Canada là một trong những nƣớc có trình độ phát triển kinh tế cao nhất thế giới (là thành viên của khối G7) với tƣ cách thành viên lâu đời của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Hiệp định thƣơng mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và Hiệp ƣớc chung về thuế quan và mậu dịch (GATT). Vì vậy, lĩnh vực dịch vụ tài chính - ngân hàng không những phát triển và có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế Canada, mà còn có tính cạnh tranh cao trên thị trƣờng quốc tế. Do việc mở cửa thị trƣờng nên hoạt động dịch vụ tài chính - ngân hàng ở Canada mang tính quốc tế hoá cao, nhiều ngân hàng, tổ chức, công ty nƣớc ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh tại Canada và ngƣợc lại, nhiều ngân hàng, tổ chức, công ty của Canada thực hiện các hoạt động kinh doanh ở nƣớc ngoài. Hoa Kỳ là đối tác kinh doanh lớn nhất chiếm tới hơn 50% giá trị dịch vụ kể cả nhập khẩu và xuất khẩu. Tuy mức độ mở cửa thị trƣờng ngày càng trở nên thông thoáng trong thời gian gần đây (đặc biệt kể từ khi ký kết GATT và hiệp định về dịch vụ tài chính nói riêng - FSA), song việc mở cửa thị trƣờng dịch vụ tài chính - ngân hàng ở Canada cũng không có nghĩa là tự do hoá hoàn toàn.
2.1.2..1. Đối với hệ thống ngân hàng:
Trƣớc khi tham gia ký kết hiệp định về thƣơng mại dịch vụ tài chính - ngân hàng giữa các nƣớc thành viên WTO (năm 1997), cả một thời kỳ dài Canada áp dụng luật 10/25 trong lĩnh vực ngân hàng. Luật này quy định cá nhân (tổ chức) nƣớc ngoài không đƣợc phép sở hữu quá 10% (25%) bất kỳ loại cổ phiếu nào của một ngân hàng nhất định đƣợc thành lập theo một điều khoản riêng (Schedule I). Bên cạnh đó, việc mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện trực tiếp từ các ngân hàng nƣớc ngoài là điều không thể. Các ngân hàng nƣớc ngoài muốn hoạt động tại Canada phải thành lập dƣới hình thức công ty con hoạt động bằng vốn độc lập của chính công ty con đó theo một điều khoản riêng (Shcedule II) và không đƣợc tham gia vào các hoạt động dịch vụ bán lẻ. Những hạn chế này là
40
những trở ngại đáng kể đối với sự thâm nhập của các ngân hàng nƣớc ngoài, nhƣng đồng thời lại đƣợc coi là những biện pháp an toàn chon sự hoạt động của các ngân hàng nội địa tránh đƣợc sự cạnh tranh và đảm bảo tính chủ quyền điều hành của chính phủ trong một chừng mực nhất định.
Các ngân hàng đƣợc thành lập theo Schedule I đều là những ngân hàng lớn có mạng lƣới toàn quốc với hơn 8000 chi nhánh, nắm giữ trên 90% tài sản của toàn bộ ngành ngân hàng và chủ yếu do ngƣời Canada sở hữu. Những công ty con của các ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc thành lập theo Schedule II chỉ chiếm một thị phần nhỏ và chuyên biệt trong một số lĩnh vực nhƣ dịch vụ đầu tƣ, dịch vụ vay trả, thanh toán đối với các doanh nghiệp kinh doanh.
Sau hiệp định FSA, một số hạn chế đối với hoạt động của các ngân hàng nƣớc ngoài đã đƣợc loại bỏ. Chẳng hạn luật sở hữu không quá 10% cổ phần nay đƣợc áp dụng chung cho cả cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài, luật sở hữu không quá 25% cổ phần (đối với tổ chức hoặc nhóm cá nhân) đƣợc loại bỏ, các ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc phép mở chi nhánh trực tiếp tại Canada... Tuy nhiên, một số hạn chế cần thiết vẫn đƣợc giữ nguyên. Chẳng hạn: Chi nhánh của ngân hàng nƣớc ngoài (ngân hàng cho vay hoặc dịch vụ) không đƣợc phép thực hiện các hoạt động thuộc về chức năng chuyên biệt của các công ty tài chính đƣợc quy định trong luật ngân hàng. Chi nhánh của ngân hàng nƣớc ngoài thực hiện chức năng dịch vụ chỉ đƣợc phép nhận những khoản tiền gửi dƣới 150.000 đô la Canada.... Một số bang còn đòi hỏi đa số thành viên của hội đồng quản trị phải là cƣ dân Canada hoặc quy định ngƣời nƣớc ngoài có thể không đƣợc hƣởng quyền bầu cử khi họ nắm giữ cổ phiếu của ngân hàng Canada trong một số trƣờng hợp nhất định.
