CỦA MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
2.3.2. Về đối tượng áp dụng trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự
đủ năm điều kiện như trên. Tuy nhiên, đối với người này lại có những căn cứ và những điều kiện nhất định để được miễn trách nhiệm hình sự ví dụ như: miễn trách nhiệm hình sự đối với người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, miễn trách nhiệm hình sự do sự chuyển biến của tình hình, miễn trách nhiệm hình sự do sự ăn năn, hối cải của người phạm tội, miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đại xá, miễn trách nhiệm hình sự cho người chưa thành niên phạm tội.
Từ đây có thể thấy rõ được mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó hữu cơ giữa hai chế định trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự. Sự tác động qua lại giữa hai chế định này sẽ tạo cơ sở vững chắc cho việc vận dụng các quy định pháp luật hình sự của các cơ quan tư pháp hình sự. Đồng thời củng cố một nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa mang tính chất chỉ đạo, quán triệt trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật hình sự để kết tội một ai đó. “Tội phạm phải được quy định trong Bộ luật hình sự và trách nhiệm hình sự cũng chỉ có thể được áp dụng với người phạm tội đã được Bộ luật hình sự quy định”. Rộng hơn là sự phù hợp với Điều 11 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người: “không ai bị kết tội về bất cứ hành động hay không hành động nào xảy ra vào thời điểm mà theo pháp luật quốc gia hay pháp luật
quốc tế không cấu thành một tội hình sự”.
2.3.2. Về đối tượng áp dụng trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự chỉ có thể được phát sinh khi có việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm. Mặt khác, tội phạm là một thể thống nhất giữa yếu tố khách quan và chủ quan. Chỉ có thể nhân (con người cụ thể), có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự và có lỗi trong việc thực hiện tội phạm thì mới thuộc đối tượng áp dụng trách nhiệm hình sự.
Miễn trách nhiệm hình sự cũng vậy, chỉ áp dụng đối với con người cụ thể mà trong hành vi của họ thoả mãn dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể. Tuy nhiên, con người cụ thể thuộc trường hợp được miễn hoặc có thể được miễn ngoài những đặc điểm, dấu hiệu của cấu thành tội phạm thì phải cần có những căn cứ và những điều kiện nhất định để được miễn trách trong hình sự trong từng trường hợp mà pháp luật hình sự hiện hành quy định, cũng như tuỳ thuộc vào từng trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đó là tuỳ nghi (lựa chọn) hay bắt buộc.
Như vậy, cũng có nghĩa là nếu đã là đối tượng áp dụng miễn trách nhiệm hình sự thì đương nhiên thể nhân (con người cụ thể) đó sẽ thuộc đối tượng áp dụng trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, điều ngược lại chỉ là “có thể” xảy ra mà thôi. Bởi lẽ, một người đã là đối tượng được miễn trách nhiệm hình sự thì người này chắc chắn đã có trách nhiệm hình sự, cụ thể hơn là đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm và các cơ quan tư pháp hình sự đã và đang tiến hành điều tra, khởi tố, xét xử hành vi phạm tội của người đó. Hành vi nguy hiểm cho xã hội của người này đã xâm phạm vào quan hệ pháp luật hình sự, gây nguy hại đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các cơ quan tư pháp hình sự đã đánh giá hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, thái độ khi thực hiện hành vi phạm tội, lỗi ... đối chiếu với các căn cứ, điều kiện miễn trách nhiệm hình sự và ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự cho họ. Còn nếu một người là đối tượng áp dụng trách nhiệm hình sự nhưng lại không có căn cứ, điều kiện để miễn trách nhiệm hình sự thì cũng không thể được miễn trách nhiệm
hình sự. Người phải chịu trách nhiệm hình sự có thể được miễn hình phạt, được giảm thời hạn chấp hành hình phạt…
Bên cạnh đó nhận thấy, trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với người phạm tội thì miễn trách nhiệm hình sự, miễn những hậu quả pháp lý của việc phạm tội cũng chỉ có thể đặt ra đối với người phạm tội [34, tr. 19]. Không thể áp dụng miễn trách nhiệm hình sự đối với người không có hành vi thoả mãn dấu hiệu pháp lý của một cấu thành tội phạm được quy định trong luật hình sự. Miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội có nghĩa là miễn truy cứu trách nhiệm hình sự và đương nhiên kéo theo là miễn phải chịu các hậu quả tiếp theo do sự thực hiện trách nhiệm hình sự từ phía Nhà nước đem lại như: miễn bị kết tội, miễn phải chịu các biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự và miễn bị mang án tích. Tuy nhiên, trong thực tế có trường hợp người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự nhưng do Toà án quyết định trong giai đoạn xét xử thì đối với họ miễn trách nhiệm hình sự chỉ là miễn chịu hình phạt cưỡng chế của trách nhiệm hình sự và miễn mang án tích.
Vụ án xảy ra tại tỉnh Ninh Bình
Ngày 01-9-2005 anh Trương Văn Thập (là chồng chị Bùi Thị Ngần) vay của chị Nguyễn Thị Phương (vợ Trần Ngọc Đồng) 2.000.000 đồng, đặt 01 chiếc xe máy không giấy tờ, có viết giấy nhận nợ và hẹn đến ngày 04-9- 2005 sẽ trả. Khi đến hạn, anh Thập chưa trả cho chị Phương số tiền trên.
