Về mối quan hệ của trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự với các chế định khác:

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự (Trang 75)

CỦA MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

2.3.6. Về mối quan hệ của trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự với các chế định khác:

hình sự với các chế định khác:

Chế định trách nhiệm hình sự và chế định miễn trách nhiệm hình sự có mối liên hệ với các chế định khác như: chế định hình phạt, chế định miễn chấp hành hình phạt, chế định án tích, với các trường hợp (tình tiết) loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi,...

Trong mối liên hệ này, chế định trách nhiệm hình sự giữ vai trò trung tâm, cơ bản và là cơ sở để xây dựng các chế định khác của pháp luật hình sự. Bởi lẽ, bất kỳ một hoạt động nào xâm phạm tới các quan hệ xã hội được Bộ luật hình sự bảo vệ thì vấn đề trách nhiệm hình sự sẽ đặt ra đối với người thực hiện hành vi đó. Chế định trách nhiệm hình sự sẽ tạo cơ sở lý luận, tạo tiền đề chi phối các chế định khác (trong đó có chế định miễn trách nhiệm hình sự).

Ngược lại, việc thực hiện tốt các chế định khác sẽ giúp hoàn thiện chế định trách nhiệm hình sự.

Khi nghiên cứu mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự với chế định hình phạt chúng tôi nhận thấy: giữa trách nhiệm hình sự và hình phạt không có sự đồng nhất. Hình phạt chỉ được coi là một bộ phận của trách nhiệm hình sự, một dạng đặc trưng, điển hình và phổ biến của trách nhiệm hình sự do Toà án áp dụng trên thực tế. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước do luật hình sự quy định nhằm hạn chế, tước bỏ quyền, lợi ích của người phạm tội. Cho nên, mục đích của việc thực hiện trách nhiệm hình sự từ phía Nhà nước đối với người phạm tội được thể hiện rõ ở chính mục đích của việc áp dụng hình phạt. Do vậy, người được miễn trách nhiệm hình sự sẽ không bị Toà án kết tội và đương nhiên, cũng không phải chịu hình phạt, còn người được miễn hình phạt vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, chịu sự lên án của Nhà nước, thông qua bản án kết tội của Toà án đối với người đó và bị coi là có tội. Việc miễn hình phạt đối với người phạm tội được thể hiện ngay trong bản án kết tội của Toà án, nhưng có tuyên miễn hình phạt đối với người phạm tội.

Các quy định liên quan đến chế định trách nhiệm hình sự như trường hợp không phải trách nhiệm hình sự hay loại trừ trách nhiệm hình sự (ví dụ: phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ...) đã được quy định trong Bộ luật hình sự làm cơ sở để xác định ranh giới giữa trường hợp một người phải chịu trách nhiệm hình sự với trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự. Cho nên, miễn trách nhiệm hình sự có bản chất pháp lý hoàn toàn khác với trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự. Rõ ràng, nếu hành vi của một người không thoả mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm nào đó trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự thì không thể đề cập đến cơ

sở của trách nhiệm hình sự và logic đương nhiên là cũng không thể có cơ sở của miễn trách nhiệm hình sự.

Tóm lại, giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự có mối liên hệ biện chứng, gắn bó và thống nhất với nhau. Sự tác động qua lại giữa hai chế định này sẽ góp phần giải quyết vụ án hình sự một cách chính xác, khách quan. Qua đó, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nâng cao hiệu quả của công tác phòng và chống tội phạm. Việc quy định chế định miễn trách nhiệm hình sự cũng xuất phát từ chế định trách nhiệm hình sự. Do đó, quy định đầy đủ và giải quyết tốt vấn đề trách nhiệm hình sự và áp dụng đúng đắn chế định miễn trách nhiệm hình sự sẽ tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo vệ các lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.

Chương 3

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)