xá, miễn chấp hành hình phạt theo Nghị quyết 33 của Quốc hội.

+ Công tác thực hiện chế độ giam giữ: để đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn trại, Bộ Công an đã chỉ đạo các trại giam,trại tạm giam căn cứ vào tính chất tội phạm và mức án để phân loại phạm nhân có mức án từ trên 15 năm, tù chung thân, thuộc loại tái phạm nguy hiểm giam riêng với khu giam giữ phạm nhân có mức án dưới 15 năm; phạm nhân nữ, người chưa thành niên được tổ chức khu giam giữ riêng theo đúng quy định. Đồng thời, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ nắm tình hình, tổ chức điều chuyển,chia tách số đối tượng cùng băng nhóm, số đối tượng thường xuyên chống phá, vi

72

phạm nội quy, kỷ luật trại giam để phân hóa, giáo dục, cải tạo. Thường xuyên duy trì công tác kiểm tra, kiểm soát các khu giam giữ, thu các vật cấm; tổ chức nghiêm việc tuần tra, canh gác, diễn tập phương án phàng chống đột xuất và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi đơn vị đóng quân.

Theo báo kết quả thi hành án phạt tù năm 2011[36]

Về công tác thi hành án phạt tù: Là năm đầu tiên triển khai Luật Thi hành án hình sự, nên việc xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và tổ chức quán triệt, tuyên truyền pháp luật được đặc biệt chú trọng. Công tác thi hành án phạt tù đã được Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

Thi hành án phạt tù do Bộ Công an đảm nhiệm: tính đến ngày 31-7- 2011, có 138.691 người bị kết án tù (giảm 778 người so với cùng kỳ năm 2010). Trong đó có 117.543 phạm nhân (104.749 nam, 12.794 nữ) đang chấp hành án tại các trại giam, tạm giam, số còn lại đang ở nhà tạm giam, án chưa có hiệu lực, người bị phạt tù đang ở ngoài xã hội… Có 307 phạm nhân có quốc tịch nước ngoài (thuộc 20 quốc tịch).

Về độ tuổi, có 1.192 phạm nhân dưới 18 tuổi; 22.584 phạm nhân từ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi; 50.505 phạm nhân từ 30 tuổi đến dưới 45 tuổi; 45.204 phạm nhân từ 45 tuổi đến dưới 60 tuổi; 1.241 phạm nhân từ 60 tuổi trở lên.

Về tội danh, có 26.918 phạm nhân phạm tội về xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự con người (gồm 12.256 phạm tội giết người; 9.228 phạm tội cố ý gây thương tích; 4.366 phạm tội hiếp dâm; 1.068 phạm tội khác); 35.457 phạm tội xâm phạm sở hữu; 45.122 phạm tội về ma túy; 1.357 phạm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; 110 phạm tội về môi trường; 6.684 phạm tội về xam phạm an toàn, trật tự công cộng; 477 phạm các tội về trạt tự

73

quản lý hành chính; 661 phạm tội về chức vụ; 136 phạm các tội về xâm phạm hoạt động tư pháp; 621 phạm các tội khác.

Về công tác đặc xá năm 2011, Chủ tịch nước đã ký quyết định đặc xứ cho 10.535 người. Thông qua đặc xá, nhiều phạm nhân và gia đình đã tự nguyện thực hiện hình phạt bổ sung là tiền, án phí, bồi thường dân sự cho cơ quan thi hành án và phạm nhân nộp cho trại giam khoảng 157 tỉ đồng và 46.500 đô la Mỹ.

Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với phạm nhân được quan tâm chế độ ăn được nâng cao, đảm bảo sức khỏe cho phạm nhân trong thời gian chấp hành án. Đã mở 91 lớp học văn hóa phổ cập tiểu học và xóa mù chữ cho 5.496 phạm nhân; 936 lớp chính trị thời sự cho 68.212 lượt phạm nhân; 1.434 lớp học cho 45.483 lượt phạm nhân mới đến trại, tạm giam học tập về Luật hình sự, Luật Thi hành án hình sự… Tổ chức dạy nghề, truyền thống thủ công mỹ nghệ, xây dựng, cơ khí, hàn, rèn, mộc, may, thêu… cho 17.560

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn thi hành án phạt tù ở Việt Nam (Trang 65)