Kinh nghiệm rút ra từ việc phân tích quá trình tự do hóa dịch vụ tà

Một phần của tài liệu Tự do hóa dịch vụ tài chính ngân hàng trong khuôn khổ GATSWTO kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý đối với Việt Nam (Trang 50)

chính - ngân hàng của một số nƣớc trên thế giới

Quá trình nghiên cứu thực tiễn của những nƣớc đã và đang thành công trong quá trình tự do hoá dịch vụ tài chính, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm nhƣ sau:

- Vấn đề cơ bản trong tiến trình hội nhập quốc tế thị trƣờng dịch vụ tài chính ở các nƣớc trên thế giới là mở cửa từng bƣớc cho sự tham gia của nƣớc ngoài. Kinh nghiệm cho thấy, hầu hết các nƣớc đều tiến hành kiểm soát sự tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính nƣớc ngoài theo sự phát triển của thị

46

trƣờng nội địa, khả năng cạnh tranh của các tổ chức tài chính trong nƣớc nhằm giữ vững sự ổn định và an ninh của thị trƣờng nội địa thông qua kiểm soát việc cấp giấy phép hoạt động kinh doanh cho các tổ chức tài chính nƣớc ngoài và nới lỏng dần các quy định tham gia thị trƣờng dịch vụ tài chính nội địa đối với các tổ chức nƣớc ngoài.

- Quá trình tự do hoá dịch vụ tài chính cần diễn ra hết sức thận trọng, theo một trình tự hợp lý và phù hợp với tình hình kinh tế đất nƣớc. Theo các tài liệu nghiên cứu về thƣơng mại và tài chính quốc tế thì trình tự tiến hành tự do hoá đƣợc xem là rất quan trọng. Thực tế đã chứng minh rằng, tự do hoá quá vội vàng tài khoản vốn khi chƣa có đƣợc thị trƣờng vốn và tài chính trong nƣớc sẽ càng khuếch đại thêm những méo mó. Trƣờng hợp của Thái Lan là một minh hoạ rõ nét nhất, nƣớc này đã tiến hành tự do hoá sự lƣu chuyển các dòng vốn ngay khi đang hình thành thị trƣờng vốn trong nƣớc. Điều này hoàn toàn không phù hợp với vị thế của các nƣớc đang phát triển và đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho cuộc khủng hoảng ở Thái lan diễn ra sớm hơn và mạnh mẽ hơn so với các nƣớc trong khu vực.

- Cùng với quá trình tự do hoá, một khối lƣợng lớn luồng vốn quốc tế sẽ đổ vào một quốc gia nếu nhƣ nơi đó môi trƣờng đầu tƣ và các điều kiện khác hấp dẫn. Sự gia tăng các luồng vốn vào có thể góp phần nâng đỡ một nền kinh tế và tạo nên sự thần kỳ về tăng trƣởng nhƣng mặt khác, sự tháo chạy ồ ạt của các luồng vốn có thể gây ra những hậu quả khôn lƣờng thƣờng gắn liền với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng khu vực năm 1997 cho thấy, một quốc gia khó có thể hấp thụ một cách hữu hiệu một khối lƣợng lớn luồng vốn quốc tế nếu thiếu vắng một hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp vững mạnh, một đội ngũ quản lý giỏi và một hệ thống luật phát minh bạch. Nhƣ vậy, hệ thống ngân hàng lành mạnh không chỉ là yêu cầu của hội nhập quốc tế mà còn là sự đảm bảo cho một quốc gia có thể tận dụng đƣợc lợi thế và khắc phục những hạn chế của quá trình toàn cầu hoá. Mặt khác, muốn có

47

hệ thống ngân hàng mạnh cần tạo lập một sân chơi bình đẳng, trên cơ sở từng bƣớc mở cửa, hội nhập quốc tế về ngân hàng nhằm nâng cao kỹ năng quản lý và sức ép cạnh tranh, động lực để phát triển.

- Tài chính quốc tế là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm và giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, vì vậy mặc dù chúng ta tiến hành tự do hoá thị trƣờng dịch vụ tài chính nhƣng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải mở cửa hoàn toàn thị trƣờng này cho sự tham gia của nƣớc ngoài. Thực tế cho thấy ngay cả những nƣớc công nghiệp phát triển nhƣ Mỹ, Canada, Nhật Bản và các nƣớc khu vực đồng tiền chung châu Âu (EURO) là những nƣớc có mức độ tự do hoá cao nhƣng họ vẫn luôn có những hạn chế nhất định đối với sự tham gia của các tổ chức tài chính nƣớc ngoài nhằm hạn chế sự chi phối của các tổ chức này đối với lĩnh vực tài chính nội địa cũng nhƣ giữ vững thế chủ động của Chính phủ trong việc quản lý kinh tế vĩ mô của đất nƣớc.

48

CHƢƠNG 3

TỰ DO HÓA DỊCH VỤ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Tự do hóa dịch vụ tài chính ngân hàng trong khuôn khổ GATSWTO kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý đối với Việt Nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)