Tố tụng Hình sự năm 1988
Nghiên cứu lịch sử lập pháp thi hành án hình sự Việt Nam cho thấy, ngay từ trong kháng chiến chống Pháp, Nhà nước ta ban hành một số văn bản pháp luật quy định cụ thể về việc thi hành án phạt tù. Ngày 3/6/1946, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 1735, trong đó nêu rõ vai trò của thi hành án hình sự nói chung, thi hành án phạt tù nói riêng: "Bản bộ xét việc thi hành án hình là một việc rất cần, vì rằng nếu Tòa án đã xử phạt tù hoặc tiền một phạm nhân nào mà nếu án không được thi hành đến triệt để thì e rằng các Tòa án sẽ mất giá trị đối với dân chúng. Vì vậy, bản bộ đề nghị với quý bộ ra chỉ thị cho các cơ quan hành chính khi nào nhân được trích lục án: Nếu phạt tù người nào, thì bắt ngay người phạm pháp rồi giao cho giám đốc đề lao [9,tr 209].
Ngày 7/11/1950, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 150-SL về tổ chức trại giam, trong đó quy định tại Điều 1: "Phạm nhân phải giam giữ trong các trại giam để trừng trị và giáo hóa" và tại Điều 2: "Bộ Nội vụ có nhiệm vụ tổ chức và kiểm soát các trại giam trong phạm vi toàn quốc [9, tr 44].
Thi hành Sắc lệnh này, Liên bộ Nội vụ - Tư pháp đã ban hành Nghị định số 181 ngày 12/6/1951 quy định việc thiết lập và quản trị trại giam tại Điểu 1: "Mỗi tỉnh hoặc thành phố có một trại giam để giam giữ:
a) Những phạm nhân thành án về tội chính trị hay tội thường. b) Những người bị quyết nghị đưa an trí.
43
Nghị định cũng đã quy định cụ thể việc sinh hoạt của phạm nhân, giáo hóa phạm nhân tại chương 2. Điều 4 quy định: "Trong thời gian bị giam cầm, phạm nhân được ăn đủ theo mức sống tối thiểu cần thiết, tùy theo hoàn cảnh kinh tế của mỗi địa phương". Giáo hóa phạm nhân được quy định tại Điều 5: "Việc giáo dục phạm nhân về phương diện tư tưởng, tư cách và nghề nghiệp phải được tổ chức trong mỗi trại bằng công tác lao động và đời sống tập thể. Phạm nhân ai cũng được đọc sách báo, học tập về văn hóa, chính trị, hướng dẫn về các thủ công nghiệp, tăng gia sản xuất [ 9, tr 44].
Ban hành cùng với Nghị định số 181 là Quy tắc trại giam gồm 3 chương với 60 điều quy định cụ thể những vấn đề: tiếp nhận, di chuyển, phóng thích phạm nhân, cách sắp đặt phạm nhân trong trại giam, sổ sách kiểm tra, báo cáo kiểm tra; trật tự và kỷ luật; ăn uống, áo quần, chỗ nằm, quân sự hóa, thăm hỏi phạm nhân, vệ sinh y tế, phương pháp giáo hóa phạm nhân, thể lệ dùng phạm nhân vào các công tác. Điều 8 của Quy tắc quy định về cách sắp đặt phạm nhân trong trại giam như sau: "Trong trại giam nên giam riêng biệt:
- Chính trị phạm.
- Những người bị an trí.
- Những phạm nhân nguy hiểm hoặc hung dữ không chịu cải hối (có thể giam vào một biệt lao).
- Những người bị giam cứu.
- Những phạm nhân là đàn bà [ 9, tr 47].
Quy tắc này còn hướng dẫn việc phân loại những phạm nhân thành án tại Điều 9: "Nếu có thể được, những phạm nhân thành án nên phân loại như sau và giam riêng:
44 - Phạm pháp nhiều lần.
- Phạm nhân dưới 18 tuổi. - Phạm nhân trên 55 tuổi. - Phạm nhân tàng tật [9, tr 47].
Phương pháp giáo hóa phạm nhân được quy định tại Điều 50: "Phạm nhân được cải tạo tư tưởng bằng cách:
a) Làm việc lao động để ý thức lao động cải tạo con người. b) Tập cho quen sống tập thể, có tổ chức và có kỷ luật.
c) Học hỏi về công cuộc kháng chiến và kiến quốc hiện tại và tình hình quốc tế.
d) Học hỏi về chế độ dân chủ nhân dân.
e) Kiểm thảo việc thi hành Quy tắc trại giam [ 9, tr 50].
