Các đối tượng không được pháp luật bảo hộ với danh nghĩa là kiểu

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với Kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam (Trang 52)

dáng công nghiệp

Như đã đề cập, một KDCN được bảo hộ khi nó đáp ứng các điều kiện để được bảo hộ. Từ đó, có thể chỉ ra một số các trường hợp cơ bản, các đối tượng sẽ không được pháp luật bảo hộ với danh nghĩa là một KDCN. Pháp luật Việt Nam quy định cụ thể những đối tượng không có khả năng được bảo hộ dưới danh nghĩa KDCN tại Điều 64 Luật SHTT 2005 bao gồm:

- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có hoặc chỉ mang đặc tính kỹ thuật. Trên thực tế, có nhiều sản phẩm mà kiểu dáng của chúng không mới và được sản xuất bởi những nhà sản xuất khác nhau ví dụ như: đinh ốc, pit tông…

Nếu kiểu dáng của một sản phẩm như chiếc ốc vít, được tạo ra chỉ thực hiện chức năng thông thường mà được bảo hộ thì điều này sẽ ngăn cản tất cả hoạt động sản xuất của chủ thể khác nhằm sản xuất ra sản phẩm cùng chức năng như vậy do đặc tính kỹ thuật đòi hỏi phải có như vậy mới hình thành một sản phẩm. Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích của các nhà sản xuất, kinh doanh, các KDCN được tạo ra do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm hoặc chỉ mang đặc tính kỹ thuật không phải là đối

46

tượng của bảo hộ KDCN. Điều này cũng được pháp luật thế giới áp dụng, ví dụ như Điều 25 Hiệp định TRIPs quy định: “Các thành viên có thể quy định rằng việc bảo hộ đó không áp dụng cho những kiểu dáng mà hình dáng chủ yếu do các đặc tính kỹ

thuật và chức năng quyết định”, Điều 10 Hiệp định Thương Mại Việt Mỹ quy định:

“Việc bảo hộ nói trên không áp dụng cho những kiểu dáng được xác định chủ yếu bởi các đặc điểm kỹ thuật hoặc chức năng”.

- Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp. Theo quy định của Luật SHTT 2005 thì chỉ những bản vẽ, thiết kế sơ đồ của các công trình xây dựng mới được bảo hộ dưới góc độ của quyền tác giả còn hình dáng bên ngoài của chúng thì không được bảo hộ. Việc loại trừ đối tượng này khỏi sự bảo hộ với danh nghĩa KDCN có thể xuất phát từ nguyên nhân là nó không đáp ứng được tiêu chí về “khả năng áp dụng công nghiệp” tức là khả năng được sản xuất hàng loạt bằng phương pháp công nghiệp. Bởi lẽ, có thể kiểu dáng của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp là giống nhau nhưng sản phẩm mang kiểu dáng đó – các công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp trên thực tế không thể giống nhau hoàn toàn.

- Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm. KDCN chỉ đề cập đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm mà không đề cập đến chức năng của nó và hình dáng bên ngoài chỉ có thể lôi cuốn người mua sản phẩm và thúc đẩy nhu cầu mua nếu nó thực sự được nhìn thấy. Do đó, yêu cầu về thị giác là một trong những điều kiện cho việc bảo hộ KDCN và các KDCN không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng không phải là đối tượng của bảo hộ KDCN. Như vậy, đối với các loại sản phẩm mà khi đưa vào sử dụng thì không còn giữ được hay bị mất đi hình dáng bên ngoài như lúc ban đầu thì cũng sẽ không đáp ứng được yêu cầu bảo hộ. Chủ yếu các sản phẩm mang đặc tính của vật không tiêu hao thì mới có thể được yêu cầu bảo hộ hình dáng bên ngoài của sản phẩm.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với Kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam (Trang 52)