II. Những nguyên tắc và tiêu chuẩn xác định giá trị tài liệu KHKT
2. Nguyên tắc tính lịch sử
Cùng với nguyên tắc tính Đảng khi xác định giá trị tài liệu KHKT phải quán triệt nguyên tác tính lịch sử. Bời vì “lý luận Mác-xít tuyệt đối đòi hỏi người ta khi phân tích một vấn đề xã hội phải đặt nó trong một khung cảnh lịch sử nhất định”(1).
Nguyên tắc tính lịch sử chỉ rõ rằng khi xác định giá trị bất kỳ tài liệu KHKT nào cũng cần phải đặt nó trong hoàn cảnh và điều kiện lịch sử đã sản sinh ra tài liệu đó. Theo nguyên tắc này có những tài liệu hiện tại không còn giá trị khoa học, thực tiễn nhưng đặt nó trong thời kỳ lịch sử đã sản sinh ra tài liệu đó thì nó có giá trị to lớn. Nguyên tắc tính lịch sử không cho phép người
cán bộ lưu trữ xuất phát từ hoàn cảnh và điều kiện lịch sử hiện tại để phân tích xem xét giá trị của những tài liệu KHKT đã sản sinh ra trong các thời kỳ lịch sử khác nhau :
Ví dụ : ở thế kỷ 19 việc phát hiện ra máy hơi nước là một phát minh lớn của con người. Tài liệu đó có giá trị lịch sử, khoa học. Nhưng hiện nay trong xã hội máy hơi nước đã hết vai trò lịch sử. Đồng thời, nội dung nguyên tắc tính lịch sử cũng chỉ rõ khi xem xét giá trị tài liệu KHKT phải có cách nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách biện chứng. Trong thực tế, có những sự việc, những tư tưởng mới lúc khởi đầu ít người hiểu biết và giá trị của tài liệu đó bị coi nhẹ. Nhưng trong tương lai xu thế phát triển của những sự vật, ý tưởng mới sẽ có vị trí quan trọng trong KHKT. Người làm công tác xác định giá trị tài liệu phải phân tích được các xu hướng phát triển của những sự vật, hiện tượng đó.
Ví dụ : Những tài liệu thiết kế động cơ phản lực của nhà khoa học Nga vĩ đại Pôn-Cốp-Ski ở thế kỷ 19 chưa được sử dụng, bị coi thường về giá trị của nó. Nhưng sang thế kỷ 20 tài liệu thiết kế, nguyên lý của động cơ phản lực được các nhà khoa học vũ trụ sử dụng triệt để và tôn vinh Pôn-Cốp-Ski là bậc thầy của khoa học chinh phục vũ trụ. Mặt khác, những tài liệu lưu trữ KHKT ghi chép và phản ánh những đặc điểm phát triển của KHKT từng giai đoạn lịch sử xã hội loài người nói chung, cũng như lịch sử của từng quốc gia, dân tộc, từng ngành khoa học nói riêng đều thuộc diện có ý nghĩa lịch sử. Những tài liệu KHKT như vậy cần phải được lưu trữ vĩnh viễn để làm cứ liệu phục vụ nghiên cứu lịch sử một cách chính xác.
Những tài liệu KHKT liên quan đến các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, của Đảng, của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các nhà khoa học nổi tiếng đều là những sử liệu quý giá... Theo nguyên tắc tính lịch sử thì những loại tài liệu KHKT nêu trên mang tính lịch sử cho nên khi xác định giá trị những tài liệu này cần phân tích kỹ xem những tài liệu đem xác định giá trị có thuộc vào những nội dung nêu trên hay không. Những tài liệu mang tính lịch sử đều phải được bảo quản vĩnh viễn ở các TTLTQG.