Phân tích quá trình tự do hóa dịch vụ tài chính-ngân hàng của một

Một phần của tài liệu Tự do hóa dịch vụ tài chính ngân hàng trong khuôn khổ GATSWTO kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý đối với Việt Nam (Trang 40)

2.1. Phân tích quá trình tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng của một số quốc gia quốc gia

Các nhà nghiên cứu đã phân tích mức độ cam kết mở cửa thị trƣờng của các nƣớc thành viên WTO trong khuôn khổ hiệp định GATS. Một trong những kết luận đáng chú ý đƣợc rút ra là: Mức độ cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ tài chính nhìn chung không phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của các nƣớc thành viên. Một số nƣớc phát triển đƣa ra những cam kết không đƣợc cởi mở lắm trong khi đó có những nƣớc đang phát triển hoặc kém phát triển vẫn cam kết mở cửa thị trƣờng rộng rãi hơn. Quyết sách để đƣa ra mức độ mở cửa thị trƣờng dƣờng nhƣ phụ thuộc nhiều hơn vào những lợi ích tiềm năng có thể mang lại và khả năng cạnh tranh của hệ thống dịch vụ tài chính nội địa. Hay nói đúng hơn là nó phụ thuộc vào tính hiệu quả và những thành tựu đã đạt đƣợc của công cuộc cải cách hệ thống tài chính - ngân hàng của một nƣớc thành viên theo hƣớng hội nhập. Điều đó có nghĩa là sẽ không có một công thức chung chuẩn xác nào áp dụng cho tất cả các nƣớc khi tiến hành mở cửa kinh tế. Tuy nhiên, ở một chừng mực nhất định, việc tham khảo kinh nghiệm và những bài học thực tế về việc mở cửa thị trƣờng ở một số nƣớc là cần thiết cho những nƣớc đi sau.

2.1.1. Quá trình thực hiện tự do hóa tài chính - ngân hàng của Trung Quốc

Trung Quốc bắt đầu chính sách mở cửa kinh tế vào năm 1979. Tuy nhiên, trong 5 năm đầu tiên của thời kỳ mở cửa, công cuộc cải cách dƣờng nhƣ chƣa chạm đến hệ thống tài chính - ngân hàng. Dấu hiệu cải cách trong hệ thống tài chính thực sự mới xuất hiện vào năm 1984 khi hệ thống ngân hàng tách thành hai cấp: ngân hàng Nhà nƣớc (Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc) và Ngân hàng thƣơng mại. Kể từ đó mới xuất hiện dấu hiệu cạnh tranh giữa các ngân hàng và

36

ở một mức độ thận trọng, các ngân hàng nƣớc ngoài bắt đầu đƣợc phép thành lập và hoạt động ở Trung Quốc.

Nhìn chung cho đến nay, hệ thống dịch vụ tài chính - ngân hàng ở Trung Quốc vẫn bị chính phủ khống chế và kiểm soát chặt chẽ. Mức độ mở cửa cho các ngân hàng nƣớc ngoài hoạt động còn rất hạn chế. Những đặc điểm chính của thị trƣờng dịch vụ tài chính - ngân hàng của Trung Quốc nhƣ sau:

2.1.1.1. Đối với hệ thống ngân hàng:

Bốn ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nƣớc kiểm soát trên 80% thị phần và thực hiện việc phân phối tín dụng dựa trên kế hoạch tín dụng của trung ƣơng. Những ngân hàng này giữ một phần lớn các khoản tiền gửi nằm ngoài kênh gửi tiền chính thức nhằm mục đích đầu cơ. Các NHTM thực hiện hoạt động cho vay ngầm nhiều hơn hoạt động cho vay chính thức. Tỷ lệ đọng vốn, không có khả năng thanh toán tại các doanh nghiệp Nhà nƣớc lớn.

Các ngân hàng nƣớc ngoài chỉ đƣợc phép hoạt động ở một số vùng kinh tế đặc biệt. Chính phủ Trung Quốc không cho phép các ngân hàng đầu tƣ nƣớc ngoài mở chi nhánh. Ngân hàng nƣớc ngoài có thể hoạt động dƣới dạng liên doanh hoặc 100% vốn nƣớc ngoài nếu đƣợc cơ quan có thẩm quyền cho phép và phải gửi 30% vốn tối thiểu vào Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Hoạt động giao dịch của ngân hàng nƣớc ngoài chủ yếu hạn chế trong khuôn khổ các ngoại tệ mạnh (gần đây có cấp phép cho một số ít ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc thực hiện giao dịch bằng đồng nhân dân tệ). Ngân hàng nƣớc ngoài chỉ đƣợc thực hiện các hoạt động dịch vụ bán buôn. Trƣớc khi mở chi nhánh, ngân hàng nƣớc ngoài phải có ít nhất 3 năm hoạt động dƣới dạng văn phòng đại diện và phải có số vốn ít nhất 100 triệu nhân dân tệ.

Trong tƣơng lai những hạn chế của các ngân hàng nƣớc ngoài có thể đƣợc nới lỏng cả về mặt địa lý, đối tƣợng phục vụ và lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên, việc nới lỏng đó ở mức độ nào và với những điều kiện gì còn tuỳ thuộc vào sự

37

đàm phán trên cơ sở lợi ích. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố rõ ràng Trung Quốc sẽ không hy sinh những lợi ích căn bản của mình để theo đuổi mục tiêu thành viên WTO và coi sự ổn định của mình là mục đích lớn nhất khi tham gia hội nhập.

