Khái quát đặc điểm SV, SVNT trƣờng CĐSP Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Quản lý sinh viên nội trú ở trường cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn (Trang 45)

2.2.1. Đặc điểm SV trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn

Hàng năm, trƣờng CĐSPLS tuyển sinh và đào tạo trên 1000 HSSV gồm các hệ: Trung cấp, CĐ chính quy, CĐ liên thông. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi xin trình bày các nội dung, số liệu liên quan đến SV hệ CĐ chính quy.

2.2.1.1. Cơ cấu sinh viên

Bảng 2.1. Thống kê cơ cấu SV của Trường CĐSPLS năm học 2012-2013

Sinh viên Sinh viên nội trú Ghi chú

Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % 1433 Giới tính Nam 301 21 103 34.2 Nữ 1132 79 353 31.2 Dân tộc Kinh 131 9 35 26.7 Thiểu số 1302 91 421 32.3 Tôn giáo 5 0,35 2 40 Tình hình cƣ Tại gia đình 170 13 KTX 456 32

46 trú Thuê trọ 667 55 Đối tƣợng ƣu tiên Khu vực I 479 33,4 67 14 Khu vực II nông thôn 706 49,6 189 26.8 Khu vực III 162 11 114 70.4 Khu vực III khó khăn 86 6 86 100 Thành phần xuất thân CNVC 198 13,8 42 2.9 Nông dân 995 69 400 27.9 Khác 240 16,8 14 1.0

(Nguồn: Báo cáo Phòng Tổ chức – CT HSSV Trường CĐSP Lạng Sơn) - Về giới tính: Do đặc thù trƣờng CĐSP với nhiều chuyên ngành đào tạo giáo viên nên tỷ lệ giới tính trong SV nhà trƣờng không cân đối, SV nữ chiếm tới 79%. Với sự không đồng đều đó tạo cho công tác quản lý SV, SVNT của trƣờng có những thuận lợi và khó khăn riêng nhƣ thuận lợi hơn khi quản lý về nề nếp với đối tƣợng quản lý chủ yếu là SV nữ, song lại hạn chế khi tổ chức các hoạt động tập thể, phong trào thể dục thể thao...

- Về dân tộc: Trƣờng CĐSPLS, ngoài một số ít mã ngành ngoài sƣ phạm (cao đẳng tiếng Trung Quốc, Tin học, Thông tin thƣ viện, Văn hóa du lịch) địa bàn tuyển sinh mở rộng ra các tỉnh trong khu vực, còn lại chủ yếu nhà trƣờng tuyển sinh đối tƣợng là con em các dân tộc có hộ khẩu thƣờng trú trên địa bàn của Tỉnh. Đặc biệt Lạng Sơn là tỉnh miền núi phía Bắc, nơi có phần lớn là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống nhƣ dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán chỉ...,chính vì vậy SV là ngƣời dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt trong năm học 2012-2013, (Số SV là ngƣời dân tộc thiểu số chiếm tới 91%). Một bộ phận SVNT thuộc chƣơng trình đào tạo liên kết với Học viện Quản Tây Trung Quốc (Chƣơng trình 2 năm học tại Việt Nam, 1 năm học tại Trung Quốc). Đây là một vấn đề phức tạp, đặc biệt trong tình hình hiện nay. Không ít phần tử xấu, lợi dụng, sự thiếu hiểu biết, sự nhận thức về định hƣớng lối sống, lôi kéo các em vào các tệ nạn xã hội làm ảnh hƣởng đến an ninh, chính trị trật tự và an toàn xã hội, vì vậy trong công tác quản lý SVNT của nhà trƣờng phải xây dựng kế hoạch cụ thể tập huấn về công tác đối ngoại khi ra nƣớc ngoài để các SV này ổn định về tƣ

47

tƣởng chính trị, thực hiện tốt công tác giữ gìn an ninh trật tự, nêu cao tinh thần cảnh giác, bảo mật thông tin.

