Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với Kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam (Trang 53)

47

bao gồm: quyền sở hữu đối với KDCN và quyền của tác giả KDCN, trong một số trường hợp, hai nội dung này là đồng nhất (khi tác giả đồng thời là chủ sở hữu). Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Luật SHTT 2005 thì “quyền sở hữu công nghiệp đối kiểu dáng công nghiệp được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng

hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Thêm vào đó, theo quy định tại Điều

121 Luật SHTT 2005 và Điều 15 Nghị định 103/2006/NĐ-CP thì chủ sở hữu KDCN là chủ thể được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng SHCN tương ứng hoặc được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu. Như vậy, để xác lập quyền SHCN với KDCN thì có thể thực hiện thông qua hai con đường: xin cấp văn bằng bảo hộ hoặc nhận chuyển giao quyền sở hữu KDCN. Trong phạm vi đề tài, tác giả xin được tập trung phân tích nội dung chủ yếu về việc xác lập quyền SNCN đối với KDCN thông qua việc xin cấp văn bằng bảo hộ KDCN.

Theo pháp luật Việt Nam, việc xác lập quyền sở hữu đối với KDCN được thực hiện thông qua trình tự, thủ tục như sau: nộp và tiếp nhận đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ; xét nghiệm hình thức đơn; công bố đơn; xét nghiệm nội dung đơn; cấp văn bằng bảo hộ. Các yêu cầu của quy trình xác lập quyền SHCN đối với KDCN cơ bản tập trung trong nội dung sau đây:

* Chủ thể có quyền đăng ký KDCN

Do đối tượng quyền SHCN là KDCN có tính sáng tạo là đặc trưng nổi bật nên bên cạnh chủ sở hữu pháp luật còn ghi nhận tác giả đã sáng tạo ra chúng. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng kí KDCN (Điều 86 Luật SHTT 2005):

- Tác giả đã tạo ra các đối tượng trên bằng công sức và chi phí của mình. - Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và trong trường hợp có quy định khác của pháp luật.

- Trường hợp nhiều người, nhiều tổ chức cùng nhau tạo ra hoặc cùng nhau đầu tư để tạo ra KDCN thì tất cả những người, tổ chức đó có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

48

- Trong trường hợp KDCN được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ cơ sở vật chất, kinh phí thì quyền đăng kí sẽ thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện cho Nhà nước thực hiện quyền đăng kí này. Nếu Nhà nước chỉ góp một phần vốn (kinh phí, phương tiện vật chất – kĩ thuật) hoặc có kí kết hợp đồng hợp tác nghiên cứu – phát triển với các tổ chức, cá nhân khác thì một phần quyền đăng kí KDCN tương ứng với tỉ lệ đóng góp thuộc về Nhà nước (Điều 9 Nghị định 103/2006).

- Ngoài ra, pháp luật cũng cho phép những người có quyền đăng ký KDCN có thể chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

Việc quy định về quyền đăng ký như trên là một nội dung quan trọng nhằm xây dựng nguyên tắc phân chia quyền và lợi ích thu được sau khi đã tạo ra các sản phẩm trí tuệ. Nguyên tắc này có nghĩa là: ai đầu tư tạo ra tài sản thì tài sản thuộc về người đó. Đây là nhân tố quan trọng nhất trong việc khuyến khích đầu tư cho sáng tạo và thể hiện chính sách bảo hộ quyền SHTT thực chất là bảo hộ đầu tư cho sáng tạo trí tuệ. Thực chất, đây là quy tắc điều chỉnh quan hệ giữa người sáng tạo ra sản phẩm (tác giả) với người đầu tư (trong trường hợp tác giả không tự đầu tư) và những người khác.

* Đơn đăng ký KDCN

Đơn yêu đăng ký KDCN là tập hợp các tài liệu thể hiện yêu cầu của người nộp đơn về việc cấp văn bằng bảo hộ KDCN với nội dung, phạm vi bảo hộ tương ứng. Pháp luật hiện hành (Luật SHTT và các văn bản hướng dẫn thi hành) quy định rất chi tiết về vấn đề này.

Pháp luật Việt Nam quy định rất cụ thể những yêu cầu đối với đơn đăng ký KDCN tại Điều 100, Điều 103 Luật SHTT và điểm 33 mục 4 Thông tư số 01/2007 giống với hầu hết các nước trên thế giới đều quy định về hình thức, nội dung của đơn đăng ký KDCN phải bao gồm một số tài liệu tối thiểu như: tờ khai, bản mô tả KDCN, bộ ảnh chụp hay bản vẽ, tuyên bố của người nộp đơn về tính mới và/hoặc

49

tính nguyên gốc (đối với những nước thuộc hệ thống không đăng ký kiểu dáng), mẫu sản phẩm mang kiểu dáng (nếu có). Pháp luật Việt Nam quy định việc nộp đơn (do chủ đơn tự mình hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam) có thể thực hiện tại Cục SHTT hoặc tại hoặc tại các địa điểm tiếp nhận đơn khác do Cục SHTT thiết lập, đơn cũng có thể được gửi qua bưu điện tới các địa điểm tiếp nhận đơn nói trên (Điều 89 Luật SHTT, điểm 3 và điểm 12 mục 1 Chương 1 Thông tư 01/2007).