Khoảng 06 giờ ngày 09-10-2005, Trần Ngọc Đồng đèo anh Nguyễn Văn Son (là em vợ Đồng) bằng xe máy đi từ nhà đến công trình làm mương, thì nhìn thấy chị Bùi Thị Ngần đi xe máy nhãn hiệu "Guida" không biển số. Đồng gọi chị Ngần đứng lại, nhưng chị Ngần không dừng xe. Đồng quay xe lại đuổi theo chị Ngần, áp sát xe của chị Ngần vào mép đường buộc chị Ngần phải dừng xe. Đồng giao xe cho anh Nguyễn Văn Son giữ, rồi đi đến chặn đầu xe của chị Ngần và yêu cầu chị Ngần đem chiếc xe máy đó về nhà Đồng để
giải quyết công nợ, nhưng chị Ngần không đồng ý, Đồng rút chìa khoá xe máy của chị Ngần; chị Ngần hất tay Đồng và nói “cướp à!”, đồng thời dùng làn nhựa đập vào đầu Đồng làm mũ cối của Đồng rơi xuống đất. Chị Ngần liền cầm chiếc mũ cối đập vào đầu Đồng; Đồng túm được tay chị Ngần đẩy vào ngực và tát vào mặt chị Ngần làm chị Ngần ngã ra đường bất tỉnh. Đồng dắt xe máy của chị Ngần đến quán nước gần đó rồi mang về nhà cất giữ. Buổi chiều cùng ngày Cơ quan điều tra thu giữ chiếc xe máy tại nhà Đồng.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 35/ 2006/ HSST ngày 19-6-2006, Toà án nhân dân tỉnh Ninh Bình áp dụng khoản 1 Điều 133; các điểm b và g khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47 Bộ luật hình sự, xử phạt Trần Ngọc Đồng 18 tháng tù về tội “cướp tài sản”.
Ngày 03-7-2006, Trần Ngọc Đồng kháng cáo xin được hưởng án treo. Tại bản án hình sự phúc thẩm số 1052/2006/HSPT ngày 27-9-2006, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định huỷ bản án hình sự sơ thẩm nêu trên; giao hồ sơ vụ án về cấp sơ thẩm để điều tra, xét xử lại theo thủ tục chung.
Trong vụ án này, Toà án cấp phúc thẩm cho rằng Trần Ngọc Đồng không có ý thức chiếm đoạt chiếc xe máy của chị Ngần là không đúng với tính chất của hành vi phạm tội mà bị cáo thực hiện, không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án và các dấu hiệu của tội "cướp tài sản" quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự. Mặt khác, Toà án cấp phúc thẩm lại căn cứ vào Biên bản hoà giải giữa gia đình chị Ngần và gia đình bị cáo Đồng được lập sau khi vụ án đã xảy ra để kết luận chưa đủ chứng cứ khẳng định bị cáo Đồng có mục đích chiếm đoạt xe máy của chị Ngần là không đúng với quy định của pháp luật. Việc điều tra, thu thập chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp sơ thẩm đã đầy đủ. Các lý do mà Toà án cấp phúc thẩm nêu để huỷ bản án sơ thẩm là không có căn cứ.
Tuy nhiên, động cơ dẫn đến việc Trần Ngọc Đồng phạm tội là do gia đình người bị hại dây dưa chưa trả nợ cho gia đình bị cáo làm cho bị cáo bức xúc. Mặt khác, bị cáo là người có nhân thân tốt, là con liệt sỹ và có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Do vậy, việc Toà án cấp sơ thẩm áp dụng hình phạt tù giam đối với bị cáo là không cần thiết. Theo tôi, trong trường hợp này, toà án các cấp nên đánh giá, xem xét các tình tiết giảm nhẹ, trên cơ sở thực hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta, có thể cho Trần Ngọc Đồng miễn trách nhiệm hình sự.
Vì vậy, có thể khẳng định rằng cả miễn trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hình sự đều có chung một đối tượng áp dụng - con người cụ thể. Trong con người này sẽ tồn tại những mặt tốt và mặt xấu. Nếu như suốt cả quá trình thực hiện tội phạm và cả thời gian sau khi thực hiện tội phạm mà những mặt tốt không xuất hiện, chỉ xuất hiện những mặt xấu thì khó có thể được xem xét miễn trách nhiệm hình sự. Nếu như tồn tại cả hai mặt tốt và xấu hoặc chỉ mặt tốt thì đối với người này khả năng để được xem xét miễn trách nhiệm hình sự nhiều hơn. Cũng như theo đúng quy định: đã có tội thì phải chịu trách nhiệm hình sự, còn trách nhiệm hình sự đến đâu và khi nào thì được miễn trách nhiệm hình sự thì phải căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, căn cứ vào đánh giá của các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong trường hợp người phạm tội là người phải chịu trách nhiệm hình sự, thì có nghĩa người này phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện tội phạm, người phạm tội phải chịu mang án tích (nếu bị áp dụng hình phạt) và sẽ bị coi là người có tội. Trong khi đó, người được miễn trách nhiệm hình sự cũng là người phạm tội nhưng trường hợp của họ lại có những điều kiện để được miễn trách nhiệm hình sự. Đối với trường hợp này, họ đương nhiên không phải chịu các hậu quả pháp lý hình sự bất lợi của việc phạm tội do mình thực hiện.