- Về thành phần xuất thân và khu vực sinh sống: SV trƣờng CĐSPLS chủ yếu xuất thân trong gia đình nông dân (69%), tỷ lệ SV có thành phần xuất thân là công nhân viên chức chỉ chiếm 13,8% và thành phần khác là 16,8%. Bên cạnh đó SV của trƣờng có hộ khẩu thƣờng trú ở các khu vực: khu vực 1 (33,4%), khu vực 2 nông thôn (49,6%), khu vực 3 là 11% và trong số 11% SV thuộc khu vực 3 (6% khu vực 3 đặc biệt khó khan). Với phần đa SV xuất thân từ những gia đình nông dân, thuộc các khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng biên giới điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, nên nhu cầu ở nội trú chiếm tỉ lệ rất cao (80%), hàng năm khu KTX của nhà trƣờng đáp ứng đƣợc khoảng (40%). Một số SV hoàn cảnh gia đình khó khăn nên nhu cầu có việc làm thêm để tăng thu nhập đều mang tính cấp thiết đối với nhiều SV. Vì vậy trong công tác quản lý SVNT nhà trƣờng đã tổ chức tƣ vấn định hƣớng trong vấn đề lựa chọn việc làm thêm, tạo điều kiện cho các em đi làm để có thêm thu nhập mà không ảnh hƣởng đến kết quả học tập. Đây cũng là một vấn đề mang tính đặc thù trong công tác quản lý SVNT của nhà trƣờng, đòi hỏi phải có những nội dung và giải pháp phù hợp.

Trƣờng CĐSPLS trong những năm qua đã đạt đƣợc những mặt tích cực trong đào tạo, giáo dục SV. Quy mô đào tạo tiếp tục đƣợc mở rộng, các loại hình đa dạng, số lƣợng và chất lƣợng SV ngày càng tăng: Tính chủ động, sáng tạo trong học tập, thực hành, nghiên cứu khoa học, ý thức rèn luyện, tự học của SV đƣợc nâng cao.

2.2.1.2. Những mặt tích cực của sinh viên, sinh viên nội trú trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn

- Tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống của SV, SVNT trƣờng CĐSPLS trong những năm gần đây có những chuyển biến rõ rệt. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” đã tạo đƣợc niềm tin của SV vào Đảng và sự nghiệp đổi mới của Đảng.

48

Trong mỗi SV, lòng yêu nƣớc, lòng tự tôn dân tộc thể hiện bằng hoài bão lập thân, lập nghiệp, quyết tâm xoá đói nghèo, tụt hậu cũng đƣợc nâng cao. Thái độ và ý thức chính trị của SV ngày càng đƣợc nâng lên theo hƣớng tích cực khi tham gia các hoạt động chính trị - xã hội mang ý nghĩa giáo dục. Hầu hết SV trƣờng CĐSP LS có lối sống lành mạnh, năng động, sáng tạo và có ý chí vƣơn lên trong học tập và rèn luyện. Phong trào phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam (Từ năm 2008 đến năm 2013 nhà trƣờng kết nạp đƣợc 35SV đứng trong hàng ngũ của Đảng).

- SV, SVNT trƣờng CĐSPLS chấp hành tốt các chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc, nội quy, quy chế của ngành và các quy định của nhà trƣờng, của địa phƣơng; Có thành tích trong công tác xã hội và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tôn trọng thầy cô giáo, đoàn kết giúp đỡ bạn bè.