2.1.2.2. Đối với thị trường bảo hiểm:
Mức độ mở cửa thị trƣờng bảo hiểm ở Canada tỏ ra thông thoáng nhất so với các lĩnh vực khác trong hoạt động dịch vụ tài chính. Các hãng bảo hiểm
41
nƣớc ngoài chiếm thị phần đáng kể. Chẳng hạn, theo số liệu báo cáo của WTO, tổng số phí bảo hiểm y tế và nhân thọ của các hãng nƣớc ngoài chiếm 27%. Tỷ lệ này trong hoạt động bảo hiểm thƣơng tật và bảo hiểm tài sản là 65%. Trong tổng số 132 công ty bảo hiểm nhân thọ và y tế, 55 công ty là chi nhánh của các công ty bảo hiểm nƣớc ngoài. Trong tổng số 132 công ty bảo hiểm nhân thọ và y tế, 55 công ty là chi nhánh của các công ty bảo hiểm nƣớc ngoài. Trong tổng số 196 công ty bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thƣơng tật đƣợc thành lập theo luật liên bang thì 122 công ty là chi nhánh của các hãng nƣớc ngoài.
Mặc dù việc mở cửa thị trƣờng bảo hiểm đã ở mức cao song vẫn có những hạn định ràng buộc nhất định khi cam kết tham gia hiệp định FSA. Những ràng buộc này chủ yếu là những quy định về hình thức cung ứng dịch vụ, quyền sở hữu vốn hoặc quyền điều hành. Chẳng hạn, Canada đòi hỏi tất cả các dịch vụ bảo hiểm phải đƣợc thực hiện thông qua hình thức hiện diện thƣơng mại. Một số bang nhƣ (Quebec) quy định ngƣời không phải là cƣ dân Canada không đƣợc phép sở hữu (gián tiếp hay trực tiếp) quá 30% cổ phiếu có quyền bầu cử nếu không có sự chấp thuận của cấp bộ trƣởng. Một số băng khác không cấp giấy phép hoạt động đại lý bảo hiểm cho những ngƣời không phải là cƣ dân thuộc bang đó, hoặc một khoản thuế đặc biệt sẽ đƣợc áp dụng đối với khoản hoa hồng bảo hiểm thuần trả cho ngƣời không phải là đối tƣợng cƣ trú ở Canada. Quebec còn yêu cầu ba phần tƣ thành viên của hội đồng quản trị phải là công dân Canada và phần lớn phải định cƣ tại Quebec...
2.1.2.3. Đối với thị trường chứng khoán:
Canada có lẽ là nƣớc duy nhất trong số những nƣớc phát triển duy trì sự hoạt động của thị trƣờng chứng khoán trên cơ sở điều luật và quản lý của các bang. Chính phủ liên bang không tham gia điều chỉnh hoặc ban hành điều luật hoạt động của thị trƣờng chứng khoán. Vì vậy, mức độ tự do hoá hoàn toàn phụ thuộc vào quy định riêng của từng bang. Tuy nhiên sự ràng buộc nói chung của
42
đa số các bang thƣờng là: cung cấp dịch vụ thông qua sự hiện diện thƣơng mại, ngƣời mua bán chứng khoán phải đăng ký để thực hiện giao dịch thông qua các nhà môi giới, ít nhất một giám đốc hoặc một cán bộ chủ chốt của một hãng kinh doanh chứng khoán phải là cƣ dân của Canada trong thời hạn ít nhất một năm mới đủ điều kiện cho phép thành lập.
Từ những phân tích nêu trên có thể thấy rằng, việc tự do hoá tài chính nói chung và dịch vụ tài chính - ngân hàng nói riêng ở Canada đã có lịch sử lâu dài và đƣợc coi là một trong những yếu tố quan trọng làm cho hệ thống dịch vụ tài chính của Canada có tính cạnh tranh cao. Canada không có trở ngại gì đáng kể trong việc thực hiện những cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ tài chính trong khuôn khổ FSA của WTO. Ngƣợc lại, việc tham gia FSA sẽ là cơ hội lớn cho các ngành dịch vụ tài chính của Canada có điều kiện mở rộng các hoạt động đó ra nƣớc ngoài, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển. Tuy vậy, vẫn có thể thấy rằng việc mở cửa thị trƣờng dịch vụ ngân hàng vẫn còn tƣơng đối thận trọng (so với vị thế của một nƣớc phát triển và so với các hoạt động dịch vụ khác). Những hạn chế đƣợc quan tâm nhất đối với việc mở cửa thị trƣờng là Nhà nƣớc hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn, hình thức cung cấp dịch vụ, và tính chất cƣ trú của những ngƣời nắm giữ quyền quyết định đối với các tổ chức tài chính đƣợc phép thành lập và hoạt động tại Canada. Tất cả những hạn chế về mặt đối xử quốc gia và quốc tế nêu trên đƣợc coi là cần thiết nhằm đảm bảo một chế độ giám sát, kiểm tra có hiệu quả, duy trì sự khống chế của chính phủ đối với toàn bộ hệ thống tài chính và do đó đảm bảo sự ổn định bền vững của nền kinh tế Canada.