Một trong những quyền năng của chủ sở hữu KDCN được pháp luật qui định đó là quyền sử dụng hay cho phép người khác sử dụng tài sản này thông qua các hành vì sau: sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài là KDCN được bảo hộ; lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm mang KDCN được
84
bảo hộ và cho phép người khác thực hiện những quyền trên. Như vậy mọi hành vi sử dụng KDCN mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu sẽ bị cấm.
Trong thời gian qua, vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu KDCN nói riêng diễn ra khá phổ biến, đặc biệt những vi phạm về sở hữu KDCN có những biểu hiện khá phức tạp. Hiện Việt Nam chưa có một đánh giá chính thức nào về tình hình vi phạm KDCN trên phạm vi lãnh thổ tuy nhiên có thể liệt kê những dạng vi phạm chính sau đây:
- Hàng trong nước vi phạm kiểu dáng hàng trong nước: Các sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hiện nay đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng và mẫu mã. Do vậy các hành vi vi phạm về mẫu mã không ngừng gia tăng nhằm thu nguồn lợi nhuận riêng. Các sản phẩm trong nước bị vi phạm về kiểu dáng tập trung chủ yếu ở lĩnh vực như tạp phẩm, may mặc…
- Hàng trong nước vi phạm kiểu dáng hàng nước ngoài: lợi dụng tâm lý ưa đồ ngoại của một bộ phận người tiêu dùng, các nhà sản xuất đã đưa ra thị trường hàng loạt mặt hàng nhái kiểu dáng của các sản phẩm nổi tiếng thế giới nhưng chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng gây thiệt hại lớn cho người tiêu dùng. Hành vi vi phạm trong lĩnh vực này thường thấy ở các sản phẩm như quần áo, giày dép, mỹ phẩm…
- Hàng nước ngoài vi phạm kiểu dáng hàng trong nước: Hiện nay hàng hóa Việt Nam đã có những bước cải tiến đáng kể về chất lượng và mẫu mã các mặt hàng
85
trong nước vì vậy đã thu hút được một số lượng lớn người tiêu dùng trong nước sử dụng những sản phẩm này. Tiêu biểu là những nhóm hàng thời trang, may mặc, giày dép (các thương hiệu lớn như Việt Tiến, May 10, Biti’s,…) không chỉ nổi tiếng ở nội địa mà còn dần tìm được chỗ đứng nhất định trong khu vực và trên thế giới. Xuất phát từ nguồn lợi khổng lồ mà các sản phẩm này đem lại cho nên hiện tượng vi phạm về kiểu dáng, mẫu mã diễn ra không chỉ trong thị trường Việt Nam mà còn tại nhiều quốc gia khác trên thế giới.
- Ngoài ra, còn có hiện tượng vi phạm các quy định về đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu, hợp đồng li xăng về KDCN. Những vi phạm này thường xảy ra đối với các sản phẩm hàng dệt may, những phụ tùng máy móc theo đơn đặt hàng của nước ngoài.
Hiện tượng vi phạm về quyền sở hữu KDCN xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
Dưới khía cạnh kinh tế, nguồn lợi nhuận từ việc tiêu thụ sản phẩm vi phạm quyền sở hữu công nghiệp là rất lớn.
Việc ban hành Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi 2009) đánh dấu bước tiến lớn trong quá trình hoàn thiện pháp luật về SHTT nói chung, pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu KDCN. Tuy nhiên, trên thực tế một số qui định về bảo hộ quyền sở hữu KDCN vẫn chưa rõ ràng, đặc biệt là các qui định về trình tự thủ tục cấp văn bằng bảo hộ. Thủ tục đăng ký KDCN còn rườm rà, phức tạp. Nhiều yêu cầu trong quá trình đăng kí KDCN chưa được Cục SHTT giải thích rõ ràng cho nên các nhà sản xuất khó xác định được sản phẩm của mình thuộc tiêu chí nào. Mặc dù thời hạn xét cấp văn bằng độc quyền KDCN được rút ngắn so với qui định trước khi ban hành Luật SHTT là 07 tháng nhưng tính tổng thời gian kể từ khi thẩm định hình thức cho tới khi Cục SHTT thẩm định kéo dài đến 08 tháng. Khoảng thời gian tương đối dài cho nên có thể làm lỡ cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp hoặc không ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm từ phía những nhà sản xuất khác. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp không tiến hành đăng ký bảo hộ KDCN và đây chính là một trong những nhân tố thuận lợi cho hành vi vi phạm KDCN được thực hiện.
86
Ý thức pháp luật của người tiêu dùng và doanh nghiệp còn tương đối hạn chế. Hiện này tâm lý ưa chuộng sản phẩm có giá thành rẻ, hàng ngoại trong một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam đang tạo môi trường thuận lợi cho hàng nhái, hàng giả, hàng hóa vi phạm quyền sở hữu công nghiệp ngày càng gia tăng. Đây là một vấn đề nhức nhối trong xã hội và đòi hỏi các cơ quan quản lý tìm kiếm cách thức để nâng cao ý thức của người dân trong việc chống hàng nhái, hàng giả trên thi thị trường. Bên cạnh đó hiểu biết của doanh nghiệp đối với các qui định về bảo vệ quyền sở hữu KDCN còn hạn chế. Mặc dù là những chủ thể tạo ra các sản phẩm trí tuệ, nhưng các doanh nghiệp trên thực tế họ vẫn chưa nắm bắt được các qui định của pháp luật. Hệ quả của tình trạng trên đó là doanh nghiệp không những không bảo vệ được thành quả sáng tạo của mình mà còn xâm phạm đến quyền SHCN của người khác. Bên cạnh đó phần lớn các chủ sở hữu KDCN chưa thực sự ý thức và chú ý đến việc đăng kí bảo hộ độc quyền KDCN sản phẩm của mình. Thực tế, có rất ít doanh nghiệp Việt Nam có bộ phận chuyên chăm lo về SHTT, hầu như chưa có doanh nghiệp nào có chiến lược về SHTT, coi vấn đề này là một bộ phận trong chiến lược phát triển của mình, việc phát hiện vi phạm SHTT do đó cũng thường không kịp thời và bản thân doanh nghiệp sẽ phải chịu thiệt hại[19, tr.33].