Tự do hóa dịch vụ tài chính-ngân hàng sau khi Việt Nam gia nhập

Một phần của tài liệu Tự do hóa dịch vụ tài chính ngân hàng trong khuôn khổ GATSWTO kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý đối với Việt Nam (Trang 54)

Mặc dù Việt Nam chính thức gia nhập WTO năm 2007, nhƣng ngay từ năm 1986, Việt Nam đã thi hành chính sách đổi mới kinh tế và thực hiện việc mở cửa. Song song với những cải cách kinh tế, thị trƣờng dịch vụ tài chính với tƣ

50

cách là một bộ phận cấu thành hữu cơ cũng từng bƣớc tham gia vào quá trình hội nhập này.

Theo một số nhà kinh tế, tốc độ hội nhập thị trƣờng dịch vụ tài chính ở Việt Nam còn chậm so với các nƣớc. Điều này một mặt xuất phát từ tính nhạy cảm của thị trƣờng dịch vụ tài chính yêu cầu những bƣớc đi thận trọng, mặt khác chúng ta chƣa có một chƣơng trình cải cách toàn diện. Tuy nhiên những năm gần đây chúng ta có những bƣớc tiến khởi sắc về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong đó có hội nhập về dịch vụ tài chính. Đối với từng loại dịch vụ khác nhau, do mức độ phát triển khác nhau nên mức độ mở cửa thị trƣờng cũng có sự khác nhau, cụ thể:

3.2.1. Đối với lĩnh vực ngân hàng

Có thể nói, Nghị định số 189/HĐBT ngày 15/6/1991 về hoạt động của ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng liên doanh tại Việt Nam là văn bản pháp lý đầu tiên thể hiện sự mở cửa, hội nhập quốc tế về lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam. Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) đã từng bƣớc tạo lập môi trƣờng cạch tranh bình đẳng giữa các ngân hàng, tạo điều kiện mở rộng dần hoạt động của các ngân hàng có yếu tố nƣớc ngoài thông qua một số quy định cơ bản áp dụng chung đối với các tổ chức tín dụng nhƣ quy định về cơ chế lãi suất, tín dụng, bảo đảm tiền vay, tỷ lệ bảo đảm an toàn, về bảo hiểm tiền gửi…

Đặc biệt, sự ra đời của nghị định số 13/1999/NĐ-CP ngày 17/3/1999 về tổ chức hoạt động của các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài tại Việt Nam đã thể hiện những nổ lực đáng kể của Chính phủ Việt Nam trong quá trình hội nhập tài chính quốc tế. Thông qua Nghị định này, NHNN đã thực hiện từng bƣớc nới lỏng các hạn chế đối với các ngân hàng liên doanh về huy động tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam từ các khách hàng không có quan hệ tín dụng từ 10% vốn điều lệ vào năm 1992 lên đến 20%, 25% vào các năm 1994, 1996 và 100% vào năm 1998. Đặc biệt, từ cuối năm 1999, các hạn chế đối với ngân

51

hàng liên doanh về nghiệp vụ nhận tiền gửi bằng Việt Nam đồng đã đƣợc xoá bỏ hoàn toàn.

Đến nay, pháp luật Việt Nam đã thừa nhận hầu hết các hình thức cung cấp dịch vụ ngân hàng phổ biến trên thế giới, kể cả hình thức TCTD 100% vốn của nƣớc ngoài. Các TCTD nƣớc ngoài hoạt động tại Việt Nam ngày càng đƣợc đối xử bình đẳng hơn với các TCTD Việt Nam trong việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng đƣợc phép cung ứng, các thể thức tín dụng của NHNN và mở chi nhánh.

Hiện ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc đang nắm giữ khoảng gần 90% thị phần, trong đó riêng các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc chiếm 70%. Phần các ngân hàng nƣớc ngoài (hiện có 4 ngân hàng liên doanh, 28 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, 43 văn phòng đại diện) chỉ chiếm khoảng dƣới 10% thị phần.

