Thi hành án phạt tù tại các nước khác (kể cả Anh và Wales)[44]

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn thi hành án phạt tù ở Việt Nam (Trang 36)

Chức năng giám sát công tác quản lý, điều hành nhà tù ở Anh và Wales thuộc về Bộ Nội vụ cho đến tháng 5 năm 2007. Như vậy đây là một trong hai quốc gia duy nhất trong số 47 quốc gia thành viên của Hội đồng Châu Âu mà ở đó trách nhiệm quản lý nhà tù không thuộc về Bộ Tư pháp. Quốc gia thứ hai là Tây Ban Nha có hệ thống nhà tù trực thuộc Bộ Nội vụ, mặc dù trong chính phủ tự trị Catalonia, trách nhiệm đó thuộc về Bộ Tư pháp. Vào ngày 9 tháng 5 năm 2007, Bộ Tư pháp mới được thành lập tiếp nhận trách nhiệm quản lý hệ thống nhà tù tại Anh và Wales. (Ở Xcốtlen, Cục Tư pháp đảm nhiệm việc quản lý nhà tù năm 1999). Sự thay đổi này đã xếp Anh và Wales cùng hàng với hầu hết các nước trên thế giới có Bộ hay Cục Tư pháp đảm nhiệm chức năng giám sát công tác quản lý/điều hành các nhà tù, thường thông qua một cơ quan thừa hành.

Việc quản lý các hoạt động liên quan tới tù giam và tù treo là trách nhiệm của Cơ quan Quản lý phạm nhân Quốc gia (NOMS) – một cơ quan

37

thừa hành của Bộ Tư pháp. Nhiệm vụ của NOMS là thực thi các bản án và quyết định từ các tòa án của Anh và Wales thông qua việc ủy thác các dịch vụ liên quan tới phạm nhân là người trưởng thành đang bị giam giữ trong nhà tù hay quản thúc ở ngoài cộng đồng cho các tổ chức nhà nước, tư nhân và bên thứ ba; cung cấp các dịch vụ công liên quan tới tù giam; và giám sát các Ban và Cơ quan ủy thác có chức năng cung cấp các dịch vụ công liên quan tới tù treo. Các chi tiết về cách thức hoạt động của Cơ quan này được trình bày trong Văn kiện khung của Cơ quan.

Ở hầu hết các nước Châu Âu, có mối liên quan chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà tù và cơ quan chịu trách nhiệm giám sát phạm nhân bị quản thúc ở cộng đồng. Có khá ít quốc gia tổ chức hoạt động liên quan tới tù treo theo mô hình của Anh và Wales . Còn có nhiều mô hình tổ chức khác theo xu hướng kết hợp các hoạt động chăm sóc, cải tạo phạm nhân trong nhà tù và ở ngoài cộng đồng. Ví dụ, ở Itali, Cục Quản lý các trại cải tạo có trách nhiệm thực hiện cả hai cả hai mảng hoạt động này thông qua cơ quan Giam giữ và Xử lý tội phạm và Cơ quan Thi hành các hình phạt ở cộng đồng. Hầu hết các nước Xcăng-đi-na-vi có các cục/vụ quản lý chung cả tù giam và tù treo. Trên thực tế, điều đó thường có nghĩa là các cục/vụ này có chung cơ quan đầu não với chức năng hoạch định chính sách và giám sát, còn các đơn vị tác nghiệp thì tách riêng. Khi dịch sang tiếng Anh, người ta cũng sử dụng “probation” (tù treo/ án treo) nhưng cách thức thực hiện thì khác với mô hình áp dụng ở Anh và Wales.

1.5.5. Thi hành án phạt tù tại Bungaria

Khái quát về lịch sử phát triển nhà tù và vấn đề quản lý thi hành án hình sự của Bun-ga-ria

38

Hình phạt tù và hệ thống tổ chức, quản lý các nhà tù, trại tạm giam. Theo quy định của Bộ luật Hình sự Bun-ga-ria, hình phạt tù có 3 loại: tù chung thân suốt đời, tù chung thân có khả năng giảm xuống tù có thời hạn va tù có thời hạn. Công tác quản lý nhà tù, trại tạm giam do Tổng cục thi hành án hình phạt, Bộ Tư pháp đảm nhiệm.

