2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
- Về vị trí địa lý:
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Nam giáp với Hà Tây (cũ), phía Tây giáp Phú Thọ và phía Đông giáp với Thủ đô Hà Nội. Tỉnh có diện tích tự nhiên khoảng 1.371 km². Vĩnh Phúc có 8 đơn vị hành chính, trong đó 1 Thành phố Vĩnh Yên, 1 là Thị xã Phúc Yên và 6 huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc. Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 50km và từ trung tâm tỉnh lỵ tới sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 25 km. Vĩnh Phúc có quan hệ rất chặt chẽ với Hà Nội mà trước hết là quan hệ về kinh tế. Chính vì thế mà những năm vừa qua đã có rất nhiều doanh nghiệp từ Hà Nội lên Vĩnh Phúc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Vĩnh Phúc có quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua, chúng là cầu nối giữa vùng Trung du và miền núi phái Bắc với Thủ đô Hà Nội, là tỉnh nằm liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và theo trục đường 18 nối thông với cảng Cái Lân rất dễ dàng.
Sự phát triển kinh tế - xã hội, hợp tác quốc tế của đất nước trong những năm vừa qua đã tạo cho tỉnh Vĩnh Phúc những lợi thế mới về mặt vị trí địa lý: tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành vành đai công nghiệp của Hà Nội ở
phía Bắc, tiếp nhận sự ảnh hưởng mạnh mẽ trước tính lan toả của các khu công nghiệp lớn từ Hà Nội như Bắc Thăng Long, Nội Bài… Sự hình thành và phát triển của các của các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã đưa tỉnh xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, các trung tâm công nghiệp và những thành phố lớn của cả nước.
Vị trí địa lý thuận lợi tạo cho Vĩnh Phúc nhiều cơ hội tham gia vào quá trình phát triển năng động của kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng như tham gia vào quá trình hình thành và phát triển một không gian kinh tế rộng lớn ở phía Bắc Việt Nam, trực tiếp tham gia vào mạng lưới khu công nghiệp, mạng lưới khu đô thị và mạng lưới du lịch của vùng lớn.
- Về địa hình:
Địa hình Vĩnh Phúc kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam, là phương chung của địa hình ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ Việt Nam. Phía Bắc của tỉnh có dãy núi Tam Đảo với đỉnh Đạo Trù cao 1.592m, phía Tây Nam được bao bọc bởi 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Lô, tạo nên dạng địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam và chia ra 3 vùng có địa hình đặc trưng: đồng bằng, gò đồi, núi thấp và trung bình.
Địa hình đồng bằng: gồm 76 xã, phường và thị trấn, với diện tích tự nhiên là 46.800 ha. Vùng đồng bằng bao gồm vùng phù sa cũ và phù sa mới, chủ yếu do phù sa của các hệ thống sông lớn như: Sông Hồng, sông Lô, sông Đáy bồi đắp nên vùng phù sa cũ chiếm diện tích khá rộng, gồm phía bắc của Thị xã Phúc Yên, các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường và phía Nam của các huyện Tam Dương, Bình Xuyên, được hình thành cùng thời kì hình thành châu thổ sông Hồng. Vùng phù sa mới dọc theo các con sông thuộc các huyện Lập Thạch, Vĩnh Tường, Yên Lạc, nam Bình Xuyên, được hình thành vào thời kì Đệ tứ - Thống Holoxen. Đất đai vùng đồng bằng được phù sa sông Hồng bồi đắp nên rất màu mỡ, là điều kiện lí tưởng cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp thâm canh.
Địa hình đồi: gồm 33 xã, phường và thị trấn, với diện tích tự nhiên là 24.900 ha, đây là vùng đồi thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và hoa màu kết hợp với chăn nuôi gia súc, tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chăn nuôi theo hướng tăng sản xuất hàng hoá thực phẩm. Vùng đồi núi Bình Xuyên là vùng được thành tạo vào thời kì Trung Trias giữa Đệ Tam, gồm các lớp trầm tích bể cạn, gồm các phiến thạch, sa thạch, phiến sa và một số loại đá khác xen kẽ.
