Công tác quản lý sinh viên nội trú trong các trƣờng ĐH, CĐ

Một phần của tài liệu Quản lý sinh viên nội trú ở trường cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn (Trang 29)

1.4.1. Mục đích của công tác quản lý sinh viên nội trú

Công tác quản lý SVNT trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nhằm các mục tiêu sau:

+ Góp phần rèn luyện SVNT thực hiện nhiệm vụ của ngƣời học theo quy định của Luật giáo dục, điều lệ nhà trƣờng và quy chế cụ thể của từng trƣờng.

Mục tiêu cuối cùng của công tác quản lý SV nói chung và công tác quản lý SVNT nói riêng là hƣớng SV vào hoạt động học tập và rèn luyện để thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng.

+ Xây dựng nề nếp kỷ cƣơng trong việc quản lý SVNT: bảo đảm nắm bắt kịp thời thực trạng SVNT

Thực trạng SVNT rất phức tạp: Các hoạt động của SV ra sao, diễn biến tƣ tƣởng nhƣ thế nào, đời sống ăn ở có những khó khăn, thuận lợi gì.... Công tác quản lý SVNT đòi hỏi phải nắm bắt đƣợc thực trạng này để có những biện

30

pháp điều chỉnh kịp thời nhằm hƣớng các em vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ của ngƣời học.

+ Ngăn chặn, đẩy lùi, xóa bỏ cơ bản những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh trong SVNT, đặc biệt là các tệ nạn xã hội.

Với môi trƣờng sống phức tạp, thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng của những mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng, do vậy nguy cơ bị nhiễm các tệ nạn xã hội và có những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh trong SVNT là không thể tránh khỏi. Vì vậy công tác quản lý SVNT phải nhằm mục đích là ngăn chặn, đẩy lùi, xóa bỏ cơ bản những biểu hiện tiêu cực không lành mạnh trong SVNT, đặc biệt là các tệ nạn xã hội.

1.4.2. Nội dung công tác quản lý sinh viên nội trú trong các trường ĐH, CĐ

SVNT là một bộ phận SV của nhà trƣờng, do đó, quản lý SVNT là một trong những nội dung của Quản lý SV nêu trên. Tuy vậy, đây là 1 công việc hết sức khó khăn và phức tạp nó đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý SV của nhà trƣờng.

Công tác quản lý SVNT của nhà trƣờng gồm 5 nội dung sau:

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch yêu cầu đặt ra đối với nội dung này là:

- Phải thƣờng xuyên nắm bắt kịp thời thực trạng SV NT, từ đó xây dựng kế hoạch sát thực tế mang tính khả thi cao.

- Phải đảm bảo phối hợp chặt chẽ thƣờng xuyên giữa các đơn vị trong nội bộ nhà trƣờng, trƣớc hết là phòng (ban) quản lý ký túc xá với Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Hội SV nhà trƣờng, đơn vị khoa, GVCN lớp. Đảm bảo phối hợp chặt chẽ thƣờng xuyên giữa nhà trƣờng, gia đình và chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện và triển khai kế hoạch.

2. Ban hành các quy định cụ thể của nhà trƣờng về công tác SVNT. Trên cơ sở Quy chế của Bộ GD&ĐT, các trƣờng cần ban hành các văn bản quy định cụ thể của nhà trƣờng về công tác SVNT. Có thể chỉ ra đây, một số văn bản mà 1 trƣờng ĐH, CĐ cần ban hành:

31

Trƣớc hết phải ban hành đƣợc quy định đối với bộ máy làm công tác quản lý SVNT của nhà trƣờng, trong đó quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận; quy định đối với SVNT(quyền hạn, trách nhiệm…). Phối hợp với chính quyền địa phƣơng để ban hành đƣợc quy chế phối hợp giữa nhà trƣờng - địa phƣơng. Sau khi đã hoàn thành việc ban hành các qui định này, cần phải tổ chức quán triệt các này quy định đó cho tất cả các thành viên trong bộ máy quản lý (chủ thể quản lý) và các SVNT (đối tƣợng quản lý).