Phạm nhân được phân loại để giam giữ tại các cơ sở giam giữ phù hợp với giới tính, mức độ nghiêm trọng của hành vi tội phạm, thái độ cải tạo của họ cũng như yêu cầu của công tác giáo dục cải tạo đối với họ. Cụ thể: Phụ nữ, người chưa thành niên được giam giữ riêng: phạm nhân tái phạm được giam giữ tại nhà tù, hostel theo chế độ chặt chẽ (closed); phạm nhân phạm tội lần đầu bị kết án từ 5 năm trở xuống được giam giữ ở phân trại “mở” (open) và phân trại “chuyển tiếp” (transitional) giam giữ các phạm nhân có thái độ cải tạo tốt, đã có thời gian ít nhất 6 tháng cải tạo tại phân trại “closed” và thời gian chấp hành hình phạt còn lại không quá 5 năm.

Chế độ giam giữ được phân thành 4 loại: nhẹ, chung, nghiêm khắc và đặc biệt nghiêm khắc. Chế độ nhẹ được áp dụng đối với người bị kết án đến 5 năm tù về tội vô ý hoặc về tội cố ý nhưng bị kết án không quá một năm tù, trừ các tội chống nhà nước, cướp, trộm cắp, lừa đảo, …; chế độ chung được áp dụng đối với những người bị kết án do vô ý phạm tội hoặc phạm tội cố ý nhưng hình phạt không quá 5 năm;

Chế độ nghiêm khắc được áp dụng đối với những người lần đầu phạm tội bị kết án phạt tù trên 5 năm về tội gây cố ý hoặc dưới năm 5 tù nhưng phạm nhiều tội; chế độ đặc biệt nghiêm khắc được áp dụng đối với những người tái phạm, trốn trại, nguy hiểm cho cộng đồng, những người bị kết án phạt tù trên 15 năm.

39

Việc quản lý, giám sát chung về cơ sở giam giữ do Bộ Tư pháp đảm nhiệm. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cơ cấu tổ chức các cơ sở giam giữ. Việc quản lý trực tiếp các cơ sở giam giữ do Tổng cục thi hành hình phạt trực thuộc Bộ Tư pháp đảm trách. Nhà tù, trại cải tạo và cơ sở tạm giam do Tổng cục thi hành hình phạt quản lý. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Tổng cục thi hành hình phạt, các cơ sở giam giữ cũng như chức danh công việc của công chức và người làm việc tại các cơ sở giam giữ.

Hệ thống tổ chức của Tổng cục thi hành hình phạt bao gồm: Tổng Cục trưởng và 3 Phó Tổng cục trưởng; 4 vụ, cục (Cục bảo vệ, Cục các hành động xã hội và giáo dục lao động phạm nhân, Cục cải tạo và Vụ các vấn đề tổ chức và kiểm tra hoạt động thi hành hình phạt) và hệ thống các cơ sở giam giữ, trung tâm đào tạo cũng như các trường hoạc dành cho phạm nhân. Cho đến thời điểm hiện tại, lực lượng công tác tại cơ sở giam giữ do Tổng cục thi hành hình phạt quản lý 4.776 người.

Vấn đề bảo vệ an ninh

Việc bảo đảm an ninh, trật tự tại các cơ sở giam giữ do Cục Bảo vệ thuộc Tổng cục thi hành hình phạt, Bộ Tư phát đảm trách. Cần nói thêm rằng tại thời điểm chuyển chức năng quản lý thi hành hình phạt từ Bộ Nội vụ sang Bộ Tư pháp (1990) thì công việc bảo vệ các cơ sở tạm giam (Invesgative Arest) vẫn do Bộ Nội vụ đảm nhiệm. Lực lượng này được chuyển toàn bộ cho Bộ Tư Pháp quản lý kể từ năm 1998. Kể từ 01/05/2006 Bộ trưởng Bộ Tư pháp trực tiếp tuyển dụng, phong cấp hàm, trả lương và các chế độ khác cho lực lượng bảo vệ theo quy định của Luật về Bộ Nội vụ.

