Về hậu quả pháp lý của việc áp dụng trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự (Trang 63)

CỦA MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

2.3.3.Về hậu quả pháp lý của việc áp dụng trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự

miễn trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và được thực hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định. Tức là, chủ thể của hành vi vi phạm trách nhiệm hình sự sẽ bị xử lý bằng các chế tài pháp lý hình sự khác như: hình phạt hoặc các biện pháp khác như: biện pháp bắt buộc chữa bệnh (Điều 43), biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm (Điều 41), biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào các trường giáo dưỡng thay thế cho hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội (Điều 70)... Các biện pháp này có thể được áp dụng bổ sung thay thế cho hình phạt. Nếu chế tài bị áp dụng là hình phạt thì chủ thể của hành vi vi phạm trách nhiệm hình sự còn phải mang án tích trong một thời gian nhất định.

Ví dụ vụ án xảy ra tại tỉnh Đồng Tháp

Hồ Quang Sắc và Bùi Thị Duy Giang có quan hệ tình cảm với nhau hơn 10 năm. Khoảng tháng 02-2007, chị Giang mất tiền nghi là Sắc lấy cắp nên mâu thuẫn phát sinh giữa hai người và chị Giang quyết định chia tay với Sắc.

Khoảng 14 giờ 30 phút ngày 27-4-2007, Sắc chạy xe đến nhà chị Giang ở đường Trần Phú, thị xã Sa Đéc, để lấy một số đồ cá nhân mà trước đây Sắc gởi tại nhà chị Giang. Sắc nói với chị Giang là Sắc lấy đồ mà trước đây đã gửi tại nhà Giang đem về, chị Giang đồng ý và kêu Sắc dứt khoát luôn đừng để đây nữa. Khoảng 10 phút sau Sắc đến nói với chị Giang, không ngờ giữa anh và em lại xảy ra chuyện nông nổi này, rồi bất ngờ Sắc lấy một cái dao Thái Lan, tay phải cầm dao, tay trái Sắc ôm câu ngang người, kéo chị Giang đến giường ngủ rồi xô chị nằm ngửa trên giường. Sắc dùng dao đâm vào mặt của

chị Giang làm dao gãy lưỡi rơi xuống giường, chị Giang vùng dạy bỏ chạy ra trước nhà thì bị vấp té xuống nền nhà. Sắc lấy tiếp 02 con dao inox loại mũi bằng ở kệ để dao, chạy tới tiếp tục chém vào người chị Giang.

Bà Phạm Thị Thược và bà Nguyễn Thị Thân người cùng xóm nghe tiếng chị Giang khóc nên chạy qua thấy chị Giang đang nằm ở dưới nền nhà, còn Sắc hai tay cầm hai con dao mũi bằng chém vào đầu vào mặt chị Giang nên khuyên can thì bị Sắc dùng dao doạ chém nên bà Thược và bà Thân chạy ra ngoài truy hô kêu cứu, chị Giang đứng dậy xô Sắc qua một bên bỏ chạy ra ngoài, Sắc 02 tay cầm 02 con dao chạy đuổi theo chị Giang. Khi chạy đến cửa nhà thì chị Giang bị vấp té một lần nữa. Sắc tiếp tục chạy đến dùng 02 con dao chém nhiều nhát vào đầu, vào lưng của Giang.

Ông Bùi Tấn Thành đến khuyên can, Sắc đưa dao lên doạ chém nên ông quay về gọi điện thoại báo Công an. Chị Giang ngồi dậy xô Sắc và chạy thì bị Sắc đuổi và xô ngã xuống đường rồi Sắc ngồi trên người chị Giang chém tiếp. Lúc này chị Giang nằm bất động, tưởng chị Giang đã chết nên đi vào nhà đóng cửa lại. Khoảng 5 phút sau chị Giang tỉnh lại chạy vào nhà ông Thành và gọi điện đưa đi bệnh viện cấp cứu. Nghe tiếng Sắc rên trong nhà nên mọi người phát hiện Sắc té xuống nền nhà miệng sủi bọt nên lực lượng Công an phá cửa xông vào đưa Sắc đến bệnh viện cấp cứu. Kết luận giám định chị Giang bị thương tật là 50%.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 16/2008/HSST ngày 25-3-2008, Toà án nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã áp dụng khoản 2 Điều 93, Điều 18, Điều 52, các điểm b và p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự xử phạt Hồ Quang Sắc 07 năm tù về tội “Giết người” và buộc Sắc bồi thường 42.008.900 đồng.