Việc soạn thảo các quy định cho công tác quản lý SVNT phải dựa vào Quy chế của Bộ GD&ĐT, vào điều kiện cụ thể của nhà trƣờng, của địa phƣơng… sao cho các quy định ấy mang tính khả thi, động viên đƣợc cả ngƣời quản lý và ngƣời bị quản lý.

3.Tổ chức bộ máy quản lý SVNT

Bộ máy quản lý SVNT phải đƣợc xây dựng trên cơ sở thực hiện chức năng, quyền hạn, trách nhiệm khác nhau của các bộ phận, đƣợc bố trí theo từng cấp, thực hiện các chức năng quản lý nhất định có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, nhằm đạt mục tiêu định trƣớc của công tác SVNT. Trong một trƣờng CĐ, bộ máy quản lý SV có thể đƣợc chia thành 3 cấp: Trƣờng- khoa- lớp, bộ máy quản lý SVNT càng hoàn thiện thì công tác SVNT đạt hiệu quả cao. Chính đối tƣợng SVNT quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý SVNT. Bộ máy này là phƣơng tiện để nâng cao hiệu quả quản lý SVNT nhƣ (Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy quản lý SVNT trƣờng CĐ, ĐH). Tổ chức bộ máy bao gồm cả những ngƣời trong và ngoài nhà trƣờng (địa phƣơng). Chính nét riêng biệt này đòi hỏi một nỗ lực ngoại giao, một nỗ lực trong việc phối hợp của nhà trƣờng và địa phƣơng nơi trƣờng đóng.

Thông thƣờng bộ máy quản lý SVNT mỗi nhà trƣờng có các nhân sự từ các đơn vị, đoàn thể cơ sở của trƣờng: Hiệu trƣởng ủy quyền cho Phòng công tác HSSV(chủ trì), các đơn vị phối hợp tổ chức thực hiện nhƣ: Phòng đào tạo, Đoàn Thanh niên, Hội SV trƣờng, Khoa, bộ môn quản lý SV. GVCN

32

hỗ trợ đơn vị khoa trong việc phối hợp với chính quyền địa phƣơng trong công tác kiểm tra SVNT (theo kế hoạch công tác SVNT của trƣờng) của phòng TC- CT HSSV - đơn vị cơ sở đƣợc hiệu trƣởng ủy quyền chỉ đạo và tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá công tác SVNT của trƣờng. Bộ phận quản lý SVNT thực hiện kế hoạch công tác SVNT đƣợc xây dựng trên các nội dung quản lý SVNT của trƣờng, nhằm thực hiện các yêu cầu, mục tiêu của công tác SVNT do Bộ GD&ĐT quy định.

Sơ đồ 1.1. Tổ chức bộ máy quản lý SVNT trường CĐ, ĐH

4. Tổ chức các hoạt động trong SVNT

Việc SVNT tham gia các hoạt động giúp SV rèn luyện kĩ năng mềm nhƣ kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, phỏng vấn , khả năng lãnh đạo; hình thành sự tự tin, năng động cần có khi đi làm việc. Ngoài ra nó còn bổ trợ kiến thức chuyên sâu rất nhiều, hình thành đƣợc cách làm việc, quản lí thời gian hiệu quả, hoạt động cộng đồng theo nhóm, làm việc độc lập.