- Hầu hết SV xác định đƣợc động cơ học tập đúng đắn, có tinh thần vƣợt khó, có ý chí khát vọng vƣơn lên chiến thắng đói nghèo, chủ động trong học tập, tiếp cận phƣơng pháp học tập ở bậc ĐH, tích cực rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, thực tế thực tập, tham gia nghiên cứu khoa học. Việc học ngoại ngữ, tin học và một số nghề khác đã trở thành phong trào học tập trong SV. Công tác nghiên cứu khoa học trong SV là một trong những nội dung đƣợc các trƣờng ĐH, CĐ quan tâm triển khai. Trƣờng CĐSPLS đã xây dựng quy định cụ thể về việc SV tham gia làm tiểu luận học phần thay cho thi kết thúc môn học, đây là một trong những bƣớc tập dƣợt để SV tiếp cận với công tác nghiên cứu khoa học. Câu lạc bộ “Học tập và nghiên cứu khoa học” của Đoàn trƣờng tổ chức các buổi sinh hoạt để tuyên truyền, hƣớng dẫn SV về tiêu chuẩn, quy định, phƣơng pháp làm tiểu luận và hỗ trợ một phần kinh phí cho các SV tham gia làm tiểu luận học phần. Tuy nhiên số lƣợng SV tham gia làm tiểu luận còn rất hạn chế, chỉ tập trung ở một số khoa nhƣ khoa Tự nhiên, Ngoại ngữ, Xã hội, cá biệt có khoa chƣa có SV nào tham gia công tác này nhƣ khoa Giáo dục Mầm non. Từ thực tế này đòi hỏi trong những năm tiếp theo

49

nhà trƣờng cần có thêm các giải pháp tích cực để đẩy mạnh hơn công tác nghiên cứu khoa học, làm tiểu luận học phần trong SV.

Bảng 2.2. Tổng hợp số liệu SV tham gia nghiên cứu khoa học (làm tiểu luận học phần) từ 2008-2013 Stt Khoa 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 2011- 2012 2012- 2013 Cộng 1 Tự nhiên 3 17 21 20 22 83 2 Xã hội 0 4 11 17 13 45 3 Ngoại ngữ 0 5 12 10 9 36 4 Tiểu học 2 4 9 11 8 34 5 Mầm non 0 0 5 7 12 24 Tổng 5 30 58 65 64 222

(Nguồn: Phòng QL khoa học & Công tác đối ngoại Trường CĐSP Lạng Sơn)

2.2.1.3.Những mặt hạn chế của sinh viên, SVNT trường CĐSPLS

- Phần lớn SV của trƣờng là ngƣời dân tộc thiểu số, đến từ các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của Tỉnh nên một số vẫn còn mang tƣ tƣởng, nếp nghĩ, thói quen sinh hoạt lạc hậu, chậm thích nghi với môi trƣờng mới, gặp hạn chế trong học ngoại ngữ, tin học và hội nhập quốc tế.

- Lạng Sơn là một tỉnh biên giới, có nhiều cửa khẩu trong đó có cửa khẩu quốc tế giao lƣu buôn bán, trao đổi văn hóa với nƣớc bạn Trung Quốc. Trong những năm qua, nền kinh tế của Lạng Sơn, đặc biệt là khu vực thành phố, cửa khẩu phát triển mạnh mẽ. Mặt trái của sự phát triển ấy là một bộ phận nhỏ SV cƣ trú ở khu vực biên giới còn thiếu hoài bão, lý tƣởng, có biểu hiện của lối sống không lành mạnh, đua đòi, thiếu trung thực trong học tập, kiểm tra, thi cử, ngại tham gia các hoạt động tập thể, còn vi phạm nội quy, quy chế của nhà trƣờng.

- Một số SV chƣa xác định đúng động cơ, mục đích học tập nên chƣa thực sự thiết tha với chuyên ngành học, chƣa chuyên tâm đầu tƣ thời gian thỏa đáng cho việc tự học và cải tiến phƣơng pháp học tập nên dẫn đến kết quả học tập không cao.

- Một số SV chƣa thực sự chủ động, sáng tạo, mạnh dạn trong các hoạt động chung.

