Hoàn thiện chế định trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự (Trang 90)

MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

3.2.Hoàn thiện chế định trách nhiệm hình sự

Chế định trách nhiệm hình sự là một trong những chế định cơ bản, trung tâm và quan trọng nhất của luật hình sự Việt Nam. Mặc dù Bộ luật hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện cho các cơ quan áp dụng pháp luật đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả. Tuy nhiên, một số quy phạm của chế định trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự hiện hành, ở các mức độ khác nhau, vẫn bộc lộ những hạn chế,

thiếu sót nhất định, còn có những nhận thức không thống nhất về trách nhiệm hình sự, gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật trong hoạt động thực tiễn.

Hiện nay chế định trách nhiệm hình sự vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện như sau:

Một là, Bộ luật hình sự năm 1999 không có định nghĩa pháp lý của một

số khái niệm có liên quan trực tiếp đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự một người thực hiện hành vi phạm tội như: khái niệm chủ thể của trách nhiệm hình sự, năng lực trách nhiệm hình sự, tuổi chịu trách nhiệm hình sự, giới hạn tối đa của tuổi chịu trách nhiệm hình sự,.. Bởi vì, để có một cách hiểu và áp dụng thống nhất từ phía các cơ quan bảo vệ pháp luật thì việc cần thiết là nhà làm luật phải xây dựng cho mình những khái niệm nêu trên.

Hai là, cách quy định tại Điều 2 Bộ luật hình sự về cơ sở của trách

nhiệm hình sự còn thể hiện những hạn chế nhất định. Mặc dù tên gọi của Điều 2 là “cơ sở của trách nhiệm hình sự” nhưng ta thấy rõ ràng điều luật này lại không thể hiện đúng cụ thể và rõ ràng nội dung cho phù hợp với tên gọi ấy. Chính vì vậy, cần có sự hoàn thiện các quy định về chế định trách nhiệm hình sự nói chung và cơ sở của trách nhiệm hình sự nói riêng để đảm bảo tính chính xác về mặt khoa học, giúp việc áp dụng pháp luật hình sự được đúng đắn và thống nhất.

Cho đến nay, Bộ luật hình sự năm 1999 vẫn chưa quy định điều kiện của trách nhiệm hình sự thành một điều luật riêng biệt mà chỉ thấy Điều 2 có quy định “cơ sở của trách nhiệm hình sự: chỉ một người nào phạm một tội đã

được quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Vì vậy, việc cần thiết là

phải quy định thêm một điều luật riêng biệt về điều kiện của trách nhiệm hình sự, để tránh sự nhầm lẫn giữa cơ sở của trách nhiệm hình sự với điều kiện của trách nhiệm hình sự [14, tr. 656-659]. Việc xây dựng một điều luật quy định chính xác nội dung điều kiện cơ sở của trách nhiệm hình sự có ý nghĩa rất

quan trọng vì chỉ có và phải dựa vào đó các cơ quan bảo vệ pháp luật mới đặt ra vấn đề trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi phạm tội. Hơn nữa, quy định này còn có tác dụng tích cực góp phần bảo vệ nhân thân, các quyền tự do và tự do hiến định của công dân tránh khỏi những hành động xâm phạm thô bạo pháp chế, tuỳ tiện và vô pháp luật của một số cán bộ trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự.

Ba là, đồng phạm chỉ đặt ra đối với trường hợp có sự cố ý cùng thực

hiện tội phạm của từ hai người trở lên. Theo như nghiên cứu pháp luật của một số nước trên thế giới đồng phạm đặt ra ngay cả với lỗi vô ý, vậy chăng pháp luật hình sự Việt Nam nên quy định thêm trường hợp lỗi vô ý và xem xét trách nhiệm hình sự theo những khoản nhẹ hơn so với đồng phạm được thực hiện bởi lỗi cố ý. Trên cơ sở đó tòa án có căn cứ để đánh giá đầy đủ các tình tiết của vụ án một cách khách quan hơn. Mặt khác, chế định đồng phạm đa phần đề cập chủ yếu đến trách nhiệm của người thực hành mà chưa đi sâu vào vai trò của những người đồng phạm khác. Vì vậy, cần phải quy định rõ hơn về trách nhiệm hình sự của những người xúi giục, người giúp sức, người chủ mưu.

Bốn là, khi nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự nước ta về

chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, có thể thấy các quy định này chưa thể hiện được rõ khái niệm chuẩn bị phạm tội với tính cách là một trong những giai đoạn thực hiện tội phạm, cũng như chưa thể hiện rõ được cơ sở của trách nhiệm hình sự đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt [24, tr. 108]. Trong quá trình áp dụng pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự một người phạm tội, quyết định tội danh, quyết định hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, người áp dụng pháp luật phải trên cơ sở xác định các dấu hiệu của tội phạm hoàn thành tương ứng và các dấu hiệu của chế định chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. Tuy

nhiên, Bộ luật hình sự nước ta mới chỉ có quy định khái niệm chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt mà chưa có quy định cụ thể về khái niệm tội phạm hoàn thành.

