3 3.5 1 2 3 4 5 6 CBQL-GVCN SV
Biểu đồ 2.4. So sánh đánh giá thực hiện công tác kiểm tra đánh giá của CBQL, GVCN và SV trường CĐSPLS về hoạt động quản lý SVNT
Qua bảng số liệu và biểu đồ so sánh, chúng ta thấy các khách thể khảo sát có những nhận định tƣơng đối thống nhất về mức độ thực hiện công tác kiểm tra đánh giá. Tựu chung các ý kiến đánh giá, mức độ này của SV thuộc mức Trung bình, tỷ lệ nhận định Yếu, Kém còn tƣơng đối. Qua thực tế công tác, chúng tôi nhận thấy: Khoa Giáo dục Mầm non và Xã hội thực hiện tƣơng đối tốt công tác kiểm tra đánh giá, do sự quan tâm của lãnh đạo khoa và sự hỗ trợ của trợ lý khoa và giáo viên chủ nhiệm lớp.
2.5. Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý SVNT ở trƣờng CĐSPLS
- Lãnh đạo nhà trƣờng đã coi trọng công tác quản lý SVNT. Công tác quản lý SVNT đã đƣợc Ban giám hiệu đƣa vào nội dung của kế hoạch năm học và là nhiệm vụ chung của cả trƣờng. Ban giám hiệu nhà trƣờng đã có sự lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện công tác này.
- Công tác phổ biến, quán triệt những quy định chung về quản lý SVNT đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và liên tục, đến mọi cán bộ giảng viên và SV của trƣờng. Nhờ vậy, cán bộ và giảng viên của nhà trƣờng đặc biệt là những cán bộ giảng viên trực tiếp tham gia vào công tác quản lý SVNT, thấy đƣợc tầm quan trọng của công tác, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác. Bên cạnh đó SV của trƣờng đƣợc phổ biến và quán triệt những quy đinh về quản lý SVNT nên có ý thức thực hiện tốt các quy định này.
78
- Công tác quản lý SVNT đƣợc thực hiện theo đúng quy chế. Đội ngũ cán bộ quản lý của trƣờng CĐSPLS có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với nghề. Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trƣờng rất quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lƣợng đào tạo, quan tâm đến việc đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý.
- Công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống cho SV đƣợc quan tâm, nhà trƣờng đã tổ chức cho SV tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động khác của SV, thực hiện nghiêm túc quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc giảng dạy môn tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, giáo dục pháp luật. Sự phối hợp giữa các bộ phận làm công tác chính trị, tƣ tƣởng này càng nhịp nhàng và có hiệu quả (nhƣ phối hợp giữa phòng đào tạo và phòng TC- CT HSSV trong việc tổ chức học chính trị đầu khoá cho SV, trong việc phát động các phong trào học tập, nghiên cứu khoa học của SV, phối hợp giữa đoàn thanh niên, hội SV, với phòng TC- CT HSSV trong việc phòng chống các tệ nạn và xây dựng các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao.)
- Tổ chức các hoạt động, các phong trào thi đua văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao thu hút SV tham gia tích cực.
- Nhà trƣờng đã thực hiện các chế độ chính sách của nhà nƣớc quy định đối với SV về miễn giảm học phí, bảo hiểm, vay vốn.
- Biểu dƣơng đƣợc những SV đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện nghiên cứu khoa học và xử lí kỉ luật đối với SV vi phạm pháp luật và nội quy, quy chế.
- Nhà trƣờng đã xác lập đƣợc mối quan hệ tốt với chính quyền địa phƣơng nơi SV cƣ trú đặc biệt là với cảnh sát khu vực. Vì vậy nhà trƣờng đã tạo đƣợc sự phối hợp với chính quyền địa phƣơng trong việc quản lý SVNT.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc nhà trƣờng còn nhiều hạn chế trong hoạt động quản lý SVNT: Chƣa xây dựng đƣợc quy định cụ thể về công tác quản lý SV NT. Việc xây dựng hành lang pháp lý cho công tác quản lý SVNT chƣa thật đầy đủ. Cơ chế công tác, đội ngũ cán bộ, trang thiết bị, kinh phí cho công tác quản lý SVNT còn thiếu thốn.
79
- Việc tổ chức thực hiện kế hoạch công tác quản lý SVNT của trƣờng chƣa triệt để. Số lƣợng SVNT của trƣờng khá lớn, trong đó có một bộ phận SV ý thức tự giác chƣa cao nhƣ thực hiện công tác vệ sinh môi trƣờng, tiết kiệm điện, nƣớc,.... Mặc dù nhà trƣờng và chính quyền địa phƣơng đã có sự phối hợp trong công tác quản lý SVNT nhƣng sự phối hợp đó còn bị hạn chế bởi điều kiện cơ sở vật chất, cán bộ, kinh phí....
- Công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống cho SV còn hạn chế nhƣ: Việc học tập giảng dạy các môn khoa học Mác - Lê Nin còn chƣa thực sự có hiệu quả, đa số SV học các môn này còn chƣa hào hứng. Việc học chính trị đầu khoá đã đƣợc thực hiện cho SV khoá mới, đa số các khoa chƣa có tuần sinh hoạt chính trị cho SV vào đầu tháng. Việc tổ chức nói chuyện thời sự, sinh hoạt tƣ tƣởng cho SV còn chƣa thay đổi hình thức hoạt động nên kết quả đạt đƣợc chƣa đƣợc nhƣ mong muốn.
