Đường lối chung của Đảng và các chính sách hiện hành của Nhà nước có liên quan tới việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và việc hỗ

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội (Trang 60 - 63)

6 Được hỗ trợ chi phí cho tham quan triển lãm công

3.1.1. Đường lối chung của Đảng và các chính sách hiện hành của Nhà nước có liên quan tới việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và việc hỗ

nước có liên quan tới việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và việc hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam

Về đổi mới công nghệ, quan điểm xuyên suốt của Đảng là: “Trình độ lực lượng sản xuất nước ta còn thấp, lao động còn dư thừa, vốn còn hạn chế; ta phải kết hợp nhiều trình độ công nghệ, vừa vận dụng công nghệ sẵn có và từng bước cải tiến, nâng cao, vừa cố gắng tranh thủ công nghệ mới, lựa chọn từng mặt, từng khâu trong mỗi ngành, mỗi cơ sở có khả năng tiến thẳng vào công nghệ hiện đại”. [1]

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã khẳng định: “ Phải phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, đẩy nhanh nhịp độ ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật; phải tập trung vào việc cải tạo, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong nước hiện có, hiện đại hóa những công nghệ truyền thống có ý nghĩa kinh tế - xã hội cao, lựa chọn tiếp thu những công nghệ mới. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế và chính sách quản lý kinh tế để thúc đẩy mạnh mẽ việc ứng dụng khoa học – công nghệ. Để thúc đẩy đổi mới công nghệ, cần tích cực tạo thêm nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất, chú trọng đào tạo nghề nghiệp và trợ giúp một phần vốn ban đầu”.

54

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh: “Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại; tranh thủ đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những khâu quyết định. Trong phát triển mới, ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến trong tất cả các ngành sản xuất – kinh doanh, dịch vụ. Gắn nghiên cứu – triển khai với sản xuất và dịch vụ. Mở rộng hệ thống các trường lớp dạy nghề và đào tạo công nhân lành nghề. Khuyến khích dạy nghề tại doanh nghiệp. Đào tạo đội ngũ các nhà quản trị doanh nghiệp giỏi…Các doanh nghiệp cần coi trọng phát triển khoa học – công nghệ, dựa vào khoa học – công nghệ để phát triển sản xuất có hiệu quả. Nhà nước có chính sách khuyến khích ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật thông qua các biện pháp ưu đãi về thuế, tín dụng, xuất nhập khẩu”.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại Đại hội Đảng lần thứ X, đề cập đến vấn đề đổi mới công nghệ sản xuất đã nhấn mạnh: “Phát triển công nghệ, đẩy mạnh có chọn lọc việc nhập công nghệ, mua sáng chế kết hợp với công nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ…Có cơ chế và chính sách gắn kết có hiệu quả nghiên cứu khoa học – công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Đẩy mạnh có chọn lọc việc nhập khẩu công nghệ, mua sáng chế kết hợp công nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ của các ngành có lợi thế cạnh tranh. Nhà nước khuyến khích các hoạt động sáng tạo, hoàn thiện và ứng dụng công nghệ mới, thông qua các chính sách phát triển”. Về phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học – công nghệ, báo nêu rõ: “ Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới và chuyển giao công nghệ, nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ vào sản xuất và đời sống, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp khoa học – công

55

nghệ thuộc mọi thành phần kinh tế. Thực hiện chính sách ưu đãi hoặc hỗ trợ có điều kiện đối với một sô ngành, doanh nghiệp nhỏ và vừa, không phân biệt các thành phần kinh tế. Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội nghề nghiệp chủ động xây dựng và tích cực triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là về đào tạo cán bộ quản lý và đào tạo nghề cho lao động, về cung cấp thông tin. Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử, đảm bảo thực sự bình đẳng, tạo thuận lợi để các doanh nghiệp tư nhân nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh được tiếp cận các nguồn vốn tại các tổ chức tín dụng của nhà nước, kể cả quỹ hỗ trợ phát triển”.

Trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc từ khóa VIII tới khóa XI của Đảng đã nhiều lần xác định vai trò quan trọng của việc nâng cao năng lực khoa học - công nghệ gắn với các mục tiêu phát triển công nghiệp và kinh tế - xã hội, trong đó có nhấn mạnh là đến năm 2020 đưa Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; đưa trình độ công nghệ nước ta đạt trình độ công nghệ tiên tiến trong khu vực để phát triển các ngành kinh tế trọng điểm và quan trọng của Việt Nam như: sinh học, y dược, sản xuất lương thực, cơ khí, điện tử, thông tin, bưu chính - viễn thông, dầu khí, giao thông vận tải, xây dựng, vật liệu cơ bản, năng lượng…

Từ các văn kiện của Đảng, đã có nhiều chính sách có nội dung gián tiếp và trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam đã được Chính phủ ban hành. Có nhiều chính sách hỗ trợ đã được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật như: Nghị quyết số 22/NQ-CP năm 2009 về chương trình hành động phát triển kinh tế - xã hội; Quyết định 236/QĐ-TTg năm 2006 về kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006-2010; Quyết định số 677/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020…

56

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội (Trang 60 - 63)