Thi hành án phạt tù tại Thái Lan[44]

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn thi hành án phạt tù ở Việt Nam (Trang 29)

Tình hình hiện nay

Vào tháng 7-2007, Thái Lan có số tù nhân là 165.316 người, tức là 253 tù nhân trên 100.000 người dân. Hiện có 137 cơ sở giam giữ duới sự quản lý của Cục cải tạo và Giam giữ phạm nhân mà từ tháng 10-2002 đã chuyển về Bộ Tư pháp sau 69 năm ở Bộ Nội vụ. Trách nhiệm quản lý đối tượng phạm tội lứa tuổi vị thành niên thuộc về Cục Theo dõi và Bảo vệ lứa tuổi vị thành

30

niên trực thuộc Bộ Tư pháp, cũng là Bộ chủ quản của Cục quản lý tù treo. Các tòa án ở Thái Lan có quyền quyết định các hình thức phạt không giam giữ như phạt tiền, lao động công ích thay cho phạt tiền và các án treo có hoặc vô điều kiện. Các phạm nhân lao động công ích dưới sự giám sát của cán bộ quản lý tù treo, cán bộ chính quyền, các tổ chức cung cấp dịch vụ xã hội hoặc hoạt động vì mục đích từ thiện. Ngoài ra, tùy theo mức độ rủi ro và nhu cầu của phạm nhân cũng như hoàn cảnh phạm tội của họ, Tòa án có thể tạo thêm điều kiện để giúp họ hoàn lương hay ngăn không cho họ tiếp tục phạm tội. Cục Quản lý tù treo có trách nhiệm giám sát mọi điều kiện đưa ra trong khuôn khổ án treo.

Chuyển giao trách nhiệm

Việc chuyển giao trách nhiệm quản lý nhà tù sang Bộ Tư pháp là một phần của chương trình cải tổ bộ máy Chính phủ, trong đó có việc chuyển giao vai trò giám sát Văn phòng Ban Phòng chống ma túy từ Thủ tướng sang Bộ Tư pháp. Ngoài ra, Thái Lan đã thiết lập các cơ quan mới trong hệ thống tư pháp như Phòng Các vấn đề tư pháp, Cục Điều tra đặc biệt, Cục Bảo vệ các quyền và tự do và Viện nghiên cứu khoa học pháp lý Trung ương.

Mục tiêu chính của việc tổ chức, sắp xếp lại bộ máy hành chính nhà nước là để bộ máy này hoạt động hiệu quả và minh bạch với trách nhiệm công cao hơn. Các cơ quan có cùng nhiệm vụ được bố trí vào một khối. Cục Cải tạo và Giam giữ phạm nhân với vai trò là đơn vị quan trọng trong hệ thống tư pháp hình sự thì được chuyển giao và phối hợp chặt chẽ với Cục quản lý tù treo và cục Theo dõi và bảo vệ lứa tuổi vị thành niên, cùng chịu sự chỉ đạo, giám sát của Bộ trưởng Tư pháp.

Các Tòa án và Cục Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan vẫn độc lập với Bộ Tư Pháp.

31

Theo Cục Cải tạo và Giam giữ phạm nhân của Thái Lan, từ khi chuyển giao trách nhiệm cải tạo, giam giữ phạm nhân sang Bộ Tư pháp đến nay chưa có vấn đề gì lớn xảy ra, song đã có tin tức phản ánh về những vấn đề nảy sinh từ việc sắp xếp lại tổ chức nội bộ chẳng hạn như chuyển các đơn vị sự vụ chung như Vụ Tổ chức cán bộ, vụ Tài chính và Cục Thanh tra về cải tạo, giam giữ phạm nhân sang khối hành chính tổng hợp đóng tại Văn phòng Bộ Tư pháp. Ngoài ra, người ta cân nhắc có nên chuyển hệ thống phóng thích / tạm tha có điều kiện, một trong những nhiệm vụ chính của Cục này sang Cục Quản lý tù treo hay không. “Do những sự chuyển giao này mà rất nhiều cán bộ của Cục Cải tạo và giam giữ phạm nhân sẽ phải thuyên chuyển công tác. Một số sẽ được chuyển tới làm việc tại Văn phòng Bộ, còn những người khác thì được chuyển tới làm việc tại các nhà tù. Tất nhiên, điều đó càng làm trầm trọng thêm vấn đề thiếu nhân sự.

Vấn đề quan trọng nhất mà Bộ Tư pháp đã và đang giải quyết là con số tù nhân tăng vọt và đạt đỉnh cao vào năm 2003 với hơn ¼ triệu người. Từ đó đến nay, Bộ Tư Pháp đã góp phần làm cho con số tù nhân liên tục giảm. Theo Bộ Tư pháp, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến kết quả này là việc thực thi luật pháp mới về cải tạo, phục hồi cho các đối tượng nghiện ma túy trên cơ sở đối xử với họ như bệnh nhân chứ không phải như tội phạm. có tới 20% số phạm nhân liên quan tới ma túy được phòng thích khỏi nhà tù mỗi năm.

Việc chuyển giao sang Bộ Tư pháp đã dẫn đến các bước cải cách khác nhau trên quan điểm cho rằng “giam giữ an toàn không chỉ là giữ tù nhân trong vòng kiểm soát mà còn là đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của họ và đối xử với họ một cách công bằng”.

32

Các điều kiện trong nhà tù đã được cải thiện nhờ việc triển khai các hoạt động thanh tra và kiểm toán ở cấp quốc gia và địa phương; tù nhân được quyền khiếu nại khi bị đối xử tệ và đã tiến hành các bước đổi mới về Tố tụng Hình sự được xây dựng nhằm bảo vệ phụ nữ và trẻ em.

Cục Cải tạo và Giam giữ phạm nhân cũng đã cố gắng áp dụng trên phạm vi toàn thể Bộ Tư pháp chính sách về tư pháp cộng đồng thông qua sáng kiến “Ratchthan Tambol” nhằm huy động sự tham gia của các cơ quan công và tư ở cấp địa phương trong các hoạt động giúp phạm nhân cải tạo, phục hồi nhân phẩm và xây dựng lại cuộc sống. Hiện nay, các chương trình tư pháp giúp phạm nhân cải tạo quy chính hiện đang được triền khai.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn thi hành án phạt tù ở Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)