nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc
Từ thực tiễn phát triển làng nghề ở các tỉnh nêu trên, có thể rút ra một số bài học chủ yếu cho phát triển làng nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc như sau:
Một là, để tạo điều kiện cho làng nghề phát triển phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền .Các địa phương cần có những chính sách tạo điều kiện cho việc phát triển làng nghề ở nông thôn thông qua việc vận dụng sáng tạo đường lối, chỉ thị của cấp trên phù hợp với đặc điểm của địa phương. Thực hiện các chính sách khác nhau về thị trường đầu ra, về vốn, về công nghệ, về đào tạo lao động, về đất đai… để giúp đỡ tạo điều kiện cho làng nghề phát triển.
Hai là, sự phát triển của làng nghề gắn chặt với quá trình CNH, HĐH NN, NT ở nông thôn, các quá trình đã gắn liền với sự gia tăng thu nhập từ phi nông nghiệp của cư dân vùng nông thôn và góp phần làm thay đổi bộ mặt của nông thôn.
Ba là, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong làng nghề cần có sự thay đổi. Hộ vốn là đơn vị sản xuất kinh doanh chủ yếu ở làng nghề. Một số
hộ trong làng nghề cần có sự liên kết để chuyên môn hoá trong sản xuất hoặc hợp tác với nhau để thành lập hợp tác xã. Một số hộ ở làng nghề thành lập ra các tổ chức liên kết sản xuất - tiêu thụ hay lập các công ty tư nhân, công ty TNHH…
Một hình thức cần được quan tâm là sự kết hợp có hiệu quả tốt giữa một bên là làng nghề với một bên là doanh nghiệp Nhà nước. Mô hình này kết hợp được sức mạnh của sản xuất nhỏ tiểu thủ công chủ yếu ở các làng nghề với sức mạnh của DNNN.
Bốn là, vấn đề marketing, vấn đề chiến lược sản xuất kinh doanh, vấn đề bảo vệ môi trường cần được chính quyền quan tâm giải quyết một cách thoả đáng. Đây là điều cần hết sức chú ý vì nó có ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển bền vững và nhất là chất lượng con người.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN TỈNH VĨNH PHÚC TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY