Nâng cao năng lực quản lý của các cấp chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 110)

Do nhận thức được tầm quan trọng của làng nghề trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nên thời gian vừa qua Tỉnh uỷ, UBND, HĐND tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của làng nghề. Song do thiếu sát sao trong chỉ đạo thực hiện và thiếu sự phối hợp của các ngành, các cấp trong tỉnh nên hiệu quả chưa cao. Trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp sau để nâng cao năng lực quản lý của các cấp chính quyền địa phương:

+ Quán triệt sâu sắc nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về xây dựng, phát triển các cụm công nghiệp làng nghề. Lập quy hoạch tổng thể các cụm công nghiệp - TTCN toàn tỉnh. Thực hiện giải toả mặt bằng, đền bù đất để nhanh chóng đưa các cụm công nghiệp đi vào hoạt động.

+ Chính quyền các cấp cần tạo điều kiện để người lao động làm chủ hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật, tạo các điều kiện về mặt bằng, vốn, thủ tục hành chính, thông tin, kỹ thuật để phát triển làng nghề.

+ Lập các dự án phát triển làng nghề mới, khôi phục các làng nghề cũ kèm theo các dự án hỗ trợ về vốn, đào tạo lao động hoặc mặt bằng để sản xuất và trưng bày giới thiệu sản phẩm của làng nghề. Đa dạng hoá các hình thức vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà sản xuất tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý các khu công nghiệp và các ngành chức năng trong việc thẩm định các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, đảm bảo công nghệ hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn bảo vệ môi trường đồng thời đảm bảo thời gian cấp phép và tiến độ đầu tư theo quy định.

+ Tăng cường hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức về thực hiện nghĩa vụ thuế trong các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh và dân cư trong

các làng nghề. Đồng thời xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm về thuế đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các bộ thuế. Có biện pháp cụ thể tránh trùng lặp khi thu thuế của các cơ sở sản xuất trong các làng nghề.

+ Nghiên cứu giảm một phần thuế cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đầu tư vào các làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề và khu dịch vụ phục vụ làng nghề trong 1-2 năm đầu tiên. Đối với những làng nghề mới được thành lập, khôi phục hoặc sản phẩm mới được đưa vào sản xuất và sản xuất chưa ổn định thì nên áp dụng chính sách miễn giảm thuế trong vòng 2-3 năm tiếp theo.

+ Các xã, thôn có làng nghề tồn tại cần đề cao ý thức tự quản cho người dân trong việc giữ gìn bảo vệ hệ thống kết cấu hạ tầng và môi trường. Xây dựng các gương điển hình tạo động lực cho các doanh nghiệp, các hộ khác làm theo.

Nhà nước cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật và môi trường kinh doanh cho các làng nghề. Ngoài những chính sách chung có liên quan đến hoạt động của các làng nghề nên có một hệ thống chính sách riêng, sát thực để các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề dễ dàng áp dụng và thực hiện.

KẾT LUẬN

Phát triển làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Nó giúp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xây dựng nông thôn mới. Những năm qua, với các chính sách của Đảng và Nhà nước, đường lối chủ trương đúng đắn của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh và các làng nghề ở Vĩnh Phúc đã được khôi phục và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Qua quá trình nghiên cứu sự hình thành, phát triển của các làng nghề Việt Nam nói chung và các làng nghề ở Vĩnh Phúc nói riêng, cho thấy:

Một là, sự hình thành và phát triển của các làng nghề nói chung và các làng nghề ở Vĩnh Phúc nói riêng trước kia là kết quả của sự phân công lao động xã hội tại chỗ còn hiện nay là tất yếu để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Hai là, từ việc phân tích sự hình thành, kinh nghiệm phát triển của một số làng nghề ở Việt Nam có thể giúp cho chúng ta có định hướng đúng đắn trong việc nghiên cứu và đưa ra những giải pháp nhằm phát triển các làng nghề ở Vĩnh Phúc.

Ba là, sự phát triển của các làng nghề ở Vĩnh Phúc đã góp phần tạo công ăn việc làm cho số lao động dư thừa ở nông thôn, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân và thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên cũng phải nói rằng sự phát triển của các làng nghề ở Vĩnh Phúc cũng còn gặp nhất nhiều khó khăn như thiếu vốn, hạ tầng cơ sở thấp kém, thiếu đồng bộ, trình độ người lao động còn thấp, còn thiếu những nhà quản lý sản xuất kinh doanh giỏi… Quá trình phát triển mạnh mẽ của các làng nghề làm nảy sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết như tạo mặt bằng cho sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm,

hạn chế ô nhiễm môi trường, sự quan tâm đúng mức của Đảng, Nhà nước và địa phương.