Cho đến hiện nay, các dịch vụ ngân hàng trong nƣớc còn rất hạn chế, chất lƣợng chƣa cao, còn nặng về các dịch vụ ngân hàng truyền thống, chƣa có định hƣớng theo nhu cầu của khách hàng. Việc huy động vốn chủ yếu dƣới dạng tiền gửi (chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động) và cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu (chiếm trên 80% tổng thu nhập)... Bình quân vốn tự có của các NHTM Nhà nƣớc chỉ đạt 200-250 triệu USD, tƣơng đƣơng số vốn của một ngân hàng cỡ trung bình trong khu vực. Chỉ có một số ít NHTM có số vốn trên 1.000 tỷ đồng. Ngoài ra, phần lớn các NHTM còn có tỷ lệ nợ xấu cao…

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng trong điều kiện hội nhập, cần nâng cao năng lực quản trị thông qua việc tìm kiếm các đối tác chiến lƣợc phù hợp; Tăng cƣờng đầu tƣ công nghệ trong hoạt động ngân hàng; Nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng trên các mặt vốn, mô hình tổ chức và nguồn nhân lực, chất lƣợng dịch vụ... Các ngân hàng trong nƣớc hoàn toàn có thể cạnh tranh đƣợc với các ngân hàng nƣớc ngoài nếu tổ chức đƣợc đội ngũ quản trị doanh nghiệp và nguồn nhân lực chuyên nghiệp. Việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp là xu hƣớng chung và cần thiết nếu nó mang lại hiệu quả.

52

Hiện nay, nƣớc ta có 34 ngân hàng thƣơng mại cổ phần, 5 ngân hàng thƣơng mại quốc doanh, 5 ngân hàng liên doanh và hơn 35 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và tới đây sẽ xuất hiện các ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài. Để có thể cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập mỗi ngân hàng cần phải xác cho mình định hƣớng đi riêng. Các sản phẩm dịch vụ phải hƣớng tới mục đích cuối cùng là phục vụ mọi doanh nghiệp, ngƣời dân. Nền kinh tế nƣớc ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong thời gian ngắn và phải chuyển nhanh sang trạng thái tự do hoá nên thời hạn để tự do hoá hệ thống ngân hàng cũng rất ngắn. Với nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, hệ thống ngân hàng mặc dù đã đƣợc đầu tƣ nhiều nhƣng việc tiếp cận với công nghệ và nguồn nhân lực chất lƣợng cao đang là thách thức lớn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Theo các chuyên gia tài chính, để tăng cƣờng năng lực hệ thống ngân hàng trong nƣớc cần phải tăng cƣờng nguồn vốn trung và dài hạn, liên doanh, liên kết đầu tƣ chứng khoán, đổi mới phƣơng thức tiếp cận khác hàng; Cơ cấu lại nguồn vốn đầu tƣ, phát triển các dịch vụ ngân hàng mới và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, đồng thời phải coi nguồn nhân lực chất lƣợng cao là động lực để các ngân hàng bứt phá.

Về các chính sách để phát triển các định chế ngân hàng, các chuyên gia tài chính cho rằng, Nhà nƣớc cần có tầm nhìn dài hạn về sự phát triển nhƣ cần bao nhiêu NHTM, quy mô, mức đa dạng sở hữu nhƣ thế nào bởi đây là vấn đề không chỉ liên quan đến lĩnh vực ngân hàng mà liên quan đến toàn bộ nền kinh tế, xã hội của đất nƣớc; thị trƣờng tài chính - ngân hàng phải do phần lớn các định chế của Việt Nam cung cấp với trình độ công nghệ và trình độ quản lý ngang tầm quốc tế... Có nhƣ vậy, các ngân hàng trong nƣớc mới có thể cạnh tranh đƣợc với các ngân nƣớc ngoài.

Đã có những động thái cho thấy, nhiều ngân hàng nƣớc ngoài có tiềm lực mạnh mẽ đã và đang chuẩn bị đầu tƣ vào nƣớc ta nhƣ mới đây Ngân hàng Mizuho, Nhật Bản đã chính thức khai trƣơng chi nhánh thứ hai tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả điều tra của Chƣơng trình Phát triển Liên Hiệp Quốc cũng

53

cho thấy: Có 45% khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân sẽ chuyển sang vay vốn của ngân hàng nƣớc ngoài thay vì của ngân hàng trong nƣớc; 50% chọn dịch vụ ngân hàng nƣớc ngoài thay thế, và 50% còn lại chọn ngân hàng nƣớc ngoài để gửi tiền, đặc biệt là ngoại tệ... Chính vì vậy, cùng với sự nỗ lực của các ngân hàng, các giải pháp về cơ chế, chính sách của Chính phủ và NHNN là rất cần thiết để các ngân hàng trong nƣớc có thể hòa nhập vào tiến trình tự do hóa dịch vụ ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu.