Địa hình núi thấp và trung bình: Có diện tích tự nhiên là 56.300 ha, chiếm 46,3% diện tích tự nhiên của tỉnh. Địa hình vùng núi phức tạp bị chia cắt, có nhiều sông suối, đây là một trong những ưu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh quanh Hà Nội, vì nó sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các khu công nghiệp tập trung và các khu du lịch sinh thái. Vùng núi Tam Đảo có diện tích rừng quốc gia là 15.753ha.
- Về tài nguyên:
Do có địa hình nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng núi, gò đồi trung du với vùng đồng bằng nên Vĩnh Phúc có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng, trong đó phải kể đến chủ yếu là các loại khoáng sản vật liệu xây dựng và rừng, là nguyên liệu quan trọng cho một số làng nghề như làm gạch ngói, mây tre đan… Cụ thể:
Sét gạch ngói: Phân bố rộng rãi ở vùng đồng bằng và vùng đồi. Granit hai mica dạng gneiss và các dạng mạch aplit, pegmatite. Đặc điểm của các đá này là giàu nhôm và kiềm. Trong phức hệ sông Chảy có các thân caolin phong hóa từ các mạch aplitgranit, pegmatite có ý nghĩa trong công nghiệp gốm sứ cho địa phương. Ngoài ra, phía Tây vùng là dãy núi cao 335m chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam có tuổi Neogen sớm hệ tầng Na Dương, dãy núi này được ngăn cách với khối núi có tuổi Paleozoi đứt gãy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Phía Đông có tuổi Mesoproterozoi thuộc phức hệ sông Chảy. Đây là vùng núi thấp nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, có độ cao từ 100
đến 633m. Khối núi cao nhất có đỉnh cao 633m (đỉnh núi Sáng). Từ 200m trở lên độ dốc rất lớn, có thể lên tới 15-200
, có nơi có thể lên tới 250, nơi có những đỉnh núi cao sắc nhọn tạo thành thung lũng ở giữa thấp, có sườn rất dốc. Địa hình bị xâm thực, chia cắt mạnh, tạo ra nhiều khe suối. Ở độ cao dưới 200m là những đồi cao, gò với độ dốc thoải, có thể trồng rừng, canh tác nông nghiệp.
Đối với vùng núi Tam Đảo, Lập Thạch tính đặc thù của các nhân tố sinh thái phát sinh đã tạo nên đặc điểm đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật phong phú bao gồm cáo kiểu rừng:
Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp: Phân bố ở khu vực 700m, loại rừng này chiếm phần lớn dãy Tam Đảo với những loài cây có giá trị kinh tế cao như: Chò chỉ (Choera chinensis), Giổi (Michelia Ital), Re (Cinnamomum Ital)... Quần hệ thực vật kiểu rừng này gồm nhiều tầng, tán kín với những loài cây lá rộng hợp thành.
Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình: Phân bố ở độ cao 800m trở lên (chỉ có ở dãy Tam Đảo). Quần hệ thực vật là các loài họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Re (Lauraceae). Dẻ (Fagceae), họ Chè (Theaceae), họ Mộc Lan (Magnoliaceae), họ Sau sau (Hamamelidaceae). Ngoài ra, ở độ cao trên 1.000m xuất hiện một số loài thuộc ngành hạt trần như: Thông (Dacrycarpus), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Thông yến tử (Podorcarpus pilgeri), Kim giao (Nageia fleuryi).
Rừng tre nứa: Mọc xen kẽ trong các kiểu rừng khác. Các loại tiêu biểu là Vầu, Sặt gai ở độ cao trên 800m; giang thường ở độ cao 500-800m; Nứa thường ở độ cao dưới 500m.
Rừng phục hồi sau nương rẫy: Kiểu rừng này hình thành từ rừng bị khai thác gỗ nặng nề trước những năm 80, thường có ở vùng đệm của Vườn quốc gia Tam Đảo.
Rừng trồng: Gồm các loại rừng: Rừng thông, rừng bạch đàn, rừng keo, và rừng lá rộng, được trồng ở độ cao khoảng từ 200-600m. Rừng trồng được bao phủ với diện tích khá lớn ở phần phía Tây Bắc của vùng (vùng Lập Thạch). Ngoài ra những khu vực thung lũng, sông suối và phần phía Nam của vùng còn trồng cây lương thực, rau màu. Ngoài ra trong vùng còn có các kiểu trảng cây bôi, trảng cỏ thứ sinh sau khai thác.