Bốn là, với vị trí, vai trò của làng nghề như đã phân tích trong luận văn cho thấy để có thể khai thác được tối đa các lợi ích của việc phát triển làng nghề, đòi hỏi phải có những giải pháp mang tính đồng bộ của tất cả các ngành, các cấp và nhân dân trong tỉnh nhất là những người trực tiếp làm nghề như xây dựng và quản lý các khu, cụm công nghiệp làng nghề, liên kết đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động làm nghề, phát triển đồng bộ các loại thị trường, chuyển giao công nghệ thích hợp và đổi mới công nghệ cho các làng nghề, xây dựng và bảo vệ kết cấu hạ tầng, nâng cao nhận thức của người làm nghề nhằm hạn chế tới mức thấp nhất nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tăng cường chính sách quản lý của Nhà nước và của địa phương, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và chủ các doanh nghiệp để từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm của làng nghề.

Để làng thực sự phát huy vai trò của mình trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn Vĩnh Phúc tác giả luận văn đưa ra một số khuyến nghị sau: 1. Đề nghị UBND tỉnh ban hành một số quy định về tiêu chuẩn và một số

chính sách ưu đãi đối với làng nghề.

2. Ở tỉnh nên tổ chức một số phòng tư liệu sưu tầm, lưu giữ các tư liệu về ngành nghề, làng nghề thủ công và tiến tới khuyến khích xây dựng các phòng truyền thống thủ công ở từng làng, vùng, huyện có nghề thủ công, lấy nghề phát triển giữ vai trò chủ yếu.

3. Cần thực hiện ưu đãi về đất làm mặt bằng, về thuế và các thủ tục khác, tạo điều kiện cho các làng nghề đứng vững phát triển.

4. Tìm nguồn vốn với lãi suất thấp, thời gian vay phù hợp với tính chất của từng nghề để giúp cho cơ sở giảm bới khó khăn.

5. Thường xuyên mở lớp huấn luyện ngắn hạn hay dài hạn để truyền nghề đối với nghề cổ truyền và dạy nghề đối với nghề mới nhằm làm hồi sinh lại và nâng cao vị thế của làng nghề.

6. Cần phát triển ngành du lịch văn hóa đến với những làng nghề, vùng nghề truyền thống của địa phương.

7. Cần tổ chức thường xuyên thi tay nghề và đặt các giải thưởng hàng năm cho các nghệ nhân, người có tay nghề cao.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, Trung tâm Thông tin công tác chính trị (2009), Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội 2008, tài liệu tham khảo.

2. Ban Quản lý khu công nghiệp Vĩnh Phúc (2007), Báo cáo tình hình thực hiệnnhiệm vụ năm 2007, Vĩnh Phúc.

3. Ban Quản lý khu công nghiệp Vĩnh Phúc (2008), Báo cáo tình hình thực hiệnnhiệm vụ năm 2008, Vĩnh Phúc.

4. Ban Quản lý khu công nghiệp Vĩnh Phúc (2009), Báo cáo tình hình thực hiệnnhiệm vụ năm 2009, Vĩnh Phúc.

5. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ - Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Vĩnh Phúc (2007), Tài liệu học tập nghị quyết Hội nghị lần thứ tư ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIV.

6. Bản tin Phát triển nông thôn (2008), “Các vấn đề của nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam”, (1), tr.1-5.

7. Báo Điện tử Hà Tây (2004), “Thăm làng dệt lụa Vạn Phúc”, Tin Thông tấn xã Việt Nam. 8. Báo Vĩnh Phúc (2005), (Xuân 2005). 9. Báo Vĩnh Phúc (2006), (Xuân 2006). 10. Báo Vĩnh Phúc (2007), (Xuân 2007). 11. Báo Vĩnh Phúc (2008), (Xuân 2008). 12. Báo Vĩnh Phúc (2009), (Xuân 2009).

13. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1998), Ngành nghề nông thôn Việt Nam - Kết quả điều tra ngành nghề nông thôn năm 1997, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Báo cáo đánh giá thực trạng và định hướng phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2010, Hà Nội.