Hoạt động của SVNT ngoài giờ lên lớp bao gồm: Hoạt động tự học, những mối quan hệ và sinh hoạt cá nhân (những hoạt động này do SV tự thực hiện trong khuân khổ nội quy KTX); hoạt động thể thao (do một nhóm SV hoặc tổ chức đoàn thể tổ chức); hoạt động văn hóa văn nghệ bảo vệ môi

Ban giám hiệu

Phòng TC- CT HSSV và các bộ phận liên quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sinh vên nội trú Trợ lý khoa, bộ

môn Quản lý SV

Đội sinh viên tự quản ký túc xá

33

trƣờng (cũng do các tổ chức đoàn thể tổ chức); Ngoài ra còn có những hoạt động nhƣ lao động tập thể, tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ nhƣ: CLB bóng đá, CLB ghita, CLB tiếng anh, CLB SV nghiên cứu khoa học, CLB Hỗ trợ SV. Nhìn chung hoạt động của SVNT trong các KTX ngoài giờ lên lớp vô cùng đa dạng và đặc biệt cần thiết. Do đó, nhà trƣờng phải tổ chức quản lý tốt thì mới đem lại hiệu quả cao. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp của SVNT rất quan trọng, đòi hỏi cần phải đƣợc đẩy mạnh không những về thời lƣợng sinh hoạt mà còn đòi hỏi lớn về chất lƣợng hoạt động. Trong điều kiện thực tế đời sống văn hoá con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao, các chƣơng trình truyền hình ngày càng sôi động và hấp dẫn, các hoạt động văn hoá xã hội ngày càng đƣợc đầu tƣ lớn, hoành tráng thì hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao trong SVNT không thể xem nhẹ về chất lƣợng để nó thực sự là một phƣơng thức giáo dục, rèn luyện tốt trong SVNT.

5. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện công tác SVNT

- Công tác kiểm tra tập trung vào các nội dung chủ yếu: Việc thực hiện kế hoạch quản lý SVNT; thực hiện các văn bản qui định của Bộ, nhà trƣờng; công tác tổ chức các hoạt động trong SVNT; công tác bảo quản cơ sở vật chất; công tác quản lý SVNT.

- Kiểm tra việc thực hiện công tác SVNT nhằm cung cấp cho nhà trƣờng các thông tin cần thiết để đánh giá đúng tình hình của SVNT và kết quả hoạt động của bộ máy quản lý SVNT, đồng thời định hƣớng phát triển mới cho công tác quản lý SVNT.

Trên đây là năm nội dung cơ bản trong công tác quản lý SVNT của các trƣờng ĐH, CĐ, trung học chuyên nghiệp. Các nội dung này có quan hệ mật thiết với nhau, thực hiện nội dung này là tiền đề cho việc thực hiện nội dung khác.

1.4.3. Các hoạt động trong công tác quản lý SVNT ở các trường ĐH, CĐ

1.4.3.1. Tiếp nhận SV vào ở nội trú

Căn cứ đơn xin ở nội trú của SV viết theo mẫu của nhà trƣờng, căn cứ vào điều kiện của Trƣờng, khả năng tiếp nhận của KTX, SV đƣợc xét theo thứ

34

tự ƣu tiên: Đối tƣợng ƣu tiên theo quy định, có xác nhận hợp lệ kèm theo và điều kiện của khu nội trú, nhà trƣờng xem xét, sắp xếp chỗ ở nội trú với SV.

1.4.3.2. Công tác quản lý SVNT

(1) Phổ biến các quy định của Bộ GD&ĐT và nội quy của nhà trƣờng về công tác SVNT.

(2) Làm thủ tục đăng ký tạm trú cho SV ở nội trú với công an xã (phƣờng, thị trấn) hoặc hƣớng dẫn SV làm thủ tục đăng ký tạm trú theo quy định hiện hành của pháp luật

(3) Lập sơ đồ các phòng ở và lập sổ theo dõi SVNT theo mẫu quy định, cập nhật đầy đủ, kịp thời việc thay đổi chỗ ở của SVNT.

(4) Phân công cán bộ trực trong khu nội trú 24/24 giờ trong ngày để giải quyết kịp thời các vụ việc xẩy ra. Thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện nội quy của học sinh trong khu nội trú và sử lý các vi phạm.