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội
Giai đoạn 2004-2008 nền kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng và có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - nông nghiệp và dịch vụ.
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2004-2008
Đơn vị: % Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 13,2 17,9 22,6 21,8 17,7 Nguồn: [20]
Từ bảng 2.1 cho thấy, tăng trưởng kinh tế của toàn tỉnh bình quân (2004- 2008) đạt 18,6%, năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 17,7%, tổng giá trị sản xuất (theo giá trị so sánh) đạt 39.911.913 tỷ đồng. So với tốc độ tăng trưởng kinh tế của các tỉnh lân cận thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc tương đối ổn định và ở mức cao đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của cả nước.
Tỉnh có chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, cởi mở, chuẩn bị tốt hạ tầng kỹ thuật các khu - cụm công nghiệp, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện triệt để việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” giúp các nhà đầu tư rút ngắn thời gian, chi phí trong phê duyệt dự án, đáp ứng tốt yêu cầu các nhà đầu tư nhằm thu hút dự án. Hiện nay, Vĩnh Phúc đã trở thành địa chỉ được nhiều nhà đầu tư tìm đến và đầu tư, nhất là được lựa
chọn các dự án sản xuất công nghiệp theo nguyên tắc đảm bảo công nghệ tiên tiến, hiện đại và ưu tiên các dự án không sử dụng đất nông nghiệp. Bên cạnh đó có quan tâm đến công nghệ trung bình nhưng phải sử dụng nhiều lao động. Khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp. Tính đến 31/12/2008, tỉnh có 9 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng diện tích 2.284 ha, trong đó 5 khu đang đi vào hoạt động: Kim Hoa 50ha, đã lấp đầy 100%; Bình Xuyên 327 ha, lấp đầy 79,4%; Khai Quang 262 ha, lấp đầy 74,1%; Bá Thiện 327 ha, lấp đầy 56,95; Bình Xuyên II 485,1 ha, lấp đầy 65,8% và 4 khu công nghiệp cho chủ trương đầu tư: Chấn Hưng 131,1 ha; Bá Thiện II 308 ha; Sơn Lôi 300ha; Hội Hợp 150ha. Theo đề án quy hoạch phát triển các khu công nghiệp với diện tích 5.576 ha. Từ tỉnh thuần nông đến nay tỉnh đã có cơ cấu kinh tế: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.
Năm 2004, tỉnh đã tự cân đối được ngân sách và có đóng góp cho Trung ương đồng thời có điều kiện tái đầu tư cho các lĩnh vực và khu vực kinh tế khác, với các chương trình cụ thể cho từng năm như: Năm 2003 - 2004 là năm “giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư, đẩy mạnh quy hoạch và huy động nguồn lực đầu tư cho phát triển”, năm 2008 “tập trung phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, lấy phát triển giao thông làm khâu đột phá”, từ quan điểm chỉ đạo này, năm 2008 tỉnh dành 937 tỷ đồng (chiếm 45%) tổng chi để đầu tư cho các công trình giao thông, hạ tầng ngoài các khu - cụm công nghiệp, các công trình giao thông liên xã, giao thông nông thôn và hạ tầng công cộng cả tỉnh. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn Vĩnh Phúc có thay đổi đáng kể, tỉnh không còn hộ đói, số hộ nghèo còn 10,4% [1, tr.16], giảm 8% so với năm 2005. Thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng lên, năm 2004 là 6,79 triệu đồng thì đến năm 2008 là 21,836 triệu đồng.
