Đặc điểm của sinh viên, sinh viên nội trú

Một phần của tài liệu Quản lý sinh viên nội trú ở trường cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn (Trang 39)

SV tuổi đời còn trẻ, thƣờng từ 18 đến 25, vị thế xã hội của lứa này nhiều thay đổi so với lứa tuổi trƣớc đó. Một mặt các quan hệ xã hội của SV đƣợc mở rộng. Trong các quan hệ đó ngƣời lớn, kể cả thầy cô giáo và bố mẹ. Những thay đổi trong vị thế xã hội, sự thách thức khách quan của cuộc sống dẫn đến làm xuất hiện ở lứa tuổi SV những nhu cầu về hiểu biết thế giới hiểu biết xã hội và các chuẩn mực quan hệ ngƣời - ngƣời, hiểu mình và tự khẳng định mình trong xã hội... SV dễ tiếp thu cái mới, thích với cái mới, thích sự tìm tòi và sáng tạo. Đây cũng là tầng lớp xƣa nay vẫn khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị- xã hội, đôi khi cực đoan nếu không đƣợc định hƣớng đúng đắn.

Về môi trƣờng sống, SV thƣờng theo học tập trung tại các trƣờng ĐH và CĐ (thƣờng ở các đô thị), sinh hoạt trong một cộng đồng (trƣờng, lớp) gồm chủ yếu là những thành viên tƣơng đối đồng nhất về tri thức, lứa tuổi, với những quan hệ có tính chất bạn bè khá gần gũi. Môi trƣờng CĐ, ĐH, SV có tính chủ động cao, cùng với sự trƣởng thành về xã hội, về tâm- sinh lý. Nhiều nhu cầu đƣợc khơi dậy và xuất hiện, phát triển theo hƣớng đa dạng, phong phú hơn nhƣ: nhu cầu tìm hiểu, mở rộng kiến thức tăng lên, nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần (tình bạn, tình yêu....), nhu cầu đƣợc học tập, tự học, tự đào tạo, rèn luyện để bản thân tự khẳng định, hoàn thiện vị trí của mình (theo định hƣớng cho nghề nghiệp tƣơng lai sau khi tốt nghiệp để vào đời), nhƣ: Tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tòi, khám phá), có nhu cầu,

40

khát vọng thành đạt, nhiều mơ ƣớc và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách. Song, do hạn chế của kinh nghiệm sống, SV cũng có hạn chế trong việc chọn lọc, tiếp thu cái mới. Những yếu tố tâm lý này có tác động chi phối hoạt động học tập, rèn luyện và phấn đấu của SV. Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mực của gia đình, phƣơng pháp giáo dục phù hợp từ nhà trƣờng sẽ góp phần phát huy ƣu điểm và khắc phục những hạn chế về mặt tâm lý của SV và hƣớng các em đi đúng mục tiêu đào tạo.

Ngoài những đặc điểm của SV nói chung, SVNT có đặc điểm riêng sau: SVNT đƣợc nhà trƣờng bố trí sắp xếp ở trong phòng chung. SV đƣợc sắp xếp rất đa dạng có thể là SV cùng lớp, cùng khóa, cùng khoa hoặc khác lớp, khác khóa, khác khoa. Có thể cùng hoặc khác chuyên ngành đƣợc đào tạo, cùng tuổi hoặc không cùng tuổi, khác nhau về thành phần xuất thân, dân tộc, khu vực, về trình độ nhận thức và quan niệm sống... Song họ có chung một mục đích là học tập để trở thành những ngƣời có nghề nghiệp theo chuyên ngành đƣợc đào tạo; hoạt động theo nội qui KTX và qui chế SVNT; học trong môi trƣờng tập thể vì vậy SV bắt buộc phải có mối quan hệ đoàn kết, chan hòa, yêu thƣơng nhau, cùng tham gia vào các hoạt động tập thể trong khu nội trú. Qua đó, nhân cách của SV dần đƣợc hoàn thiện và chịu tác động, ảnh hƣởng một phần của nhiều yếu tố trong môi trƣờng sống nội trú. Đó là những ngƣời sống xung quanh: thầy cô giáo, bạn bè khu nội trú; SVNT sống và hoạt động trong môi trƣờng tập thể chịu sự kiểm soát của nhà trƣờng. Đặc điểm này để phân biệt SVNT với SV ngoại trú.

Kết luận chƣơng 1

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài:

* Một số khái niệm công cụ:

- Quản lý là quá trình chủ thể quản lý tác động gây ảnh hƣởng đến đối tƣợng quản lý nhằm làm cho tổ chức hoạt động hiệu quả và đạt đƣợc mục tiêu chung.

41

- QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài.

- Quản lý nhà trƣờng thực chất là QLGD trên tất cả các mặt liên quan đến hoạt động giáo dục trong phạm vi nhà trƣờng. Đó là một hệ thống những hoạt động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý giáo dục để đạt tới mục tiêu giáo dục đặt ra trong từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc.

- Biện pháp quản lý là cách quản lý, cách giải quyết những vấn đề liên quan đến quản lý

* Xác định đƣợc tầm quan trọng của công tác quản lý SVNT trong các trƣờng ĐH, CĐ. Trên cơ sở các văn bản pháp quy về Quản lý SV nói chung và SVNT nói riêng, luận văn đã xác định đƣợc các nội dung công tác quản lý SVNT đó là:

Nội dung 1: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý SVNT đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu của công tác SVNT.

Nội dung 2: Ban hành các quy định cụ thể của nhà trƣờng về công tác SVNT;

Nội dung 3: Tổ chức bộ máy quản lý SVNT; Nội dung 4: Tổ chức các hoạt động trong SVNT;

Nội dung 5: Kiểm tra đánh giá việc thực hiện công tác SVNT.

Những cơ sở lý này làm nền tảng và định hƣớng cho việc tìm hiểu thực trạng cũng nhƣ đề xuất các giải pháp cho công tác SVNT trƣờng CĐSPLS trong hiện tại và tƣơng lai.

42

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ

SINH VIÊN NỘI TRÖ Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu Quản lý sinh viên nội trú ở trường cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)