Nghĩa của việc nghiên cứu mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự (Trang 42)

CỦA MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

2.1.nghĩa của việc nghiên cứu mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự

VÀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

2.1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự sự và miễn trách nhiệm hình sự

Là một trong những chế định cơ bản, trung tâm và quan trọng nhất của luật hình sự Việt Nam, trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự giữ một vị trí, vai trò quan trọng trong cùng hệ thống với các chế định khác. Tính chất và mức độ thể hiện của các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam như pháp chế, nhân đạo, dân chủ... phụ thuộc chủ yếu vào việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự. Cùng với quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, việc nghiên cứu mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự có một ý nghĩa khoa học - thực tiễn hết sức quan trọng và cần thiết, cụ thể trên các bình diện dưới đây:

Về mặt khoa học, hiểu được đặc điểm của mối liên hệ giữa trách nhiệm

hình sự và miễn trách nhiệm hình sự giúp cho các cơ quan tư pháp hình sự áp dụng chính xác quy định của pháp luật hình sự để giải quyết vụ án hình sự một cách toàn diện, đưa ra các đánh giá khách quan, công bằng và đúng pháp luật. Đồng thời làm rõ mối liên hệ giữa hai chế định này sẽ phát huy được nguyên tắc nhân đạo của chính sách hình sự nói chung và luật hình sự Việt Nam nói riêng. Qua đó, có thể đánh giá được trình độ văn hóa pháp lý của nhà Nam làm luật, mức độ pháp chế, dân chủ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trước Nhà nước. Mặt khác, khi nghiên cứu mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự một cách sâu sắc, dưới mọi

khía cạnh sẽ giúp cho việc nhận thức những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam lôgic hơn, tư duy hơn và có chiều sâu hơn. Từ đó củng cố lý luận, góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam.

Về mặt thực tiễn, quá trình áp dụng hai chế định trách nhiệm hình sự và

miễn trách nhiệm hình sự chưa có sự thống nhất, đồng bộ do còn thiếu những hướng dẫn thống nhất có tính chất chỉ đạo của thực tiễn xét xử. Bên cạnh đó, đường lối xử lý của các cơ quan tư pháp hình sự còn thiếu nghiêm minh, tình trạng “oan, sai” vẫn còn nhiều. Ví dụ như một người có đầy đủ căn cứ và điều kiện để được miễn trách nhiệm hình sự nhưng các cơ quan tư pháp hình sự lại không miễn trách nhiệm hình sự cho họ mà vẫn truy cứu trách nhiệm hình sự với những lý do mang tính chất áp đặt như: đây là tội phạm nguy hiểm cho xã hội nếu miễn trách nhiệm hình sự thì sẽ không trừng trị được người phạm tội, ngăn chặn được sự gia tăng của tội phạm, không đảm bảo nguyên tắc dân chủ, quyền và lợi ích của mọi người ... cơ quan tư pháp hình sự đã “quên” rằng đâu cứ phải kết tội một người bằng một bản án hình sự thì mới giáo dục được người phạm tội, ngăn chặn được tội phạm. Có rất nhiều biện pháp cưỡng chế khác mà khi áp dụng chúng sẽ có hiệu quả rất cao như: biện pháp kỷ luật, biện pháp xử lý hành chính, biện pháp bồi thường thiệt hại ....

Chế định trách nhiệm hình sự nhằm giải quyết chính xác vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội, thể hiện sự trừng trị, lên án của Nhà nước đối với người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm. Ngoài ra, việc quy định chế định trách nhiệm hình sự nhằm bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và trật tự pháp luật, duy trì công lý, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội và của công dân khi bị tội phạm xâm phạm đến. Trong khi đó, ý nghĩa của việc quy định chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự là ở chỗ: mặc dù cũng thể hiện sự lên án của Nhà nước đối với hành vi phạm tội của một người tại các thời điểm

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự (Trang 42)