* Chấp nhận đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ KDCN

Một vấn đề phức tạp đặt ra là khi có hai hay nhiều chủ thể cùng nộp đơn xin đăng ký cùng một KCN hay các KDCN tương tự nhau, có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng dẫn đến việc cơ quan đăng ký sẽ phải xem xét cấp cho ai. Quyền sở hữu đối với KDCN là “độc quyền”, trường hợp có từ hai chủ thể trờ lên cùng xin cấp một văn bằng bảo hộ cho một KDCN thì một bằng độc quyền sẽ được cấp và đơn kia sẽ bị từ chối. Để giải quyết vấn đề này có hai nguyên tắc có thể áp dụng, đó là: nguyên tắc người sáng tạo đầu tiên (first to use) theo đó cơ quan đăng ký sẽ xem xét và cấp văn bằng bảo hộ cho người sáng tạo ra đầu tiên; nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc người nộp đơn đầu tiên (first to file) theo đó cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét cấp văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn sớm nhất. Trên thực tế, việc áp dụng nguyên tắc first to use là khá khó khăn, do đó, hầu hết các nước đều áp dụng nguyên tắc người nộp đơn đầu tiên và pháp luật Việt Nam cũng áp dụng nguyên tắc này: “văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số

những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ”(Điều 90 Luật

SHTT). Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc này với cách xác định thời điểm là theo ngày (không phải theo giờ, phút) sẽ có thể dẫn đến trường hợp có hai chủ thể trở lên trong một ngày cùng nộp đơn độc lập về cùng một KDCN. Để giải quyết tình huống này, pháp luật Việt Nam quy định trường hợp có nhiều đơn khác nhau đăng ký KDCN trùng nhau hoặc không khác biệt đáng kể với nhau, cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp Bằng độc quyền KDCN và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp

50

đơn sớm nhất thì KDCN nêu trong đơn vẫn được coi là đáp ứng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên nếu tất cả những người nộp đơn đạt được thoả thuận về việc đứng tên người nộp đơn trong một đơn duy nhất trong số các đơn đó để được cấp một Bằng độc quyền KDCN (điểm 35.9 Thông tư 01/2007) và Thông tư 05/2013/TT-BKHCN tại khoản 8 Điều 1Sửa đổi, bổ sung điểm 35.9 của Thông tư số 01/2007/TT- BKHCN như sau:

Đối với những đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã được kết luận là đáp ứng các điều kiện bảo hộ, trước khi ra thông báo dự định cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp theo quy định tại điểm 15.7.a (iii) của Thông tư này, Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra để bảo đảm nguyên tắc nộp đơn đầu tiên quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 90 của Luật Sở hữu trí tuệ theo các quy định sau đây:

a) Để kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, phải tiến hành tra cứu thông tin trong nguồn bắt buộc quy định tại điểm 35.4.b (iv) của Thông tư này.

b) Việc tra cứu là để tìm ra trường hợp có nhiều đơn (kể cả đơn đang được thẩm định) đăng ký các kiểu dáng công nghiệp của bộ phận sản phẩm và/hoặc sản phẩm trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau và xác định đơn có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất.

c) Nếu có nhiều đơn thuộc trường hợp nêu tại điểm 35.9.b trên đây thì Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp chỉ có thể được cấp cho kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

d) Trong số các đơn thuộc trường hợp nêu tại điểm 35.9.b, nếu có nhiều đơn cùng có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất thì Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp chỉ có thể được cấp cho kiểu dáng công nghiệp của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thỏa thuận được thì tất cả đối tượng tương ứng của các đơn đó đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.”

Nhìn chung, quy định về nguyên tắc chấp nhận đơn của Việt Nam về cơ bản là hợp lý và tương đồng với pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới.

51 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Quyền ưu tiên

Quyền ưu tiên là một quy định rất quan trọng trong vấn đề nộp đơn và chấp nhận đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ KDCN, đồng thời quyền này cũng liên quan đến nguyên tắc nộp đơn đầu tiên như đã nêu ở trên. Vấn đề về quyền ưu tiên được quy định rõ ràng trong pháp luật Việt Nam tại Điều 91 Luật SHTT 2005 sửa đổi 2009. Cụ thể, quyền ưu tiên được quy định trong pháp luật Việt Nam như sau:

Người nộp đơn đăng ký KDCN có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện như:

- Điều kiện thứ nhất: Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam;

- Điều kiện thứ hai: Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác như điều kiện thứ nhất cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác như điều kiện thứ nhất.

- Điều kiện thứ ba: Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác quy định tại điều kiện thứ nhất cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác như điều kiện thứ nhất.

