Kiểm soát luồng vốn và giảm tối đa việc kiểm soát về giá cả và lã

Một phần của tài liệu Tự do hóa dịch vụ tài chính ngân hàng trong khuôn khổ GATSWTO kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý đối với Việt Nam (Trang 84)

suất trên thị trƣờng tài chính - ngân hàng

Các nƣớc OECD tập trung vào tự do hóa các luồng vốn, đầu tiên là tự do hóa đầu tƣ nƣớc ngoài trực tiếp, cuối cùng là tự do hóa tài khoản vốn; Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) dựa vào rủi ro để đánh giá và xây dựng lộ trình tự do hóa tài chính nói chung và tự do hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng nói

80

riêng với mục tiêu cuối cùng là tự do hóa tài khoản vốn; cách tiếp cận của IMF cũng khá phức tạp, đó là xem xét đầy đủ mọi vấn đề từ cải cách vi mô, cơ cấu, xây dựng thể chế, các chính sách kinh tế vĩ mô và cơ chế tỷ giá để xây dựng lộ trình tự do hóa. Đối với Trung Quốc đã xây dựng lộ trình tự do hóa dựa trên cách tiếp cận của ADB. Trình tự mở cửa thị trƣờng tài chính của Trung Quốc đƣợc xây dựng trên cơ sở thừa nhận sự yếu kém của hệ thống tài chính, ngân hàng, đánh giá mức độ rủi ro và thực hiện tự do hóa thận trọng, đầu tiên là khuyến khích đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, tiếp theo là đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài vào thị trƣờng chứng khoán, cuối cùng là tự do hóa các khoản vay nợ nƣớc ngoài.

Trong quá trình tự do hóa tài chính, kiểm soát luồng vốn đƣợc coi là vấn đề đƣợc nhiều nƣớc quan tâm đặc biệt, mục tiêu là đảm bảo tính tự chủ của CSTT và giảm áp lực đối với tỷ giá. Hình thành và phát triển hệ thống điều hành tiền tệ dựa trên CSTT với hệ thống các công cụ gián tiếp:

- CSTT đƣợc đổi mới căn bản và có trật tự theo hƣớng tăng cƣờng các công cụ và phƣơng pháp điều hành gián tiếp, phù hợp với sự thay đổi về thể chế và hạ tầng tài chính;

- Cơ chế điều hành lãi suất từng bƣớc đƣợc đổi mới và tự do hóa theo cơ chế thị trƣờng (từ lãi suất áp đặt sang “trần - sàn”, đến khống chế trần và cuối cùng là lãi suất thỏa thuận);

- Chính sách quản lý ngoại hối từng bƣớc đƣợc tự do hóa, xóa bỏ các loại giấy phép theo hƣớng phù hợp dần với thông lệ quốc tế… đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính, của Luật Doanh nghiệp trong việc phân định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tạo ra sự thông thoáng hơn cho hoạt động kinh tế đối ngoại. Việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối tiến hành theo hƣớng đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền quản lý để nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các địa phƣơng, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp và

81

ngƣời dân thực hiện các giao dịch ngoại hối, giúp Ngân hàng Nhà nƣớc có điều kiện tập trung nghiên cứu cơ chế, chính sách theo mô hình ngân hàng trung ƣơng hiện đại;

- Thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá từ tỷ giá cố định sang tỷ giá có điều chỉnh, đến tỷ giá công bố theo mức hình thành cuối ngày trên thị trƣờng;

- Các giao dịch tài khoản vãng lai đƣợc tự do hóa hoàn toàn, nới lỏng dần các giao dịch vốn thông qua việc ban hành Pháp lệnh Ngoại hối. Thực tế hiện nay, các giao dịch vốn, nhất là dòng vốn ra vẫn đƣợc Nhà nƣớc kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính trong nƣớc và giảm thiểu rủi ro do việc rút vốn ồ ạt ra nƣớc ngoài;

- Hoạt động tín dụng cần thay đổi từ tín dụng phân phối cho một số ít đối tƣợng khách hàng sang tín dụng không phân biệt thành phần kinh tế và tách bạch hoạt động cho vay chính sách với cho vay thƣơng mại;

- Mở rộng hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính cho các thành phần kinh tế và tổ chức tài chính trong và ngoài nƣớc, từng bƣớc chuyển từ hoạt động cung cấp dịch vụ độc quyền của các ngân hàng sang thị trƣờng tài chính đa ngành;

- Hệ thống thanh toán và thị trƣờng tài chính đã đƣợc hình thành và phát triển, góp phần hỗ trợ cho quá trình tự do hóa và cải cách khu vực tài chính ngân hàng, lòng tin của công chúng vào Việt Nam đồng và hệ thống ngân hàng ngày càng đƣợc tăng cƣờng.

Một phần của tài liệu Tự do hóa dịch vụ tài chính ngân hàng trong khuôn khổ GATSWTO kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý đối với Việt Nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)