Quá trình tổ chức hỗ trợ và khuyến khích phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 55)

Để thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước và tỉnh nhằm phát triển làng nghề, tỉnh Vĩnh Phúc đã có các hoạt động cụ thể nhằm hỗ trợ và khuyến khích làng nghề phát triển.

Thứ nhất, hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức cá nhân khởi sự doanh nghiệp và nâng cao năng lực quản lý.

Hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức cá nhân khởi sự doanh nghiệp và nâng cao năng lực là nội dung mới theo Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn và Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐND nhằm đẩy mạnh việc thành lập các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nâng cao năng lực quản lý, hợp lý hóa sản xuất, hạ giá thành sản phẩm để phát triển.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp ở các làng nghề, khâu quản lý và tổ chức sản xuất còn nhiều bất cập. Vì vậy, trong thời gian qua Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp đã phối hợp liên kết với các trung tâm, các trường đại học tổ chức được 20 lớp tập huấn cho 847 học viên. Đối tượng học viên tham gia đều là các chủ doanh nghiệp, kế toán doanh nghiệp, những cá nhân, chủ hộ sản xuất đang

tìm hiểu và hướng tới thành lập doanh nghiệp. Tổ chức được 4 khóa (05 lớp) bồi dưỡng nghiệp vụ khuyến công cho 188 lượt cán bộ khuyến công và lãnh đạo UBND cấp xã.

Sau 4 năm thực hiện, nội dung này đã đảm bảo đạt kế hoạch so với mục tiêu nghị quyết đề ra là hàng năm đào tạo khởi sự doanh nghiệp, bồi dưỡng kiến thức quản trị kinh doanh từ 200 - 250 người.

Thứ hai, hoạt động, đào tạo truyền nghề, phát triển nghề

Đào tạo truyền nghề TTCN, giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân là nội dung quan trọng, do vậy đã được tập trung thực hiện: trong 4 năm qua đã đào tạo được 3.708 người, đạt mục tiêu nghị quyết đề ra (bình quân mỗi năm đào tạo từ 1.200 đến 1.400 lao động) trong đó: Năm 2006 đào tạo 812 người, năm 2007 là 1.256 người, năm 2008 là 980 người, năm 2009 là 660 người.

Công tác đào tạo truyền nghề luôn được gắn kết chặt chẽ với nhu cầu lao động của các doanh nghiệp đầu mối bao tiêu sản phẩm. Các lớp đào tạo lao động gắn với hỗ trợ cơ sở vật chất, cung ứng nguyên liệu để người lao động sau đào tạo có nghề, được nâng cao tay nghề và có việc làm ổn định.

Triển khai công tác đào tạo truyền nghề những năm vừa qua đã được tổ chức theo phương châm đào tạo ngay ở địa phương (tại hội trường UBND xã, nhà văn hóa thôn...), giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động. Các lớp đào tạo theo hình thức truyền nghề lấy thực hành là chính, thời gian mỗi khóa học từ 2 đến 4 tháng. Các nghề được tập trung đào tạo phát triển như thêu ren, mây tre đan, mộc mỹ nghệ, gốm, chế biến nông sản thực phẩm... Số lao động qua đào tạo đề được giải quyết việc làm ổn định ở các làng nghề, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở địa phương.

Đối với một số làng nghề đang phát triển, để đáp ứng yêu cầu của khách hàng về kỹ thuật của sản phẩm ngày càng cao, từ năm 2007, Trung tâm khuyến công đã tổ chức thực hiện đào tạo nâng cao cho đội ngũ thợ có tay

nghề cao, khả năng trực tiếp truyền dạy nghề và làm nòng cốt kỹ thuật cho các làng nghề. Đến nay đã tổ chức đào tạo bồi dưỡng kiến thức và cấp chứng chỉ sư phạm nghề cho 78 người để tham gia đào tạo cho các làng nghề của tỉnh trong những năm tới.

Thứ ba, hoạt động khôi phục và phát triển làng nghề.

Sau một thời gian thực hiện các tác động, hỗ trợ phát triển, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 20 làng nghề đạt chuẩn (17 làng nghề truyền thống và 3 làng nghề TTCN) đạt 66% - 80% so với mục tiêu nghị quyết là 25 - 30 làng nghề đến năm 2010, cấp chứng nhận cho 04 nghệ nhân và 55 thợ giỏi. Các làng nghề, nghệ nhân, thợ giỏi của tỉnh được công nhận theo tiêu chí quy định tại Quyết định 44/2005/QĐ-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành quy định tiêu chuẩn xét công nhận và một số chính sách đối với làng nghề, nghệ nhân, thợ giỏi cấp tỉnh. Dự kiến năm 2010 có từ 4 - 5 làng nghề đạt tiêu chuẩn, như vậy mục tiêu khôi phục và phát triển làng nghề có thể đạt được.

Cùng các làng nghề đã và đang phát triển, thời gian qua Sở Công thương đã phối hợp với các cấp, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tiếp tổ thực hiện các đề án hỗ trợ, nhân cấy phát triển nghề, hình thành các làng nghề mới. Các làng nghề mới được hình thành hiện đang có hướng phát triển tốt, giải quyết được hàng trăm lao động ở địa phương.