50

* Kết quả chất lượng đào tạo:

Bảng 2.3. Chỉ tiêu về chất lượng học tập SV nội trú

Năm học Học kỳ

Tỷ lệ xếp loại kết quả học tập của SV (%)

Xuất sắc Giỏi Khá TB khá TB Yếu Kém 2008-2009 Kỳ I 0 1.1 13.6 53.2 28.7 3.2 0.2 Kỳ II 0 3.3 22.1 47.9 22.8 3.7 0.2 2009-2010 Kỳ I 0 3.3 26.3 47.8 19.1 3.5 0 Kỳ II 1.0 10.0 31.5 44.6 12.7 0.2 0 2010-2011 Kỳ I 0.1 4.2 22 47 23 3.7 0 Kỳ II 0.7 10.5 32.9 38.4 16.2 1.2 2011-2012 Kỳ I 0 4 25.1 45.6 23.7 1.4 0.2 Kỳ II 0.76 14.3 36.4 36.6 18.4 0.68 0.076 2012-2013 Kỳ I 0.06 4.74 27 45.2 20.5 2 0.27 Kỳ II 1.22 9.64 40.1 37.6 10.5 0.8 0.05

(Nguồn: Phòng TC- CT HSSV trường CĐSP Lạng Sơn)

Phân tích bảng số liệu trên cho thấy mặc dù nhà trƣờng cũng đã có một số biện pháp nhất định song kết quả học tập của SVNT vẫn còn ở mức khiêm tốn. Tỷ lệ SVNT xếp loại học tập đạt xuất sắc hầu nhƣ ở các năm học trƣớc không có, đến kỳ II năm học 2009-2010 đạt 1.0% và đến năm 2012-2013 giảm xuống còn 0,06%, tỷ lệ giỏi cao nhất đạt 10,5%, loại khá từ 13.9% đến 32.6%, tập trung nhiều nhất là loại trung bình, bên cạnh đó tỷ lệ yếu, kém vẫn còn. Điều đó đặt ra cho nhà trƣờng cần phải xây dựng đƣợc những biện pháp quản lý việc tự học của SVNT hiệu quả hơn.

51

Bảng 2.4. Chỉ tiêu về chất lượng rèn luyện

Năm học

Học kỳ

Tỷ lệ xếp loại kết quả rèn luyện của SV (%) Xuất sắc Tốt Khá TB khá TB Yếu Kém 2008- 2009 Kỳ I 1.0 17.5 41.9 30.4 8.4 0.8 0 Kỳ II 1.2 22.8 48.1 24.0 3.9 0 0 2009- 2010 Kỳ I 3.3 31.8 40.7 18.3 4.7 1.2 0 Kỳ II 10.3 40.7 43.9 4.6 0.5 0 0 2010- 2011 Kỳ I 11.1 39 39 9.6 1.3 0 0 Kỳ II 16.5 43.4 35 4.8 0.3 0 0 2011- 2012 Kỳ I 14.2 35.7 38.8 10.9 0.4 0 0 Kỳ II 21 44.8 30 3.71 0.45 0 0 2012- 2013 Kỳ I 14.4 40 37 7 1 0.06 0 Kỳ II 15 44 35.1 5.59 0.37 0 0 (Nguồn: Phòng TC- CT HSSV trường CĐPLS)

Qua phân tích số liệu trên cho thấy tỷ lệ xếp loại rèn luyện từ khá trở lên có chiều hƣớng tăng theo từng năm học, cụ thể tỷ lệ xuất sắc, tốt từ học kỳ I năm học 2008-2009 là 24% thì đến học kỳ II năm học 2012-2013 là 65.8%. Bên cạnh đó vẫn còn có SV xếp loại rèn luyện trung bình (dƣới 10%) và yếu (trên dƣới 1%), đây là một yêu cầu đặt ra đòi hỏi nhà trƣờng phải có những giải pháp đồng bộ để giáo dục SVNT một cách toàn diện.

Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện tốt các chỉ tiêu về số lƣợng và mở rộng quy mô, loại hình đào tạo, trƣờng CĐSPLS luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lƣợng đào tạo. Kết quả nêu ở các bảng trên đã phần nào phản ánh đƣợc chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng trong mấy năm học gần đây. Kết quả đạt đƣợc nhờ vào ý chí quyết tâm của lãnh đạo và tập thể Sƣ phạm nhà trƣờng, trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ giảng viên. Đội ngũ giảng viên của nhà trƣờng luôn tích cực đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chú trọng và tăng cƣờng nhiều biện pháp giáo dục tƣ tƣởng chính trị, đạo đức và rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm cho SV nhằm từng bƣớc nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.