- Việc quản lý học tập của SV đã đƣợc thực hiện theo đúng quy chế nhƣng chƣa có những đổi mới về công tác quản lý cho phù hợp với đặc điểm của nhà trƣờng, phù hợp với xu thế chung của thời đại nên chất lƣợng đào tạo chƣa cao, năng lực tự học, tự nghiên cứu của SV còn yếu.
- Chƣa tổ chức đƣợc nhiều các hoạt động văn hoá văn nghệ thể dục thể thao, các câu lạc bộ thu hút SVNT và ngoại trú tham gia. Các hoạt động này hầu nhƣ chiếu lệ mang tính phong trào, bề nổi chƣa duy trì thƣờng xuyên nên hiệu quả giáo dục chƣa cao.
- Công tác thi đua khen thƣởng trong học tập và rèn luyện của SV chƣa kịp thời, chƣa thực sự thúc đẩy SV tích cực trong học tập.
2.6. Nguyên nhân ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý SVNT ở trƣờng CĐSP LS
Thực trạng những mặt mạnh và những hạn chế trong công tác quản lý SV NT của trƣờng CĐSPLS là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Nguyên nhân trƣớc hết là do số lƣợng SVNT của trƣờng lớn, lại cƣ trú trên địa bàn không tập trung. Trƣờng CĐSPLS chƣa có những đổi mới về cơ
80
chế chính sách trong công tác quản lý SV cho phù hợp với thực tế của sự phát triển không ngừng của nhà trƣờng trong giai đoạn hiện nay:
- Công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng cho SV mới chỉ dừng ở nội dung theo phƣơng pháp truyền thống, thời sự mà chƣa đƣợc thƣờng xuyên, liên tục, chƣa đi vào chiều sâu.
- Nhà trƣờng chƣa có những biện pháp thích hợp để tăng cƣờng tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, quản lý các hoạt động tự học.
- Chƣa ứng dụng đƣợc công nghệ tin học vào công tác quản lý SVNT. - Việc tổ chức thực hiện kế hoạch công tác quản lý SVNT của nhà trƣờng chƣa triệt để.
- Nhà trƣờng còn hạn chế trong việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nâng cao yếu tố cạnh tranh, hơn thế nữa phải có sự đầu tƣ cƣ sở vật chất đáp ứng đƣợc nhu cầu SV.
Một nguyên nhân nữa làm cho công tác quản lý SVNT của trƣờng còn nhiều bất cập, mặc dù lãnh đạo nhà trƣờng đã có sự quan tâm, cán bộ giảg viên trong trƣờng thấy đƣợc tầm quan trọng trong công tác quản lý SVNT nhƣng vẫn còn một bộ phận không nhỏ có nhận thức cho rằng công tác quản lý SVNT là khó khăn không thể thực hiện đƣợc nên chƣa dành đủ tâm sức cho công tác này. Những nguyên nhân cơ bản này làm cho công tác quản lý SVNT của trƣờng còn nhiều bất cập, đòi hỏi phải có những giải pháp mang tính đột phá để công tác quản lý SVNT của trƣờng có những chuyển biến theo hƣớng đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của công tác quản lý SVNT.
Kết luận chƣơng 2
Qua nghiên cứu thực trạng quản lý SVNT ở trƣờng CĐSPLS, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Lãnh đạo nhà trƣờng đã coi trọng và chỉ đạo thực hiện công tác quản lý SVNT. - Công tác phổ biến, quán triệt những quy định chung về quản lý SVNT đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và liên tục, đến mọi cán bộ giảng viên và SV của trƣờng.
81
- Đội ngũ CBQL của trƣờng CĐSPLS có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với nghề.
- Tổ chức các hoạt động, các phong trào thi đua văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao thu hút SV tham gia tích cực. Biểu dƣơng đƣợc những SV đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện nghiên cứu khoa học và xử lí kỉ luật đối với SV vi phạm pháp luật và nội quy, quy chế.
- Nhà trƣờng đã tạo đƣợc sự phối hợp với chính quyền địa phƣơng trong việc quản lý SVNT.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc nhà trƣờng còn nhiều hạn chế trong hoạt động quản lý SVNT: Chƣa xây dựng đƣợc quy định cụ thể về công tác quản lý SV NT. Việc xây dựng hành lang pháp lý cho công tác quản lý SVNT chƣa thật đầy đủ. Cơ chế công tác, đội ngũ cán bộ, trang thiết bị, kinh phí cho công tác quản lý SVNT còn nhiều thiếu thốn.
- Việc tổ chức thực hiện kế hoạch công tác quản lý SVNT của trƣờng chƣa triệt để.
- Việc quản lý học tập của SV đã đƣợc thực hiện theo đúng quy chế nhƣng chƣa có những đổi mới về công tác quản lý cho phù hợp với đặc điểm của nhà trƣờng.
- Chƣa tổ chức đƣợc nhiều các hoạt động văn hoá văn nghệ thể dục thể thao, các câu lạc bộ thu hút SVNT và ngoại trú tham gia. Các hoạt động này hầu nhƣ chiếu lệ mang tính phong trào, bề nổi chƣa duy trì thƣờng xuyên nên hiệu quả giáo dục chƣa cao.
- Công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả đạt đƣợc chƣa cao.
Thực trạng này cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về công tác quản lý SVNT của trƣờng với những mặt mạnh cũng nhƣ những hạn chế và tìm ra các nguyên nhân. Điều đó sẽ là cơ sở để tác giả đƣa ra những đề xuất về các biện pháp quản lý SVNT của trƣờng CĐSPLS ở chƣơng sau.
82
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SINH VIÊN NỘI TRÖ Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM LẠNG SƠN