Năm là, xuất phát từ thực tiễn làm công tác pháp luật nhận thấy, đối

với trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 13 Bộ luật hình sự còn chung chung, các văn bản hướng dẫn về điều này cũng chưa có dẫn đến việc áp dụng pháp luật còn không thống nhất từ các cơ quan tiến hành tố tụng. Điều 13 quy định: “người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”. Điều luật không có sự cụ thể, rõ ràng là “khi nào thì người mắc bệnh tâm thần tới mức làm mất khả năng nhận thức”. Thực tiễn cho thấy có những trường hợp một người bị mắc bệnh tâm thần nhưng họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự bởi vì khi thực hiện hành vi phạm tội họ không mắc bệnh. Có thể hiểu là chỉ khi nào người mắc bệnh tâm thần tới mức làm mất khả năng nhận thức hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra mới được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự. Nếu người bị mắc bệnh tâm thần chưa tới mức làm mất khả năng nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi do mình thực hiện thì tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, họ phải chịu toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm hình sự.

Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải chịu trước Nhà nước do việc người đó thực hiện tội phạm và được thể hiện ở bản án kết tội của Toà án có hiệu lực pháp luật và một số biện pháp cưỡng chế hình sự do luật hình sự quy định. Xuất phát từ vai trò quan trọng của chế định trách nhiệm hình sự bên cạnh những chế định khác (đặc biệt là với chế định miễn trách nhiệm hình sự ) mà việc hoàn thiện chế định này có một ý nghĩa pháp lý cũng như thực tiễn rất lớn, tạo cơ sở pháp lý cho quá trình nhận thức về mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự.

Để hoàn thiện chế định trách nhiệm hình sự, cần phải hoàn thiện một số vấn đề như sau:

Một là, hoàn thiện quy định tại Điều 2 Bộ luật hình sự về cơ sở của

trách nhiệm hình sự. Chúng tôi đề xuất sửa đổi quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình với mục đích lột tả cả vai trò quan trọng của việc thực hiện hành vi và cơ sở pháp lý để coi hành vi thực hiện là tội phạm như sau:

Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự

Cơ sở của trách nhiệm hình sự là việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đáp ứng đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy

định trong Bộ luật hình sự.

Hai là, để có một cách hiểu và áp dụng thống nhất từ phía các cơ quan

bảo vệ pháp luật thì việc nhà làm luật phải xây dựng cho mình những khái niệm: cơ sở của trách nhiệm hình sự, điều kiện của trách nhiệm hình sự và xây dựng một điều luật về điều kiện của trách nhiệm hình sự sau điều về cơ sở của trách nhiệm hình sự (Điều 3):

Điều 3. Điều kiện của trách nhiệm hình sự

Điều kiện của trách nhiệm hình sự là các căn cứ cần và đủ để áp dụng

trách nhiệm hình sự đối với một người thực hiện hành vi phạm tội.

Ba là, quy định rõ hơn về trách nhiệm hình sự của những người xúi giục, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

người giúp sức trong vụ án đồng phạm. Theo chúng tôi cần quy định như sau:

Điều 20. Đồng phạm

1. … 2. … 2. …

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần như hứa hẹn trước về việc che giấu người phạm tội, hứa hẹn trước về việc mua, bán, tiêu

thụ tài sản do phạm tội mà có hoặc tạo những điều kiện về vật chất như cung

cấp công cụ, phương tiện cho việc thực hiện tội phạm.

Bốn là, bổ sung thêm quy định về khái niệm tội phạm hoàn thành trong

Bộ luật hình sự để trên cơ sở đó xác định trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm chưa hoàn thành (chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt).

Điều18a. Phạm tội chưa đạt Điều 18b. Tội phạm hoàn thành

Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi do người phạm tội thực hiện thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự.

Trách nhiệm hình sự đối với tội phạm hoàn thành được xác định theo các quy định tại Phần chung hoặc được xác định theo điều luật tương ứng tại Phần các tội phạm trong Bộ luật hình sự.

Năm là, để có một cách hiểu thống nhất và cụ thể về tình trạng không

có năng lực trách nhiệm hình sự thì nhà làm luật cần quy định cụ thể căn cứ để xác định “mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi”. Bởi vì, ranh giới để xác định “mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi” với “còn khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi” là rất mong manh. Điều đó, dẫn đến việc đánh giá, vận dụng từ phía các cơ quan bảo vệ pháp luật là khác nhau, ảnh hưởng đến quá trình xem xét trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội.

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự (Trang 90)