2.1.1.2. Đối với thị trường bảo hiểm:

Thị trƣờng bảo hiểm còn nhỏ bé và thống trị bởi các công ty bảo hiểm Nhà nƣớc. Nhà nƣớc quyết định tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm. Đa số tiền bảo hiểm thu đƣợc đƣợc gửi tại tài khoản có tính lãi. Công ty bảo hiểm nƣớc ngoài muốn đƣợc cấp phép hoạt động đầy đủ phải chờ đợi trong khoảng thời gian 3 năm thẩm định. Sở hữu vốn nƣớc ngoài trong các công ty liên doanh chỉ giới hạn đến 49%. Cho đến nay mới chỉ có khoảng 3 giấy phép đƣợc cấp cho các công ty bảo hiểm nƣớc ngoài. Việc hồi hƣơng vốn bị hạn chế nghiêm ngặt. Các hãng bảo hiểm nƣớc ngoài bị hạn chế trong việc cạnh tranh với các công ty bảo hiểm thƣơng mại của Nhà nƣớc. Chính phủ Trung Quốc cam kết rằng khi trở thành thành viên WTO, Trung Quốc sẽ loại bỏ những hạn chế về địa lý và định lƣợng trong khoảng thời gian 5 năm. Bên cạnh đó, việc cấp phép đầu tƣ sẽ chỉ dựa trên cơ sở các tiêu chí thận trọng theo thông lệ quốc tế. Những hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn đối với các doanh nghiệp liên doanh cũng sẽ bị loại bỏ.

2.1.1.3. Đối với thị trường chứng khoán:

Thị trƣờng chứng khoán ở Trung Quốc thực sự chƣa phát triển theo đúng nghĩa theo đúng bản chất, tiềm năng nội tại nền kinh tế Trung Quốc. Thị trƣờng trái phiếu rất mỏng. Thị trƣờng trái phiếu phi chính phủ không đáng kể. Tháng 12/1998, Đại hội Đảng Trung Quốc mới thông qua Luật chứng khoán và tiến hành thực thi kể từ ngày 01/7/1999, quy định khung pháp luật cơ bản của thị trƣờng chứng khoán. Ngày 31/1/2004, Quốc vụ viện ban hành điều lệ liên quan đến cải cách mở cửa và phát triển thị trƣờng. Tháng 8/2004 và tháng 11/2005,

38

Đại hội Đảng toàn quốc đã 2 lần sửa lại luật chứng khoán, từng bƣớc củng cố thể chế pháp luật cơ bản.

Chính phủ kiểm soát giao dịch chứng khoán của các công ty, doanh nghiệp sở hữu Nhà nƣớc. Chỉ có khoảng 1/3 số cổ phiếu đƣợc giao dịch. Các công ty nƣớc ngoài kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán không đƣợc phép thành lập chi nhánh hoặc công ty con, mà chỉ đƣợc phép thành lập dƣới dạng liên doanh. Sở hữu vốn nƣớc ngoài đƣợc phép đến 85%. Các văn phòng đại diện không đƣợc phép thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán của các công ty có vốn nƣớc ngoài chỉ đƣợc phép đối với loại chứng khoán có mệnh giá bằng ngoại tệ (Bshare). Không đƣợc phép thực hiện các giao dịch phái sinh việc hồi hƣơng lợi nhuận phải đƣợc chính phủ phê duyệt.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng việc cải cách kinh tế theo hƣớng mở cửa tuy đã đƣợc thực hiện trên hai thập kỷ, song Trung Quốc vẫn tỏ ra hết sức dè dặt trong việc mở cửa thị trƣờng dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ tài chính - ngân hàng nói riêng. Sự cho phép thâm nhập của một số tổ chức nƣớc ngoài trong lĩnh vực này dƣờng nhƣ chỉ có tính chất thử nghiệm và chỉ giới hạn trong một số khu vực địa lý nhất định với nhiều điều kiện ngặt nghèo. Thị trƣờng dịch vụ tài chính - ngân hàng vẫn gần nhƣ đƣợc thống soái tuyệt đối bởi các tổ chức tài chính - ngân hàng nội địa và chủ yếu là khu vực Nhà nƣớc. Yếu tố cạnh tranh trong các hoạt động dịch vụ tài chính - ngân hàng chƣa phát triển thực sự và có lẽ đây là một trong những nguyên nhân chính khiến hệ thống tài chính của Trung Quốc vẫn còn mang nặng dấu ấn "kế hoạch hoá" với hiệu quả hoạt động thấp và khả năng cạnh tranh kém xét trên bình diện quốc tế. Với những đặc điểm đó, Trung Quốc cần có thời gian và những cải cách mạnh mẽ hơn, trƣớc khi thực hiện việc tự do hoá theo những cam kết khi gia nhập WTO.

39

Một phần của tài liệu Tự do hóa dịch vụ tài chính ngân hàng trong khuôn khổ GATSWTO kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý đối với Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)