3.2.2. Đối với lĩnh vực bảo hiểm

Ngày 18/12/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/CP cho phép các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam. Đến thời điểm hiện nay, Việt Nam cho phép thành lập công ty bảo hiểm 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài kể từ khi gia nhập WTO (năm 2006) và cho phép thành lập chi nhánh của các Công ty bảo hiểm nƣớc ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO đối với dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Không hạn chế về số lƣợng chi nhánh trong nƣớc, đối tƣợng cung cấp dịch vụ và qui định tái bảo hiểm 20% cho VINARE; từ 01/01/2008, cho phép công ty bảo hiểm có vốn ĐTNN đƣợc cung cấp dịch vụ bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, các dự án dầu khí và các dự án có rủi ro tác động lớn tới môi trƣờng và an ninh công cộng.

Theo số liệu của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, trên thị trƣờng Việt Nam đã có 37 doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động ở tất cả các lĩnh vực bao gồm bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm. Trong 37 doanh nghiệp có 18 doanh nghiệp cổ phần và 19 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

Nhƣ vậy, thị trƣờng bảo hiểm có lộ trình mở cửa nhanh (19/37 doanh nghiệp có vốn nƣớc ngoài). Tuy nhiên, với chính sách mở cửa khác nhau nên thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam đƣợc phân chia khá chênh lệch. Ở lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, do Việt Nam chậm mở cửa nên các doanh nghiệp bảo hiểm trong

54

nƣớc chiếm đến 95% thị phần, trong khi các doanh nghiệp bảo hiểm nƣớc ngoài chiếm đến 63% thị phần bảo hiểm nhân thọ.

Năm 2010, thị trƣờng bảo hiểm đạt tốc độ tăng trƣởng khoảng 30%. Doanh thu của thị trƣờng bảo hiểm đạt khoảng 22.000 tỷ đồng, tăng trên 26% so với năm 2009. Đứng đầu về doanh thu là nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, tốc độ tăng trƣởng đạt gần 20%. Tiếp đến là bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con ngƣời, xây dựng, lắp đặt, tàu thủy. Một số nghiệp vụ có tốc độ tăng trƣởng cao là bảo hiểm nông nghiệp, tín dụng, cháy nổ, dầu khí. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đạt doanh thu cao là: Bảo Việt đạt trên 3.000 tỷ đồng; Bảo hiểm dầu khí (PVI) đạt gần 2.900 tỷ đồng; Bảo Minh đạt hơn 1.500 tỷ đồng,…

Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã chi bồi thƣờng hơn 4.248 tỷ đồng cho khách hàng. Trong đó, những nghiệp vụ có tỷ lệ đã bồi thƣờng cao là: bảo hiểm xe cơ giới chiếm 47,3%; sức khỏe, tai nạn con ngƣời 45,8%. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm có tỷ lệ đã bồi thƣờng cao là Công ty Bảo hiểm Liberty: 67,67%, Công ty Bảo hiểm Bảo Long: 59,45%, Công ty Bảo hiểm Bảo Ngân: 44,78%... Ngoài ra, tổn thất lớn do đợt lũ lụt ở miền Trung đã làm gia tăng số tiền bồi thƣờng của doanh nghiệp bảo hiểm trong năm 2010. Tại thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ, doanh thu phí bảo hiểm đạt khoảng 10.000 tỷ đồng, tăng trƣởng khoảng 26%. Trong 3 quý đầu năm 2010, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã thanh toán tiền bảo hiểm đáo hạn và bảo hiểm sự kiện 2.128 tỷ đồng, trả cho giá trị hoàn lại 1.010 tỷ đồng… (Nguồn Tổng cục thống kê, 2010) Những kết

quả đạt đƣợc đã khiến các chuyên gia và các nhà quản lý có cái nhìn lạc quan về mục tiêu tăng trƣởng của ngành bảo hiểm Việt Nam trong những năm tiếp theo. Một trong những nguyên nhân chính để đạt đƣợc kết quả này là do nỗ lực của các doanh nghiệp bảo hiểm trên cả hai lĩnh vực nhân thọ và phi nhân thọ đã liên tục thiết kế và triển khai nhiều sản phẩm mới, phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tăng doanh thu và tạo đà cho thị trƣờng bảo hiểm đạt tốc độ tăng

55

trƣởng cao nhất là trong bối cảnh hội nhập tài chính sâu rộng trong giai đoạn hiện nay.