Việc tổ chức cho phạm nhân đời sống tập thể được quy định tại Điều 55: "Ban Giám thị sẽ hướng dẫn phạm nhân tổ chức đời sống tập thể. Có thể thành lập những tiểu ban sau đây:
- Tiểu ban đại biểu. - Tiểu ban cấp dưỡng. - Tiểu ban vui sống.
- Tiểu ban tăng gia sản xuất. - Tiểu ban trật tự vệ sinh. - Tiểu ban học tập.
45 - Quỹ tương tế v.v..[ 9, tr 50].
Nghiên cứu các văn bản quy định việc thi hành án phạt tù nói trên, chúng ta có thể rút ra những nhận xét sau đây:
Thứ nhất, trong tình hình kháng chiến khẩn trương, việc ban hành các
văn bản về thi hành án phạt tù theo trình tự chặt chẽ từ Sắc lệnh, Nghị định đến Quy tắc trại giam là sự kiện pháp lý quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành về kỹ thuật lập pháp thi hành án phạt tù ở nước ta. Đây là cơ sở pháp lý để thực hiện việc giáo dục, cải tạo phạm nhân, góp phần vào việc đấu tranh chống thực dân Pháp và tay sai.
Thứ hai, sự điều chỉnh pháp luật việc thi hành án phạt tù khá đầy đủ,
chi tiết, đã thể chế hóa chính sách thi hành án hình sự nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta. Các nguyên tắc pháp chế, dân chủ, nhân đạo, phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa việc thi hành hình phạt đã được quán triệt sâu sắc trong các văn bản nói trên.
Thứ ba, trong bối cảnh công cuộc kháng chiến, các văn bản nói trên
cũng đã bộc lộ những khiếm khuyết về kỹ thuật lập pháp như chưa phân biệt những người bị kết án tù (phạm nhân) với những người đang trong quá trình điều tra bị áp dụng biện pháp ngăn chặn (bị giam cứu) và những người bị áp dụng biện pháp hành chính đặc biệt (bị quyết nghị đưa đi an trí đặc biệt).
Sau khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc, vấn đề kiểm tra việc thi hành án phạt tù đã được Nhà nước ta quan tâm. Hội nghị cán bộ trại giam toàn quốc lần thứ ba do Bộ Công an triệu tập đã kiểm điểm tình hình giam giữ ở các trại giam, trại cải tạo và phát hiện một số lệch lạc, thiếu sót trong việc thi hành án phạt tù. Để chấn chỉnh tình trạng này, ngày 23/8/1956, Liên bộ Công an - Tư pháp đã ban hành Thông tư số 1500 về việc giam giữ và kiểm tra trại giam. Về việc giam giữ, Thông tư quy định: "Trại giam hoặc trại
46
cải tạo chỉ nhận phạm nhân hoặc cho lấy phạm nhân đi khi có lệnh viết ký tên và đóng dấu của cán bộ có thẩm quyền... Đối với phạm nhân đã thành án và đã mãn hạn tù thì Công tố ủy viên tại địa hạt trại cải tạo nơi phạm nhân đang bị giam ký phóng thích. Trại cải tạo không có quyền giữ phạm nhân quá ngày mãn hạn tù, trừ trường hợp có lệnh của cấp trên thì không kể [9, tr 51]. Việc kiểm tra các trại giam, trại cải tạo được quy định tại Phần 2 của Thông tư: "Công tố ủy viên Tòa án nhân dân tỉnh và khu cần phải kiểm tra các trại giam và trại cải tạo... Nếu trong khi kiểm tra, Tòa án thấy có những khuyết điểm của trại về mặt thái độ đối xử với phạm nhân, chế độ ăn uống, bảo đảm sức khỏe... Tòa án cần phải thảo luận với Công an và Ban giám trị của trại để có kế hoạch sửa chữa".
