Chủ trương và chính sách của thành phố Hà Nội có liên quan tới phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và việc hỗ trợ đổi mới công nghệ cho

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội (Trang 63 - 66)

6 Được hỗ trợ chi phí cho tham quan triển lãm công

3.1.2. Chủ trương và chính sách của thành phố Hà Nội có liên quan tới phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và việc hỗ trợ đổi mới công nghệ cho

phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và việc hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội

Là địa phương đi đầu cả nước trong các phong trào phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Hà Nội đã nhiều lần ban hành các Nghị quyết của Thành Ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố về việc phát triển kinh tế trong đó có các định hướng lớn về việc thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất - kinh doanh, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm/ dịch vụ tiêu biểu và chủ lực của Thủ đô, hướng tới xuất khẩu.

Để xây dựng và phát triển thủ đô Hà Nội – trái tim của cả nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X đã ban hành Pháp lệnh Thủ đô số 29/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000. Theo đó, một trong những mục tiêu quan trọng xây dựng, phát triển Thủ đô là: “Phát triển kinh tế Thủ đô với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững cơ cấu hợp lý; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong nước và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”. Về nhiệm vụ phát triển kinh tế, Pháp lệnh ghi rõ: “Nhà nước có chính sách phát triển đa dạng và nâng cao trình độ, chất lượng các ngành dịch vụ, tập trung đầu tư phát triển dịch vụ thông tin, du lịch, thương mại, tài chính ngân hàng, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, bảo hiểm, hàng không, bưu chính viễn thông … Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao nhằm tạo ra sản phẩm mới có hiệu quả kinh tế, có sức cạnh tranh, ít gây ô nhiễm môi trường, tập trung đầu tư phát triển các ngành hàng có khả năng phục vụ nhu cầu kinh tế của các tỉnh phía Bắc và cả nước; đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu”.

57

Trong “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001- 2010”, quan điểm phát triển của Đảng bộ và Chính quyền thành phố Hà Nội đến năm 2010 là “Phát huy mọi nguồn lực; tăng cường hợp tác phát triển kinh tế vùng, phát triển đồng bộ các loại thị trường. Tập trung xây dựng đồng bộ cơ chế, chính sách. Luôn coi nội lực là nhân tố quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô”. Chính quyền thành phố cũng nhấn mạnh: “ Nâng cao hiệu quả các khu công nghiệp tập trung, phát triển các khu công nghiệp vừa và nhỏ. Đột phá vào những ngành hàng, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao. Tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp chủ lực: cơ kim khí, điện tử - tin học, dệt – may, giầy, chế biến thực phẩm, đồng thời khuyến khích các ngành sản xuất có khả năng tạo nhiều việc làm.

Trong kế hoạch phát triển khoa học công nghệ của sở khoa học và công nghệ Hà Nội, tới năm 2012, 2013: Tập trung nghiên cứu, phát triển công nghiệp trên cơ sở đổi mới công nghệ; tạo bước tiến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của một số ngành và sản phẩm công nghiệp. Tăng cường nghiên cứu phổ biến và ứng dụng chuyển giao khoa học và công nghệ để phục vụ trực tiếp cho tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong một số ngành kinh tế trọng điểm của Thủ đô: ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, hiện đại hoá công nghệ trong quản lý nhằm tạo ra bước chuyển biến về chất. Phát triển các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, phát triển bền vững, phù hợp chống biến đổi khí hậu và mất cân bằng sinh thái, các sản phẩm phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn mới. Công nghệ sinh học được ứng dụng phổ biến trong xử lý môi trường, y tế và trong nông nghiệp, thuỷ sản phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của Thủ đô. Công nghệ tự động hoá được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất. Xây dựng các

58

khu công nghệ, kỹ thuật cao theo mô hình thích hợp với Hà Nội. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng gắn với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của từng ngành, từng lĩnh vực, từng sản phẩm, trực tiếp là nhu cầu của các doanh nghiệp và các cơ sở ứng dụng khác.

. Ngày 6-1-2012, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TƯ về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020. Nghị quyết khẳng định: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, huy động tối đa sức mạnh tổng hợp cả về vật chất và tinh thần của Thủ đô và cả nước xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội xứng đáng với vai trò là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước...Đây là cơ sở để thành phố Hà Nội đưa ra các chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội từ 2010-2020 đã và đang được cụ thể hóa từ chủ trương đến các văn bản pháp luật như sau:

- Quyết định số 5629/QĐ - UBND về việc phê duyệt kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015

- Quyết định số 54/2005/QĐ - UB ngày 20/4/2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thành lập Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

- Quyết định 206/2006/QĐ - UBND ngày 24/11/2006 ban hành quy chế bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội của Quỹ đầu tư phát triển thành phố Hà Nội.

59

- Quyết định số 91/2007/QĐ - UBND ngày 16/8/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành quy chế hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu.

- Kế hoạch số 98/KH - UBND thực hiện nghị quyết số 22/NQ- CP của chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Quyết định số 136/QĐ-UBND ngày 12/12/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách thu, chi ngân sách Thành phố Hà Nội năm 2012, trong đó kế hoạch Khoa học và Công nghệ được giao với tổng kinh phí sự nghiệp là 170 tỷ đồng cho các nhiệm vụ chủ yếu như hoạt động quản lý nhà nước về Khoa học và Công nghệ, các đề tài nghiên cứu ứng dụng thực nghiệm, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án điều tra cơ bản, dự án nông thôn miền núi, đề án sự nghiệp khoa học công nghệ, dự án thuộc chương trình sở hữu trí tuệ …

Một phần của tài liệu Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội (Trang 63 - 66)