Mặc dầu đều trực thuộc Tổng cục thi hành hình phạt, nhưng lực lượng bảo đảm an ninh, trật tự tại các cơ sở giam giữ được tổ chức thành 2 bộ phận

40

(2 Sections) độc lập vào năm 2005 theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự: Bộ phận bảo vệ nhà tù và các cơ sở giam giữ người đã thành án và bộ phận bảo vệ các nhà tạm giam. Lực lượng làm công tác bảo vệ tại các nhà tù và các cơ sở giam giữ kiểm soát an ninh và phục trách mọi vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự tại các nhà tù và cơ sở giam giữ. Việc tổ chức thành 2 bộ phận độc lập xuất phát từ tính chất và yêu cầu bảo vệ khác nhau giữa những người đã thành án và những người đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

Một vấn đề cũng rất đáng lưu ý là mặc dù Bộ Tư pháp có lực lượng bảo vệ nhà tù và các cơ sở giam giữ riêng, nhưng luật quy định khi cần thiết, Bộ Tư pháp có quyền yêu cầu lực lượng đặc nhiệm của Bộ Nội vụ hỗ trợ để lập lại trật tự, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho nhà tù và các cơ sở giam giữ.

Bảo đảm an ninh cho các cơ sở tư pháp

Việc đảm bảo an ninh cho các cơ quan tư pháp do Cục bảo vệ, Bộ Tư pháp đảm nhiệm. Lực lượng bảo vệ các cơ quan tư pháp hoạt động độc lập với lực lượng bảo vệ nhà tù và các cơ sở giam giữ, kể cả các trại tạm giam, có nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho các cơ quan tư pháp, bảo vệ nạn nhân, nhân chứng, dẫn giải bị can, bị cáo, thực hiện công tác kiểm tra an ninh cac công sở của cơ quan tư pháp.

Tổng quan về pháp luật và vấn đề bảo đảm tính thống nhất pháp luật và tư pháp Châu Âu tại Bun-ga-ria

Về khung pháp lý liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp và công tác thi hành án hình sự phải kể đến Bộ luật hình sự 2008, Bộ luật Tố tụng hình sự 2008, Luật tư pháp 2008 (luật này quy định cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp, mối quan hệ giữa các cơ quan này cũng như mối quan hệ giữa cơ quan tư pháp với cơ

41

quan lập pháp và hành pháp) và Luật thi hành hình phạt. Đây là những đạo luật quan trọng nhất đã được ban hành sửa đổi bổ sung sau khi Bun-ga-ria trở thành thành viên của Cộng đồng chung Châu Âu (EU). Phải nói rằng, để nhập EU Bun-ga-ria đã có nhiều cải cách thiết chế và thể chế theo chuẩn mực chung của Cộng đồng. Đặc biệt, trong chế độ đa nguyên thì những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền tự do, dân chủ, nhân quyền luôn được quan tâm và sử dụng như một biện pháp trong đấu tranh dành ảnh hưởng chính trí giữa các đảng phải. Điều này có thể là một trong những nhân tố để lý giải tại sao Luật tư pháp 2008 quy định điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán phải là những người trung lập, không tham gia đảng phái nào và cũng lý giải tại sao Luật thi hành hình phạt được ban hành lần đầu vào năm 1969 tính đến nay đã qua 28 lần sửa đổi, bổ sung liên quan đến tổ chức và chế độ giam giữ, cải tạo.

42

Chương II

CÁC QUY ĐỊNH VỀ THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn thi hành án phạt tù ở Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)