Sau một thời gian Thực hiện Thông tư số 1500 của Liên bộ Công an - Tư pháp cho thấy, việc giao cho Tòa án nhân dân ký lệnh thả phạm nhân hết hạn tù đã bộc lộ những bất hợp lý: nhiều trường hợp thả không đúng thời hạn vì công văn, giấy tờ có thể bị chậm trễ, nhất là đối với số phạm nhân bị giam giữ ở những trại xa. Vì vậy, sau khi thống nhất ý kiến với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc giao cho Công an ký lệnh tha phạm nhân hết hạn tù đảm bảo cho việc thả phạm nhân đúng thời hạn, tại Thông tư số 966 ngày 30/5/1961, Bộ Công an đã giao cho các Chánh, Phó Giám đốc và Trưởng, Phó Ty Công an ký giấy thả phạm nhân hết hạn tù bị giam ở các trại giam trực thuộc Khu, Sở, Ty Công an và giao cho các Chánh, Phó Giám thị trại cải tạo ký giấy thả phạm nhân hết hạn tù bị giam ở các trại cải tạo trực thuộc Trung ương. Thông tư số 966 còn quy định: "Ít nhất ba tháng trước khi một phạm nhân bị giam ở trại cải tạo hết hạn tù, Ban giám thị phải báo cho Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân nơi đã điều tra và xét xử vụ án biết về thời hạn thả phạm nhân [28, tr 254].
47
Ngày 20/6/1961, để tăng cường việc giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và của nhân dân, đẩy mạnh việc giáo dục, cải tạo những phần tử xấu có hành động nguy hại cho xã hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 49 về việc tập trung giáo dục, cải tạo những phần tử có hành động nguy hại cho xã hội. Tại Điểm 2 của Nghị quyết quy định: "Những người được giáo dục, cải tạo không bị coi như phạm nhân có án tù, nhưng trong thời gian giáo dục, cải tạo không được hưởng quyền công dân [28, tr 60]. Vào thời điểm quyết liệt của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, để tăng cường việc quản lý và giáo dục, cải tạo phạm nhân, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 27/CP ngày 13/2/1968 về một số vấn đề công tác trại giam, trong đó xác định: "giam giữ những người phạm tội là để giữ gìn trật tự, an ninh xã hội và để cải tạo họ trở thành người lao động lương thiện". Để đạt được mục đích này, Hội đồng Chính phủ đã giao cho Ủy ban hành chính các cấp "có trách nhiệm giúp đỡ các trại giam ổn định địa điểm và có điều kiện sản xuất để các trại giam có thể góp phần phát triển kinh tế địa phương... Đối với những phạm nhân cải tạo tiến bộ được tha ra, các Ủy ban hành chính địa phương phải tiếp nhận, giải quyết mọi quyền lợi công dân mà họ được hưởng theo quy định của pháp luật, giúp đỡ họ có công việc làm ăn, tích cực sử dụng lao động của họ một cách có ích cho xã hội, theo dõi, tiếp tục giúp đỡ họ tiến bộ, đồng thời đề cao cảnh giác, ngăn ngừa họ tái phạm tội, tránh bỏ rơi, ngược đãi họ[ 28, tr 250].
Nghiên cứu các văn bản pháp luật quy định về thi hành án phạt tù được ban hành trong thời gian 1954 - 1975, chúng ta có thể rút ra những nhận xét sau:
Thứ nhất, nếu như trong giai đoạn 1945 - 1954, các văn bản pháp luật
48
Sắc lệnh, Nghị định đến Quy tắc trại giam, thì các văn bản được ban hành trong giai đoạn này còn tản mạn, giá trị pháp lý không cao, thể hiện bước thụt lùi về kỹ thuật lập pháp thi hành án phạt tù.
Thứ hai, các văn bản được ban hành trong giai đoạn này mang tính
chất giải quyết tình thế, chủ yếu là nhằm khắc phục những thiếu sót, yếu kém qua thực tiễn thi hành án phạt tù. Ở một mức độ nhất định, các văn bản này đã tổng kết được kinh nghiệm giáo dục, cải tạo người phạm tội và các biện pháp giúp đỡ họ hoàn lương, tái hòa nhập cộng đồng.
Thứ ba, mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng các văn bản trong giai đoạn
này đã có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, cải tạo phạm nhân, góp phần vào cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Thứ tư, các đối tượng bị tạm giữ, tạm giam, bị tập trung giáo dục, cải
tạo và những người bị kết án tù đều bị áp dụng quy chế giam giữ và chính sách cải tạo như nhau. Trong thời gian dài, đối tượng bị tập trung giáo dục, cải tạo bị giam chung với người bị kết án tù, mặc dù Nghị quyết số 49 không coi họ như phạm nhân có án tù.