Xu hướng vận động của làng nghề Việt Nam trong 10 năm tới

Một phần của tài liệu Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 81)

Hiện nay, về cơ bản Việt Nam vẫn là một nước thuần nông, lao động chủ yếu vẫn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp với mới thu nhập thấp và thời gian nông nhàn nhiều. Để phấn đấu đưa nền kinh tế nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 thì quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cần phải được đẩy nhanh và vững chắc hơn nữa. Đây là một quá trình diễn ra phức tạp , lâu dài nhằm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế nông thôn từ độc canh cây lúa sang trồng cây ăn quả, trồng hoa, nuôi con đặc sản,… từ đơn ngành sang đa ngành, từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm ưu thế sang phát triển công nghiệp và dịch vụ, nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường hàng hoá, thị trường vốn, thị trường lao động nông thôn. Đó là con đường tất yếu để phát triển một cách toàn diện kinh tế nông thôn, tạo cơ sở khai thác về nguồn lực sẵn có và được tăng thêm cho phù hợp với các giai đoạn phát triển của đất nước, từng bước hình thành cơ cấu kinh tế mới ở nông thôn - cơ cấu nông - công nghiệp, dịch vụ có tỷ trọng hàng hoá lớn, hiệu quả kinh tế ngày càng cao, góp phần đắc lực vào quá trình biến nước ta thành một nước công nghiệp phát triển.

Trong những năm tới, tỷ trọng GDP của công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn có xu hướng tăng lên, đặc biệt là làng nghề sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao, góp phần đáng kể vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy làng nghề sẽ phát triển theo hướng gắn liền với công nghiệp, có tác động cải tạo nền nông nghiệp, cung

cấp công cụ cho nông nghiệp, trong đó đặc biệt chú ý đến công nghiệp chế biến nông, lâm sản và ngành nghề nông thôn.

Do đó, thứ nhất là số lượng và quy mô làng nghề sẽ tăng lên. Trước hết đó là ngành chế biến nông sản, thực phẩm. Đây là ngành đang chiếm tỉ trọng lớn về giá trị sản phẩm, về giá trị gia tăng, về đóng góp cho ngân sách nhà nước và tạo kim ngạch xuất khẩu. Trong những năm tới, cơ cấu ngành nghề chế biến nông sản, thực phẩm cũng tiếp tục tăng. Cho nên các khu công nghiệp chế biến nông sản như xay xát, chế biến dầu thực vật, nước mắm, nước chấm được ưu tiên tập trung phát triển. Đẩy mạnh sản xuất các nghề này sẽ tạo thị trường cho sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy việc hình thành và phát triển sản xuất hàng hoá ở nông thôn. Các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và những mặt hàng tiêu dùng kim khí cũng sẽ được khôi phục và ưu tiên mở rộng phát triển, mở rộng thị trường, cải tiến công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.

Thứ hai, về cơ cấu làng nghề cũng trong thời gian tới cũng sẽ được đa dạng hoá, chú trọng phát triển những ngành nghề truyền thống nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và thu hút được nhiều lao động. Do sự vận động của thị trường đã làm nảy sinh nhiều nhu cầu tiêu dùng mới, các mặt hàng lỗi thời sẽ dần mất đi vì không phù hợp với thị hiếu củ khách hàng. Để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, các làng nghề đang dần đa dạng hoá ngành nghề, sản xuất ra các hàng hoá ngày càng phong phú về kiểu dáng, mẫu mã và chất lượng. Và các ngành nghề truyền thống đang có nhu cầu lớn trên thị trường sẽ được phát triển mạnh trong thời gian tới. Sản phẩm của làng nghề hiện nay đang chuyển dần sang những mặt hàng có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ rộng ở trong và ngoài nước. Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn, còn chú trọng phát triển các mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng rộng rãi của quảng đại quần chúng nhân nhằm mở rộng thị trường, tăng khả năng sản xuất, tăng khả năng cạng tranh của sản phẩm, thu hút và giải quyết việc

làm cho người lao động. Để đạt được điều đó các làng nghề chú trọng vào công tác đào tạo kỹ thuật, tay nghề cho người lao động, bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm quản lý cho các ông chủ doanh nghiệp trong làng nghề.

Thứ ba, về mức độ tham gia thị trường của các làng nghề. Theo Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đề ra: “Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Hình thành các khu vực tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu”. Do vậy, trong những thập niên tới, các làng nghề sẽ tham gia thị trường nhiều hơn, đặc biệt là thị trường nước ngoài. Để khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, trước tiên cần duy trì những sản phẩm mang đậm nét bản sắc văn hoá dân tộc mà hiện nay trên thị trường đang có xu hướng giảm sút như tranh dân gian, sơn mài, sơn khảm… Đối với các loại sản phẩm trên, thị trường vẫn đang có nhu cầu, nhưng sản phẩm làm ra không có lãi, ngày công thấp và ngành nghề nằm trong tình trạng mai một. Nhà nước cần tạo điều kiện giúp đỡ làng nghề này, giới thiệu sản phẩm của họ với nước ngoài. Đồng thời kết hợp giao lưu văn hoá với giao lưu kinh tế trong quan hệ đối ngoại để giới thiệu sản phẩm truyền thống của làng nghề. Việc làng nghề truyền thống sẽ tồn tại và phát triển ít hay nhiều, nhanh hay chậm hoàn toàn phụ thuộc vào sự thích nghi của làng nghề với thị trường. Đồng thời phải thiết lập được mối quan hệ với các đô thị để bổ sung những gì mà làng nghề còn yếu kém hẫng hụt, còn bảo thủ và trì trệ… Khôi phục và phát triển làng nghề trên cơ sở tăng sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Các làng nghề đang có điều kiện phát triển phải tiến hành mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hoá mặt hàng, đảm sản phẩm có mẫu mã đẹp hơn, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả cạnh tranh trên thị trường. Những làng nghề không còn thị trường, sản phẩm của nó không thích hợp hoặc có sản phẩm cùng loại thay thế thì các địa phương cần có phương hướng nhanh chóng tìm hướng và chuyển đổi sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)