Bảo hiểm Việt Nam đã tích cực đa dạng dịch vụ mới, ví dụ nhƣ Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam đã giới thiệu sản phẩm "Phú Bảo Nghiệp", giúp ngƣời sử dụng lao động tăng cƣờng phúc lợi cho nhân viên, duy trì sự ổn định và phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp. Đại diện Prudential cho biết trong hơn 10 năm có mặt tại thị trƣờng Việt Nam, công ty đã giới thiệu ra thị trƣờng trên 50 sản phẩm bảo hiểm, bao gồm sản phẩm truyền thống, liên kết đầu tƣ, liên kết chung, liên kết ngân hàng và mới nhất là bảo hiểm nhân thọ nhóm. Hay nhƣ Công ty Bảo hiểm Liberty chính thức cung cấp dịch vụ bảo hiểm trực tuyến. Với dịch vụ mới, khách hàng có thể truy cập website của Liberty tìm hiểu thông tin về các sản phẩm bảo hiểm, đại lý và đối tác của công ty. Đặc biệt, với dịch vụ bảo hiểm ôtô trực tuyến, khách hàng có thể hoàn tất toàn bộ giao dịch mua bảo hiểm từ khâu lấy báo giá, hẹn lịch giám định xe và thanh toán phí bảo hiểm tạm tính trong khoảng thời gian 5 phút thông qua mạng internet… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh việc liên tục đƣa ra những sản phẩm và dịch vụ đa dạng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã không ngừng mở rộng mạng lƣới kinh doanh. Công ty bảo hiểm Nhân thọ ACE (ACE Life Việt Nam) cho biết công ty mẹ (ACE Limited) đã mua lại toàn bộ hoạt động của Công ty Bảo hiểm New York Life tại thị trƣờng Hongkong và Hàn Quốc. Đây cũng chính là cơ hội tốt để các công ty bảo hiểm Việt Nam có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm giữa các nƣớc trong khu vực.

Theo đánh giá của Trung tâm chuyên theo dõi môi trƣờng kinh doanh toàn cầu Business Monitor International (BMI), một tổ chức nghiên cứu, đánh giá về kinh tế, tài chính hàng đầu, có trụ sở tại London (Anh), những đóng góp từ nguồn phí bảo hiểm gốc nhân thọ và phi nhân thọ trong tổng GDP của Việt Nam

56

tăng trƣởng mạnh. Tuy nhiên, để tạo ra một môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho việc kinh doanh bảo hiểm, cần tiếp tục sửa đổi quy định liên quan đến lĩnh vực phòng chống trục lợi bảo hiểm, những vấn đề liên quan đến Luật Dân sự, Luật Cạnh tranh, Luật Đấu thầu… nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm đẩy mạnh kinh doanh trong tiến trình Việt Nam đã hội nhập GATS/WTO.

Tóm lại, thị trƣờng dịch vụ tài chính - ngân hàng ở Việt Nam có thể coi là chƣa phát triển, nhìn một cách tổng quan đang trong quá trình cải tổ, cơ cấu lại để nâng cao sức cạnh tranh và thích ứng với môi trƣờng kinh tế, xã hội đang ngày càng thay đổi theo xu thế quốc tế hoá. Theo xu thế này, Việt Nam đã dần dần mở cửa nền kinh tế nói chung và thị trƣờng dịch vụ tài chính - ngân hàng nói riêng để từng bƣớc hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong một chừng mực nhất định, có thể nói rằng chính sách đó đã tƣơng đối thành công và trở thành một nhân tố mang lại sự cải thiện về tính hiệu quả, tính ổn định và tính cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính - một lĩnh vực vốn đƣợc Nhà nƣớc kiểm soát chặt chẽ và mang nặng tính hành chính bao cấp trong thời gian trƣớc đây. Sự mở cửa thị trƣờng của Việt Nam có thể coi là tƣơng đối hào phóng so với một số nƣớc đang phát triển. Điều này đặc biệt đúng nếu so sánh giữa Việt Nam và Trung Quốc - một nƣớc đang phát triển có nhiều điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị khá tƣơng đồng với Việt Nam và là nƣớc đã có những cải cách kinh tế đi trƣớc Việt Nam một thập kỷ. Tuy nhiên điều đó cũng không có nghĩa rằng sự mở cửa khá nhanh đó sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam và ngƣợc lại, tiến trình đó có thể đã là một động lực thúc đẩy quan trọng làm cho công cuộc cải tổ của Việt Nam nhanh đi đến đích hơn và do đó có khả năng thích ứng với nền kinh tế thế giới một cách hiệu quả hơn. Quá trình tự do hóa mang lại nhiều cơ hội và thách thức và cũng đặt ra một số vấn đề mà Việt Nam cần quan

Một phần của tài liệu Tự do hóa dịch vụ tài chính ngân hàng trong khuôn khổ GATSWTO kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý đối với Việt Nam (Trang 54)