Các chủ trương và chính sách nhằm phát triển làng nghề của Nhà

Một phần của tài liệu Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 53)

Nhà nước và chính quyền địa phương

Với mục tiêu đưa đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn nói chung và

và làng nghề - TTCN nói riêng được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Hiện nay nông thôn chiếm gần 80% lao động toàn xã hội, nhưng chỉ tạo ra một khối lượng sản phẩm khoảng 20% GDP, thời gian nông nhàn chiếm tới gần 21%, khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị ngày càng rộng. Do vậy việc đẩy mạnh phát triển làng nghề là hết sức quan trọng, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân và thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Chính vì vậy Nhà nước và tỉnh đã có nhiều chủ trương chính sách để khôi phục và phát triển làng nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc. Một trong những chính sách quan trọng và toàn diện đó là Nghị quyết về chương trình khuyến công và phát triển làng nghề giai đoạn 2000-2005 và 2006-2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành ngày 14 tháng 4 năm 2006. Bản nghị quyết đã đưa ra các nội dung cụ thể về mục tiêu, đối tượng, nhiệm vụ và giải pháp cho chương trình khuyến công và phát triển làng nghề. Nội dung cơ bản của bản nghị quyết:

- Về mục tiêu chung:

+ Động viên và huy động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh tham gia hoặc hỗ trợ các tổ, chức cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyến công.

+ Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, nhất la lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, khôi phục các làng nghề truyền thống, du nhập và phát triển nghề mới.

- Các ngành nghề được ưu tiên hưởng chính sách khuyến công gồm: Công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm; Cơ sở sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động như: Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, dồ gỗ, dệt may, xe tơ, ươm tơ, dệt lụa…; Cơ sở sản xuất TTCN, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ như: Trạm khắc đá, gỗ, thêu ren, sơn mài, khảm trai, mây tre đan, gốm sứ…; cơ sở sản xuất phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy cơ khí nông nghiệp; Cơ sở sản xuất sản phẩm xuất khẩu, sản

phẩm mới; sản xuất gia công chi tiết, bán thành phẩm cho các cơ sở sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh; Công nghiệp điện tử, tin học; Đầu tư vốn xây dựng kết cấu hạ tầng cho cụm, điểm công nghiệp - TTCN và làng nghề; Xây dựng thuỷ điện nhỏ, sử dụng năng lượng mới và năng lượng tái tạo có công suất lắp đặt dưới 10.000KW để cung cấp điện cho nông thôn, vùng sâu vùng xa.

- Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: Về quy hoạch phát triển ngành nghề, mặt bằng, đất đai; Giải pháp về thị trường và nguyên liệu; Giải pháp về khuyến khích phát triển nghề TTCN; Giải pháp về tổ chức cán bộ khuyến công các cấp; Giải pháp về công nghệ và bảo vệ môi trường; Tăng cường năng lực tổ chức quản lý chỉ đạo phát triển công nghiệp nông thôn.

Một phần của tài liệu Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)