NĂNG LỰC HỖ TRỢ CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội (Trang 27)

NĂNG LỰC THIẾT BỊ & HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ

Hình 1.2. Mối quan hệ giữa năng lực công nghệ & khả năng cạnh tranh bền vững

21

Theo hình 1.1 thì các năng lực công nghệ quyết định khả năng cạnh tranh bền vững của một doanh nghiệp. Năm nhóm năng lực công nghệ được xắp xếp từ thấp đến cao. Mỗi năng lực công nghệ đều có các yếu tố nội hàm và các chỉ số phụ để đánh giá mức độ cao thấp của từng năng lực. Công tác đổi mới công nghệ liên quan trực tiếp tới nhóm năng lực mua bán, vận hành và năng lực sáng tạo công nghệ. Điều này được thể hiện qua hai mục tiêu chính là đổi mới thiết bị công nghệ cùng quy trình và đổi mới hay sáng tạo sản phẩm và dịch vụ.

Với thực trạng yếu kém về các năng lực và khả năng cạnh tranh thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội khó có đủ tri thức và nguồn lực để tiến hành mua máy móc, thiết bị, công nghệ rồi tiến tới đổi mới quy trình sản xuất và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ. Như vậy, các chính sách hỗ trợ trực tiếp về đào tạo và tài chính sẽ có tác động vô cùng to lớn trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành đổi mới công nghệ đáp ứng yêu cầu của quá trình cạnh tranh và hội nhập.

Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ nhằm khuyến khích, hỗ trợ để các doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ. Việc đưa ra sản phẩm mới dựa trên nền tảng công nghệ mới hoặc trên cơ sở cải tiến công nghệ hiện có là biểu hiện rõ nhất tác động của đổi mới công nghệ sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, duy trì thị phần, củng cố thương hiệu và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

22

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)