15. Bộ Thương mại (2000), Định hướng về thị trường và công tác thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thòi kỳ 2001- 2005, Hà Nội.

16. Bác sĩ Đặng Kim Chi (2005), Làng nghề Việt Nam và môi trường, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

17. Nguyễn Sinh Cúc (2005), “Một số mô hình mới cho nông thôn hiện nay”, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, (4), tr.7-8.

18. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2006), Niên giám thống kê 2005, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

19. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2007), Niên giám thống kê 2006, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

20. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2008), Niên giám thống kê 2007, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

21. Đặng Ngọc Dinh (1997), Vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn ở nước ta, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Đỗ Quang Dũng (2003), “Phát triển làng nghề ở Đồng bằng sông Hồng”, Nghiên cứu Kinh tế, (4/299).

23. Nguyễn Văn Đại, Trần Văn Luận (1997), Tạo việc làm thông qua khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội 24. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2006), Nghị quyết số 03- NQ/ TU về phát triển

nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006- 2010, định hướng đến năm 2020, Vĩnh Phúc.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứIX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấphành Trung ương khoá IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Bùi Hữu Đức (2004), “Để các làng nghề ở Hà Tây phát triển”, Tạp chí Cộng sản, (4/14).

29. Tạ Quang Hải (2004), “Lao động làng nghề thực trạng và giải pháp”,

Con số và sự kiện, (8), tr.6-7.

30. Lê Hải (2006), “Môi trường làng nghề với sự phát triển bền vững”, Du lịch Việt Nam, (3), tr.51- 52.

31. Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2009), Kỷ yếu họp HĐND tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2004- 2009 (Từ kỳ họp thứ 6 đến kỳ họp thứ 8).

32. Mai Thế Hởn (chủ biên - 2003), Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Nguyễn Thị Hường (2005), “Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề tiểu thủ công nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị, (4).

34. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, tập 3, tiếng Việt, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva. 35. Nguyễn Văn Phúc (2004), Công nghiệp nông thôn Việt Nam thực trạng

và giải pháp phát triển, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Mai Phương (2004), “Nan giải ô nhiễm môi trường làng nghề”, Tạp chí Con số và sự kiện, (7), tr.18-19.

37. Sở Công nghiệp tỉnh Vinh Phúc (20/10/2005), Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện nghị quyết số 07/2001/NQ-HĐ ngày 23 tháng 7 năm 2001 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về khôi phục và phát triển làng nghề - TTCN giai đoạn 2001- 2005.

38. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vĩnh Phúc (9/2008), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 03/Vĩnh Yên.

39. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40. TS Phạm Quốc Sử (2002), “Làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH”, Tạp chí Lý luận chính trị, (2), tr.42-48.

41. “Thông tin về làng nghề” (5/2005), Báo Nhân dân, (18188), tr.1.

42. Nguyễn Thị Anh Thư (2004), “Giải pháp khuyến khích phát triển xuất khẩu của các làng nghề phục vụ phát triển bền vững”, Nghiên cứu Kinh tế, (6/313).

43. Tỉnh uỷ - HĐND - UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Vĩnh Phúc 10 năm một chặng đường phát triển 1997- 2007.

44. Trung tâm Triển lãm nghệ thuật Việt Nam (2000), Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội, Hà Nội.

45. Nguyễn Thế Trường (2008), Những biến đổi kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc giai đoạn 1997- 2005, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 46. Phạm Thị Tuý, “Vấn đề việc làm của nông dân hiện nay- Bài toán

không dễ giải”, www.tapchicongsan.org.vn/listcontentbyissus.asp.

47. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2004), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2004, Vĩnh Phúc.

48. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2005), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2005, Vĩnh Phúc.

49. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2006), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2006, Vĩnh Phúc.

50. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2007, Vĩnh Phúc.

51. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2008), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2008, Vĩnh Phúc.

52. Viện Kinh tế học (2002), Các biện pháp nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với bảo vệ môi trường làng nghề nông thôn đồng bằng sông Hồng, Đề tài khoa học.

53. Viện nghiên cứu Thương mại, Bộ Thương mại (3/2003), Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ thời kỳ đến năm 2010, Đề tài khoa học, mã số 2002-78-015.

54. Bùi Văn Vượng (1998), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam,

Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

55. Trần Minh Yến (2003), Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)