Do có kháng cáo của phía bị hại yêu cầu tăng hình phạt, tăng bồi thường nên tại bản án hình sự phúc thẩm số 546/2008/HSPT ngày 27-5-2008, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã sửa

bản án hình sự sơ thẩm, tăng hình phạt đối với Hồ Quang Sắc lên 12 năm tù, buộc Sắc phải bồi thường thêm 12.000.000 đồng.

Như vậy, chỉ vì bị chị Giang từ chối tình cảm, Hồ Quang Sắc đã thực hiện hành vi phạm tội một cách dã man, vừa xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của người khác, vừa ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Do đó, việc Toà án cấp sơ thẩm kết án Sắc 7 năm tù là quá nhẹ, chưa đảm bảo tác dụng cải tạo giáo dục bị cáo và răn đe phòng ngừa chung. Toà án cấp phúc thẩm đã đánh giá một cách toàn diện, khách quan các tình tiết của vụ án, xử phạt Hồ Quang Sắc 12 năm tù về tội „Giết người” là đúng pháp luật. Hậu quả mà Hồ Quang Sắc phải gánh chịu là bài học cảnh tỉnh cho những người sẽ, đang và sắp có ý định phạm tội.

Đối với người được miễn trách nhiệm hình sự đương nhiên không phải chịu các hậu quả pháp lý hình sự bất lợi của việc phạm tội do mình thực hiện như không phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không bị kết tội, không phải chịu hình phạt hoặc biện pháp cưỡng chế về hình sự khác và không bị coi là có án tích. Tuy nhiên, người được miễn trách nhiệm hình sự vẫn phải chịu những biện pháp xử lý khác như biện pháp xử phạt hành chính, bồi thường thiệt hại,….

Nhận thấy, cũng là việc thực hiện hành vi phạm tội, cũng gây ra những hậu quả nhất định cho các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ nhưng nếu một người bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị kết tội bằng một bản án có hiệu lực pháp luật của Toà án thì sẽ đương nhiên phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do mình gây ra, bị mang án tích, còn người được miễn trách nhiệm hình sự thì sẽ hoàn toàn ngược lại, không bị kết tội, không phải chịu hình phạt hoặc biện pháp cưỡng chế về hình sự khác và không bị coi là có án tích. Ở đây không có gì là đối lập, là mâu thuẫn mà lại có một sự thống nhất, sự hoà hợp khi nhà làm luật nước ta quy định hai chế định trách nhiệm

hình sự và miễn trách nhiệm hình sự. Một chế định mang tính chất trừng trị, một chế định thể hiện chính sách khoan hồng trong đường lối xử lý tội phạm, hai chế định này cùng thống nhất ở một điểm đó là thể hiện ý chí của nhà làm luật.

Sự thống nhất, hoà hợp đó xuất phát từ chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta. Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì quyền con người luôn luôn được đặt lên vị trí hàng đầu, pháp luật xây dựng để phục vụ và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi con người, mỗi công dân. Bất cứ hành vi vi phạm nào xâm phạm tới lợi ích con người đều bị lên án và bị trừng trị. Tuy nhiên, pháp luật hình sự cũng thể hiện đường lối xử lý nhân đạo đối với những người gây ra tội lỗi nhưng bản thân họ đã tỏ ra hối hận, ăn năn hay đối với người còn đang ở trong độ tuổi vị thành niên phạm tội ... giúp họ có thể sớm hoàn lương thì có thể xem xét miễn trách nhiệm hình sự cho họ. Nói một cách khác, miễn trách nhiệm hình sự là một biện pháp hữu hiệu của Nhà nước để thực hiện chính sách phân hoá và thể hiện phương châm trong đường lối xử lý đó là “nghiêm trị kết hợp với khoan hồng”, “trừng trị kết hợp với

giáo dục, thuyết phục, cải tạo”.