Thứ tư, hoạt động hỗ trợ chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, bảo vệ môi trường.

Nhằm hỗ trợ, khuyến khích, giúp đỡ các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới, hàng năm Trung tâm khuyến công đã tổ chức hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, thiết bị từ năm 2006 đến 2009 đã thực hiện hỗ trợ cho 34 doanh nghiệp, với tổng số kinh phí hỗ trợ là 1.880 triệu đồng. Trong đó, nguồn khuyến công quốc gia hỗ trợ 11 mô hình kinh phí 1.220 triệu đồng, nguồn kinh phí khuyến công địa phương 23 mô hình kinh phí hỗ trợ 580 triệu đồng.

Các mô hình sau khi được đầu tư đã hoạt động hiệu quả nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường, Một số mô hình đạt kết quả tốt và tiến tới sẽ có hướng hỗ trợ để nhân rộng như: Mô hình chuyển giao công nghệ phun phủ sơn bóng công nghiệp trong sản xuất đồ gỗ tại làng nghề mộc Thanh Lãng, An Tường, mô hình sản xuất sản xuất các sản phẩm từ tấm cót ép tại Công ty Tre Việt - Phúc Yên, mô hình trình diễn kỹ thuật sấy nguyên liệu sản phẩm mây tre đan của doanh nghiệp mây tre đan Tiến Đà...

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề cũng đặc biệt được quan tâm. Năm 2008 Sở Công thương đã phối hợp với Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam tổ chức hội thảo tại Vĩnh Phúc về sản xuất sạch hơn. Thông qua hội thảo đó giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn nâng cao nhận thức về sản xuất hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường.

Thứ năm, hoạt động hỗ trợ công tác thông tin tuyên truyền, hỗ trợ tham gia hội chợ triển lãm, tham quan, khảo sát học hỏi kinh nghiệm.

Thông qua chương trình khuyến công, đến nay chuyên mục công nghiệp trên Đài truyền hình Vĩnh Phúc, chuyên trang Khuyến công trên báo Vĩnh Phúc thường xuyên phản ánh đầy đủ các hoạt động sản xuất phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh, tuyên truyền, giới thiệu các làng nghề, biểu dương các doanh nghiệp tiêu biểu, các nghệ nhân, thợ giỏi ở các làng nghề... Đến nay đã xây dựng được 30 chuyên mục phát trên Đài phát thanh truyền hình tỉnh, 01 chuyên mục phát trên Đài THVN, 30 chuyên trang trên báo Vĩnh Phúc.

Ngoài ra, hàng năm hỗ trợ kinh phí đặt tạp chí Công nghiệp, Báo Công nghiệp cho Phòng kinh tế các huyện, thị, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Tổng kinh phí hỗ trợ qua 3 năm là 179 triệu đồng, từ nguồn kinh phí

khuyến công địa phương; hỗ trợ 08 cơ sở công nghiệp nông thôn làm tờ gấp để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại với số lượng 32.000 tờ. Tổ chức đưa 12 đoàn cán bộ khuyến công, các chủ doanh nghiệp, lao động ở làng nghề cùng lãnh đạo một số địa phương đi tham quan học hỏi kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở một số địa phương như Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), Nam Định, Hà Nam, Thanh Hóa... đồng thời hỗ trợ kinh phí cho các làng nghề tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh. Tổng kinh phí thực hiện 4 năm là 605 triệu đồng.

Năm 2006 UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao Sở Công thương phối hợp với Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công thương) tổ chức hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn khu vực phía Bắc lần thứ nhất với sự tham gia của 29 tỉnh, thành phố. Thông qua hội chợ đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các làng nghề ở địa bàn nông thôn có dịp giới thiệu quảng bá sản phẩm, tìm hiểu và học tập trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh doanh, phát triển thị trường với các làng nghề của các tỉnh bạn trong khu vực, hiện nay định kỳ vẫn tham gia đều các kỳ hội trợ, triển lãm giới thiệu tại các tỉnh bạn.

Thứ sáu, hoạt động hỗ trợ xây dựng thương hiệu, thành lập hiệp hội ngành nghề.

Thương hiệu sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường, do đó trong thời gian qua chương trình hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm cũng đặc biệt được quan tâm thực hiện. Tính đến 31/12/2009 đã hỗ trợ đăng ký thương hiệu cho 19 doanh nghiệp và 03 làng nghề truyền thống.

Mặt khác, nhằm tạo điều kiện cho các làng nghề có sự gắn kết, giúp đỡ trao đổi kinh nghiệm, phát triển thị trường, thông qua các quy định hướng dẫn các làng nghề thành lập Hội làng nghề. Đến nay các địa phương đã thành lập được 05 hội làng nghề tại các làng nghề rắn Vĩnh Sơn, Mộc Thanh Lãng, Mộc

xã An Tường, đá Hải Lựu và làng nghề rèn Lý Nhân. Cả 7 hội làng nghề trên đã được kết nạp vào hiệp hội làng nghề Việt Nam, tạo cơ hội cho phát triển và khẳng định thương hiệu của làng nghề Vĩnh Phúc. Kinh phí 4 năm qua đã hỗ trợ xây dựng thương hiệu và thành lập hiệp hội ngành nghề: 242 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)