Bảng 2.2: Thu nhập bình quân đầu ngƣời ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2004-2008 theo giá thực tế
Đơn vị: triệu đồng
Năm Chỉ tiêu
2004 2005 2006 2007 2008
GDP bình quân đầu người 6,97 8,52 11,27 15,27 21,84
Nguồn: [20]
Lĩnh vực văn hoá, xã hội có nhiều tiến bộ. Các thiết chế văn hoá được quan tâm đầu tư, phong trào xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá phát triển mạnh. Đến nay tỉnh có 78,9% gia đình văn hoá, 57% làng văn hoá và 95% đơn vị văn hoá, 1.094/1.452 thôn, làng, khu phố có nhà văn hoá. Giáo dục - đào tạo có tiến bộ vượt bậc, mạng lưới trường lớp dần được hoàn chỉnh, chất lượng dạy và học được nâng lên, phong trào xã hội hoá học tập được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm. Đến 2008 tỉnh có: 85,4 phòng học được kiên cố hoá; Số trường đạt chuẩn quốc gia: mầm non 38,99%, trung học phổ thông 42,86%, tỷ lệ tốt nghiệp đạt trên 90%, trên 6000 học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng.
- Về dân cư và nguồn lao động:
Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009 dân số tỉnh Vĩnh Phúc là 1.000.383 người. Trong đã có tới 70% dân số ở trong độ tuổi lao động. Trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm khoảng trên 80%, còn lại chưa có việc làm. Trên địa bàn có gần 20 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề của Trung ương và địa phương (chưa kể các trường dạy nghề do huyện, thành thị quản lý) với quy mô đào tạo trên 20.000 học sinh, sinh viên, đây là cơ sở để tỉnh nhanh chóng cải thiện nguồn nhân lực, đến 2008 lao động qua đào tạo đạt 42,9%, lao động qua đào tạo nghề đạt 32,6%. Với nguồn nhân lực trẻ, có kiến thức sẽ đáp ứng nhu cầu
về lao động cho sự phát triển của các làng nghề nói riêng và quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh nói chung.
Các chính sách xã hội, chăm sóc sức khoẻ nhân dân có chuyển biến mạnh, đến nay có 130/137 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Từ 2006 đến nay tỉnh đã cấp 472.378 thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách với tổng kinh phí 41.140 triệu đồng (riêng 2008 cấp 138.498 thẻ, kinh phí 18.005 triệu đồng), miễn giảm học phí và đóng góp xây dựng cho 100.940 học sinh với kinh phí 20.932 triệu đồng; trợ cấp học tập hàng tháng và hỗ trợ học bổng cho học sinh dân tộc nội trú với tổng kinh phí trên 7 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho số lao động lớn. Các lễ hội làng, xã được khôi phục, làm tăng cường hơn nữa truyền thống đoàn kết của các dân tộc trong tỉnh - một nhân tố quan trọng không thể bỏ ngỏ trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế như hiện nay.
- Về cơ sở hạ tầng:
Về giao thông vận tải, Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông vận tải đa dạng và tương đối phát triển, bao gồm đường sắt, đường bộ, đường sông. Hệ thống đường sắt có chiều dài 41km, chạy qua 7/9 huyện, thị của tỉnh. Đây là tuyến đường sắt nối từ phia Nam qua Thủ đô Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi phái Bắc và tới Lào Cai, tương lai sẽ nối với Trung Quốc.
Hệ thống đường bộ bao gồm quốc lộ, tỉnh lộ, nội đô thị… Đường quốc lộ 2 có bốn tuyến đường đi qua địa bàn với tổng chiều dài 110km, trong đó tỉnh quản lí ba tuyến dài 70km. Các tuyến do tỉnh quản lí là đường cấp IV, cấp V. Tại các vùng miền núi của tỉnh có 50km đường nhựa và 20km đường cấp phối.
Tỉnh lộ có 5 tuyến chiều dài 78km với 30km đường nhựa và 48km đường cấp phối, giao thông đường bộ đã thông suốt từ tỉnh xuống huyện, xã. Đường ô tô đã nối các trung tâm của tỉnh với những xã xa xôi, hẻo lánh nhất của huyện miền núi Lập Thạch như Hải Lựu, Quang Yên.
Hệ thông thông tin liên lạc của Vĩnh Phúc phát triển nhanh theo hướng hiện đại hoá ngành bưu điện và hệ thống thông tin. Vĩnh Phúc đã hoàn thiện hệ thống tổng đài kỹ thuật số và sử dụng công nghệ cáp quang trong truyền