Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với Kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam (Trang 74)

dáng công nghiệp

2.4.1.1. Khái niệm hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với KDCN

Hành vi xâm phạm quyền đối với KDCN là các hành vi sử dụng, định đoạt các đối tượng được bảo hộ trong phạm vi và thời hạn bảo hộ mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu văn bằng bảo hộ, trừ trường hợp pháp luật cho phép.

Thứ nhất, về chủ thể thực hiện hành vi: bao gồm các chủ thể là cá nhân, tổ chức

thực hiện việc sử dụng, định đoạt KDCN không được sự cho phép của chủ thể có quyền SHCN đối với KDCN, theo đó chủ thể có quyền SHCN đối với KDCN là chủ văn bằng bảo hộ - người được ghi tên là chủ văn bằng độc quyền KDCN; người được chuyển giao hợp pháp quyền sở hữu KDCN - là tổ chức, cá nhân được ghi tên là Bên nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu KDCN do Cục SHTT cấp, người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng KDCN - là tổ chức, cá nhân được ghi tên là Bên nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng li-xăng do Cục SHTT cấp (kể cả trường hợp li-xăng không tự nguyện) [19, tr.22].

Thứ hai, các chủ thể được coi là thực hiện hành vi xâm phạm khi các chủ thể

này thực hiện một trong các hành vi xâm phạm đến các quyền độc quyền sử dụng, quyền định đoạt của chủ thể sở hữu KDCN.

Thứ ba, các chủ thể thực hiện các hành vi trên chỉ bị coi làm xâm phạm

quyền đối với KDCN khi việc thực hiện hành vi này nằm trong thời hạn mà KDCN của chủ sở hữu đó đang còn trong thời gian được pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên các hành vi sử dụng KDCN trong trường hợp KDCN đó chưa được pháp luật bảo hộ hoặc đã hết thời hạn bảo hộ không bị coi là xâm phạm quyền SHCN đối với KDCN do đặc trưng của quyền SHTT hay cụ thể đó chính là quyền SHCN đối với KDCN chỉ được bảo hộ trong một thời gian nhất định (khác biệt với quyền sở hữu tài sản thông thường).

68

2.4.1.2. Hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành

Chủ sở hữu KDCN có quyền sử dụng, định đoạt KDCN và pháp luật bảo hộ quyền đó, tức chủ thể sở hữu có thể thực hiện các hành vi đã được nêu tại khoản 2 điều 124 Luật SHTT và có quyền định đoạt đối với KDCN. Do vậy, mọi hành vi sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ hay hành vi lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông hay hành vi nhập khẩu các sản phẩm mang KDCN đã được bảo hộ… đều được coi là hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với KDCN. Đồng thời, pháp luật cũng đã quy định rõ các hành vi được coi là hành vi xâm phạm quyền đối với KDCN tại điều 126 Luật SHTT 2005:

Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,

thiết kế bố trí

1. Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu.

2. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại điều 131 của Luật này”

Theo đó, bất kỳ người nào có hành vi sử dụng KDCN được bảo hộ hoặc có hành vi sử dụng KDCN không khác biệt đáng kể với KDCN đã được bảo hộ trong thời hạn văn bằng bảo hộ độc quyền cấp cho chủ sở hữu KDCN vẫn còn hiệu lực mà không được sự cho phép của chủ sở hữu; hoặc là có hành vi sử dụng KDCN mà không trả tiền đền bù theo quy định tại Điều 131 Luật SHTT cho chủ sở hữu thì cũng bị coi là có hành vi xâm phạm quyền đối với KDCN.

Mặt khác, chỉ có thể coi các hành vi này là hành vi xâm phạm quyền sở hữu KDCN khi nó được thực hiện trong thời hạn bảo hộ KDCN. Bởi lẽ, một trong những khác biệt cơ bản giữa quyền sở hữu tài sản và quyền SHTT là quyền SHTT

69

chỉ được pháp luật bảo hộ trong một thời hạn nhất định. Hết thời hạn bảo hộ, quyền SHTT đối với KDCN sẽ chấm dứt, mặc dù đối tượng của quyền SHTT đó vẫn tồn tại. Khi đó, KDCN đó trở thành tài sản chung của toàn xã hội, bất kỳ người nào muốn đều có thể sử dụng, khai thác KDCN đó.

Đây là điểm then chốt để xác định một hành vi sử dụng, khai thác có phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu KDCN hay không[19, tr.25].

Tuy nhiên, không phải mọi hành vi nêu trên của người khác đều bị coi là hành vi xâm phạm. Việc xác định hành vi đó có phải là hành vi xâm phạm quyền đối với KDCN hay không còn phải dựa trên các căn cứ theo quy định tại Điều 5 Mục 1 Nghị định 105/2006/NĐ – CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 119/2010/NĐ – CP ngày 30/12/2010) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ như sau:

Thứ nhất, phải xác định là KDCN đó có thuộc phạm vi được bảo hộ KDCN

hay không. Có đáp ứng đủ các tiêu chí được bảo hộ và đã được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền cho chủ sở hữu hay chưa.

Thứ hai, có yếu tố xâm phạm trong KDCN bị coi là xâm phạm hay không.

Hành vi bị coi là xâm phạm KDCN khi nó chứa yếu tố xâm phạm. Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 105/2006/NĐ – CP, yếu tố xâm phạm quyền đối với KDCN chính là sản phẩm hoặc phần của sản phẩm hình dáng bên ngoài không khác biệt đáng kể với KDCN đã được bảo hộ.

Sản phẩm bị coi là không khác biệt đáng kể với KDCN được bảo hộ khi KDCN đó là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của KDCN đã được bảo hộ (khoản 4 Điều 10 Nghị định 105/2006/NĐ – CP). Để xác định sản phẩm đó có xâm phạm hay không người ta dựa vào phạm vi bảo hộ KDCN được ghi trong bằng độc quyền KDCN và tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 105/2006/NĐ – CP cũng đã qui định các trường hợp sản phẩm bị coi là có yếu tố xâm phạm quyền đối với KDCN khi thuộc một trong các trường hợp sau:

70

trường hợp đã được cấp Bằng độc quyền KDCN, có chứa tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao (gần như không phân biệt được sự khác biệt) của kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu khác đã được bảo hộ mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu đó.

- Trường hợp trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm đang bị xem xét có tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của KDCN của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm được bảo hộ của người khác.

Thứ ba, xem xét chủ thể thực hiện hành vi là ai, chủ thể thực hiện hành vi

không phải là chủ sở hữu KDCN và không phải là người được pháp luật cho phép hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, đó là hành vi này phải xảy ra ở Việt Nam. Cần lưu ý, đối với hành vi

xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người tiêu dùng tin tại Việt Nam thì cũng bị coi là xảy ra ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với Kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)