NGÀNH KẾT QUẢ (%)

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội (Trang 47)

7 Được hỗ trợ chi phí cho tham quan triển lãm công nghệ và hàng hoá ở trong nước.

NGÀNH KẾT QUẢ (%)

Trong số 300 doanh nghiệp được khảo sát thì các doanh nghiệp của Hà Nội chiếm khoảng 30%. Cùng với các đề tài nghiên cứu khác về hoạt động kinh doanh và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, các kết quả này có thể được sử dụng để đánh giá chung về năng lực công nghệ của đa số các doanh nghiệp Hà Nội trong các nhóm ngành kinh tế được khảo sát. Có thể suy tính rằng do khủng hoảng kinh tế & tài chính, đa số các doanh nghiệp không có điều kiện tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ và phát triển năng lực công nghệ trong các năm 2007-2008-2009.

Bảng 2.1: Năng lực công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa qua kết quả điều tra

NGÀNH KẾT QUẢ (%) KẾT QUẢ (%) THẤP TRUNG BÌNH CAO 1 CƠ KHÍ CHẾ TẠO 10.89 58.11 31.00 2 ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ 9.10 60.34 30.57 3 ĐỒ GỖ 14.70 59.16 26.14 4 DƯỢC PHẨM 13.49 52.64 33.88 5 THỰC PHẨM 18.95 51.27 29.78 6 DU LỊCH 25.65 58.70 15.66

Nguồn: Báo cáo điều tra doanh nghiệp 2006. Hoàng Đình Phi.

Xem xét năng lực công nghệ của các doanh nghiệp trong bảng 2.1 có thể thấy đa số các doanh nghiệp đại diện cho các ngành kinh tế của Việt Nam và Hà Nội đều có năng lực công nghệ ở mức trung bình và kém so với các đối thủ ở khu vực và trên thế giới.

41

Theo kết quả điều tra thống kê do Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội tiến hành từ tháng 4 đến tháng 6- 2007 [9], nhóm các doanh nghiệp cho rằng hiện tại công nghệ của doanh nghiệp đang ở mức lạc hậu hơn một chút so với mức trung bình của thế giới chiếm gần một nửa số doanh nghiệp điều tra (48%); đứng thứ hai là nhóm cho rằng hiện tại công nghệ của doanh nghiệp đang ngang bằng với mức trung bình của thế giới, chiếm gần 1/3 tổng số doanh nghiệp điều tra (31%); đứng thứ ba là nhóm cho rằng công nghệ hiện tại của doanh nghiệp đang lạc hậu hơn rất nhiều so với mức trung bình của thế giới, chiếm khoảng 1/8 tổng số doanh nghiệp điều tra (13%). Số lượng doanh nghiệp còn lại cho rằng công nghệ hiện tại của doanh nghiệp tiên tiến hơn một chút hoặc rất hiện đại chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong số lượng được điều tra (tương ứng với 5% và 3%).

Hình 2.2: Thực trạng công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội

42

Tại Techmart 2007, theo Bộ Khoa học và Công nghệ thì năng lực công nghệ và đổi mới công nghệ vẫn là năng lực yếu nhất của các doanh nghiệp Việt Nam. Năng lực công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam mà chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thấp so với các nước trong khu vực. Tỷ trọng nhóm các doanh nghiệp có trình độ công nghệ thấp chiếm 58,7% trong khi đó ở Malaixia, con số này chỉ là 24,3%.[8]

Tình hình phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội cùng các số liệu khảo sát trên đây nói lên nhiều điều, trong đó có việc chậm đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc chậm đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội có các nguyên nhân do yếu kém chủ quan của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội và nguyên nhân do các hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và thành phố Hà Nội. Như vậy đa số các nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam và của Hà Nội đang rất cần chính sách hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn lực cụ thể để có thể đổi mới công nghệ, sáng tạo công nghệ nhằm nâng cao năng lực công nghệ cũng như khả năng cạnh tranh lâu dài theo các chuỗi giá trị toàn cầu.

2.2.2. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội giai đoạn 2000 - 2010 thông cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội giai đoạn 2000 - 2010 thông qua các dữ liệu thứ cấp

Trong báo cáo kết quả đề tài cấp bộ về “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và định hướng hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong một số ngành kinh tế”, năm 2009, thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ, sau khi đã đánh giá về thực trạng yếu kém của công tác đổi mới công nghệ trong các ngành cơ điện tử, sinh học, thực phẩm, Phạm Thế Dũng [4] đã nêu ra một số nguyên nhân cơ bản của các yếu kém. Nhiều nguyên nhân có liên quan tới

43

quá trình ban hành và thực hiện các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Về phía chủ quan, các doanh nghiệp Việt Nam với đa số là các doanh nghiệp nhỏ và vừa không có đủ năng lực và nguồn lực để đổi mới công nghệ một cách bài bản và liên tục. Về phía Chính phủ, các bộ ngành và địa phương, các chính sách vĩ mô như chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu, chính sách hỗ trợ nghiên cứu khoa học - công nghệ chưa hướng tới các doanh nghiệp cụ thể mà chủ yếu tập trung cho các viện nghiên cứu và các trường đại học…

Theo đánh giá chung của nhiều tổ chức và chuyên gia thì các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam chưa được cụ thể hóa, khó thực hiện trên thực tế. Đa số các doanh nghiệp lớn của Nhà nước có điều kiện, có quan hệ và được hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Theo báo cáo của Hasmea (2007) điều tra ý kiến đánh giá của doanh nghiệp nhỏ và vừa về chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, đa số doanh nghiệp cho rằng chính sách hỗ trợ chưa thiết thực và hiệu quả, chưa cụ thể, chưa công bằng với các loại hình doanh nghiệp, hỗ trợ chưa đáp ứng đủ yêu cầu. Việc tuyên truyền, phổ biến các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ được làm tốt hơn đối với một số loại hình doanh nghiệp, song hầu như không đến được với khu vực doanh nghiệp tư nhân.

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội (Trang 47)