52

2.2.2. Đặc điểm Khu ký túc xá trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn

Hiện nay, trƣờng CĐSP LS có khu KTX khang trang, KTX của trƣờng có 85 phòng với sức chứa khoảng 680 SV trong khi đó lại phải dành một lƣợng phòng nhất định cho học sinh hệ Trung cấp Sƣ phạm Mầm non. Do vậy số SV đƣợc ở trong KTX là không nhiều. Năm học 2012-2013 toàn trƣờng có 1433SV thì chỉ có 456 SV đƣợc ở trong KTX, chiếm 32%, số còn lại phải ở ngoại trú.

Về cơ sở vật chất: Khu KTX gồm 3 dãy nhà 4 tầng với 85 phòng ở khép kín. Mỗi phòng ở tối đa 08 sinh viên, có đầy đủ giƣờng, tủ, hệ thống điện, quạt. KTX có khuôn viên, sân chơi, khu nhà ăn, căng tin, phòng Intenrnet, nhà để xe, hệ thống máy lọc nƣớc phục vụ nhu cầu nƣớc uống cho SV.

Về bộ máy quản lý: Ban quản lý SVNT có 10 ngƣời (có 02 nhân viên phòng TC-CTHSSV) thay phiên thƣờng trực tại KTX, ngoài ra còn có cán bộ phụ trách Đoàn Thanh niên, phụ trách thể thao, văn nghệ, y tế vệ sinh phối hợp tổ chức các hoạt động chung. Nhà trƣờng ra Quyết định thành lập Đội thanh niên tự quản KTX vào đầu các năm học, dƣới sự chỉ đạo của Ban quản lý SVNT, có kiện toàn bổ sung hằng năm.

Về hoạt động của đội thanh niên tự quản: Thành phần gồm 15 thành viên là đại diện Ban cán sự của các lớp: Có ý thức trách nhiệm, năng động trong công việc, luôn là lực lƣợng xung kích đi đầu trong mọi hoạt động của KTX, dƣới sự chỉ đạo của Ban Quản lý SVNT. Đội có trách nhiệm: Phân công trực cổng KTX đảm bảo phối hợp với nhân viên bảo vệ trực, ngăn chặn những đối tƣợng thanh niên bên ngoài đến chơi, nghịch ngợm gây mất An ninh trật tự trong KTX; phối hợp với lớp trực tuần kiểm tra giờ tự học, phối hợp với nhân viên của Ban Quản lý SVNT quản lý phòng Internet. SV thực hiện kiểm tra an toàn sử dụng điện, nƣớc, giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, văn minh KTX; phụ trách việc phát thanh định kỳ trong KTX nhằm triển khai thông tin của trƣờng, Ban Quản lý tới tất cả SVNT; cung cấp nƣớc uống đầy đủ cho các phòng nội trú.

53

Các phòng ở trong KTX đều có trƣởng phòng, có lịch họp định kỳ với Ban Quản lý qua đó các trƣởng phòng báo cáo tình hình SV học tập sinh hoạt trong KTX, nghe triển khai hoạt động trong thời gian tiếp theo, có ý kiến kiến nghị đối với Ban Quản lý, với nhà trƣờng về mọi vấn đề nảy sinh trong KTX; Các phòng có phân công trực nhật thƣờng xuyên, tuân theo sự phân công của Đội tự quản với các hoạt động trong KTX.

Hàng tháng Ban quản lý SVNT triển khai phát thanh thƣờng xuyên với những thông tin cụ thể, những chƣơng trình ca nhạc trên sóng FM và tổ chức 01 buổi diễn văn nghệ/học kỳ nhằm đáp ứng nhu cầu thƣởng thức văn nghệ, giao lƣu học hỏi, thể hiện khả năng của SV.

* Đánh giá những điều kiện phục vụ cho sinh hoạt và học tập của SVNT

Một phần của tài liệu Quản lý sinh viên nội trú ở trường cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)