- Điều kiện thứ tư: Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Trong một đơn đăng ký KDCN, người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn. Đơn đăng ký KDCN được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.

Quyền ưu tiên là một trong các quy định then chốt tạo cơ sở thuận lợi cho công dân một nước nộp đơn xin bảo vệ quyền SHTT tại quốc gia khác. Tinh thần của quyền ưu tiên là: nếu một người có một KDCN muốn khai thác ở nhiều nước, do đó muốn được xác lập và bảo hộ quyền ở nhiều nước thì sau khi làm thủ tục nộp

52

đơn ở một nước (thường là nước xuất xứ), người đó được dành một thời gian để làm thủ tục ở các quốc gia khác với điều kiện nội dung đơn không thay đổi. Nếu đơn nộp sau được nộp trong thời hạn nói trên thì nước nhận được đơn sau sẽ coi đơn đó được nộp vào ngày sớm hơn tương ứng với ngày nộp đơn đầu tiên. Quy định về quyền ưu tiên trong pháp luật Việt Nam hiện hành là khá phù hợp với pháp luật của các nước trên thế giới và Công ước Paris (Điều 4). So với quy định trước đây tại Điều 17 Nghị định 63/CP, những quy định mới theo Luật SHTT 2005 và Nghị định 103/2006/NĐ-CP đã chứng tỏ sự hoàn thiện hơn khi loại bỏ trường hợp ưu tiên đối

với “KDCN được trưng bày tại một triển lãm quốc tế tổ chức chính thức hoặc được

thừa nhận là chính thức tổ chức tại Việt Nam hoặc nước khác” (Điều 17 Nghị định

63/CP) và ghi nhận trường hợp này là trường hợp KDCN được coi là chưa bị mất tính mới trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày trưng bày (Điều 65 Luật SHTT). Quy định hiện hành phù hợp với pháp luật của nhiều nước và cũng tương thích với Công ước Paris, bởi lẽ tại Điều 4 và Điều 11 của Công ước cũng chỉ yêu cầu quốc gia thành viên dành sự bảo hộ tạm thời cho KDCN được trưng bày chứ không phải dành quyền ưu tiên.

* Thẩm định hình thức đơn

Trên cơ sở đơn đăng ký KDCN, Cục SHTT sẽ tiến hành công việc đầu tiên đó là kiểm tra về hình thức của đơn. Nếu đơn đáp ứng đầy đủ yêu cầu, Cục SHTT gửi cho người nộp đơn thông báo chấp nhận đơn hợp lệ. Nếu đơn không đủ điều kiện, Cục SHTT có thể yêu cầu người nộp đơn sửa chữa các thiếu sót hoặc từ chối chấp nhận đơn. Việc thẩm định hình thức đơn và đơn được coi là hợp lệ được quy định tại Điều 109 Luật SHTT 2005 sửa đổi 2009.Pháp luật Việt Nam hiện hành cũng quy định rất chi tiết các vấn đề khác như: đơn có nhiều đối tượng, việc sửa chữa thiếu sót của đơn, thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, thông báo từ chối chấp nhận đơn...Thời hạn thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn. Nếu trong quá trình thẩm định hình thức đơn, người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục SHTT tiến hành việc sửa chữa, bổ sung tài liệu thì thời hạn thẩm định hình thức được kéo dài thêm bằng khoảng thời gian dành cho việc sửa chữa, bổ sung tài liệu.

53

Có thể thấy, việc quy định về thẩm định hình thức đơn của pháp luật Việt Nam là khá chặt chẽ, chi tiết và phù hợp với thông lệ quốc tế. Hầu hết các nước trên thế giới đều có quy định về thủ tục này như một thủ tục bắt buộc, đặc biệt là đối với những nước theo hệ thống không thẩm định nội dung đối với đơn đăng ký KDCN (như các nước Châu Âu: Anh, Đức, Italia, Pháp,...). Việc thẩm định hình thức đơn theo quy định của các nước đều là việc cơ quan SHTT tiến hành xem xét về mặt hình thức đối với đơn (kiểm tra các tài liệu trong đơn về số lượng, tài liệu, về một số thông tin bắt buộc, ngôn ngữ, trình bày,…). Việc chấp nhận đơn, sửa chữa, bổ sung, từ chối chấp nhận đơn của các nước cũng khá tương đồng với quy định của pháp luật Việt Nam. Công ước Paris, Hiệp định TRIPs và Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ không có quy định cụ thể về việc thẩm định hình thức đơn đăng ký KDCN, mà dành điều đó cho luật quốc gia quy định.

* Công bố đơn hợp lệ

Pháp luật Việt Nam quy định việc công bố đơn hợp lệ được tiến hành như sau (theo Điều 110 Luật SHTT 2005 sửa đổi 2009):

Mọi đơn đã được chấp nhận hợp lệ đều được Cục SHTT công bố trên Công báo SHCN. Người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố đơn. Đơn đăng ký KDCN được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với Kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam (Trang 53)