Một người bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị Toà án kết tội bằng một bản án có hiệu lực pháp luật nếu không có các căn cứ và điều kiện để được miễn trách nhiệm hình sự thì sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi vi phạm của mình gây ra. Trách nhiệm hình sự sẽ tạo ra một khung pháp lý ở đó chứa đựng tất cả các dấu hiệu của cấu thành tội phạm và căn cứ vào đó các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự một người thực hiện hành vi phạm tội. Còn miễn trách nhiệm hình sự cũng thuộc phạm trù của khung pháp lý đó nhưng lại mang những đặc điểm riêng, những dấu hiệu mà lẽ ra nếu không có chúng thì người thực hiện hành vi

phạm tội đương nhiên phải chịu hậu quả do hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình gây nên.

Chế định trách nhiệm hình sự chi phối chế định miễn trách nhiệm hình sự. Ngược lại, chế định miễn trách nhiệm hình sự phụ thuộc và bị chi phối bởi chế định trách nhiệm hình sự, đồng thời miễn trách nhiệm hình sự được thực hiện tốt sẽ giúp cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về trách nhiệm hình sự. Qua đó, nâng cao hiệu quả trong đường lối xử lý đối với người phạm tội, tạo ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật.

Trong các biện pháp của pháp luật hình sự thì hình phạt được coi là nghiêm khắc nhất, nó thể hiện tính nghiêm khắc cao của trách nhiệm hình sự. Do đó, hậu quả pháp lý mà chủ thể vi phạm pháp luật hình sự phải gánh chịu là rất nặng. Trong hệ thống hình phạt của luật hình sự Việt Nam, hình phạt nhẹ nhất là cảnh cáo và hình phạt nặng nhất là tử hình. Các hình phạt tuy khác nhau về mức độ nghiêm khắc nhưng cùng tính chất. Hình phạt có thể hạn chế hoặc tước bỏ những quyền và lợi ích thiết thân của con người như: quyền tự do, quyền chính trị, quyền sở hữu…. Các hình phạt nhẹ như: cảnh cáo, phạt tiền về hình thức có thể giống một số biện pháp cưỡng chế khác của Nhà nước nhưng với tư cách là hình phạt các biện pháp này vẫn có tính nghiêm khắc hơn hẳn. Vì kèm theo hình phạt luôn luôn có hậu quả pháp lý là có án tích. Người bị kết án phải mang án tích trong một thời gian do luật quy định, ngoài hình phạt, các biện pháp trách nhiệm hình sự còn bao gồm các biện pháp cưỡng chế về hình sự khác như các biện pháp tư pháp, các biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục đối với người chưa thành niên phạm tội, biện pháp cảnh cáo, biện pháp phạt tiền ...

Như vậy, rõ ràng giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự có mối liên hệ biện chứng khi đánh giá về hậu quả pháp lý của việc áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Là hai mặt đối lập trong một vấn

đề: trách nhiệm hình sự là việc gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi, bị xử lý bằng các chế tài pháp lý hình sự khác nhau và bị mang án tích, miễn trách nhiệm hình sự đương nhiên không phải chịu những hậu quả pháp lý do người thực hiện hành vi phạm tội, không bị áp dụng chế tài pháp lý hình sự, không bị mang án tích, nhưng lại thống nhất và biện chứng cho nhau, thể hiện ở mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý là nhằm trừng trị kết hợp với giáo dục, cải tạo người phạm tội.

Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải chịu trước Nhà nước và được thể hiện ở bản án kết tội của Toà án có hiệu lực pháp luật và một số biện pháp cưỡng chế hình sự do luật hình sự quy định.

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự (Trang 63)