(5) Tổ chức các hoạt động tự quản của SV để phát huy vai trò chủ động trách nhiệm với bản thân và tôn trọng tập thể của SVNT.

(6) Hàng quý tổ chức đối thoại giữa ban giám hiệu nhà trƣờng hoặc ban quản lý khu nội trú với đại diện SVNT để kịp thời phát hiện, giải quyết nguyện vọng chính đáng của SVNT.

(7) Xây dựng tiêu chí thi đua giữa các nhà, các phòng trong khu nội trú về bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trƣờng, mỹ quan trong phòng ở của khu nội trú.

1.4.3.3. Công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, phòng chống dịch bệnh và các tệ nạn xã hội trong khu nội trú

- Có kế hoạch định kỳ kiểm tra, kịp thời nâng cấp, sửa chữa, tu bổ các công trình hạ tầng cơ sở, công trình phục vụ sinh hoạt của SV và các thiết bị khác trong khu nội trú.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ quản lý và đội tự quản trong công tác an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong khu vực nội trú.

35

- Phát huy hiệu quả vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng, các hoạt động tự quản của SV trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong khu nội trú.

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, hƣớng dẫn SV bảo đảm an ninh, trật tự, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác.

- Định kỳ phun thuốc về phòng dịch bệnh trong khu nội trú. Khi phát hiện dấu hiệu dịch bệnh phải báo ngay cho cơ quan y tế địa phƣơng áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời.

- Cán bộ y tế thƣờng trực để thực hiện sơ cấp cứu ban đầu kịp thời cho SVNT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.3.4. Các hoạt động hỗ trợ cho SVNT

(1) Tổ chức các dịch vụ trông giữ xe, điện thoại công cộng, Internet, khu vui chơi, giải trí, thể thao trong khu nội trú phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, nhu cầu chính đáng của SV để tạo sân chơi lành mạnh, góp phần giáo dục toàn diện cho SVNT.

(2) Tổ chức các phòng học tự học, đọc báo, xem ti vi, sinh hoạt văn hoá,văn nghệ phục vụ SVNT.

(3) Tổ chức nhà ăn, trung tâm dịch vụ, căng tin phục vụ cho SVNT thuận tiện, phù hợp với điều kiện của SV, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

(4) Tổ chức các hoạt động tƣ vấn về tâm lý, sức khoẻ, kỹ năng sống, học tập, hƣớng nghiệp và việc làm cho SV trong khu nội trú

(5) Tuỳ điều kiện từng trƣờng có thể tổ chức các khu vực hoặc phòng tự nấu ăn chung cho SV trong khu nội trú.

(6) Xây dựng quy định cụ thể về các hoạt động dịch vụ để phục vụ SV trong khu nội trú.

1.4.3.5. Công tác phối hợp

Chủ động phối hợp với các cơ quan công an, chính quyền địa phƣơng để thực hiện có hiệu quả các biện pháp, phƣơng án bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn khu nội trú, xử lý kịp thời các vụ việc liên quan xảy ra trong

36

khu nội trú, phối hợp với tổ chức Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Hội SV Việt Nam, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam (nếu có) và các tổ chức đoàn thể khác trong trƣờng để tổ chức các hoạt động rèn luyện cho SV NT, thực hiện nếp sống văn minh trong khu nội trú.

(Trích chƣơng III – Nội dung công tác học sinh, SVNT [32, tr.6,7])

1.4.4. Trách nhiệm của nhà trường trong công tác quản lý SVNT

Tại Điều 14,17,18 – Quy chế công tác SVNT (ban hành theo Thông tƣ số 27/2011/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trƣởng Bộ GD & ĐT) nêu rõ trách niệm của nhà trƣờng trong công tác SVNT bao gồm:

- Hiệu trƣởng, ngƣời chịu trách nhiệm chính, trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá công tác SVNT của trƣờng. Chỉ đạo thông qua các văn bản quy định, hƣớng dẫn thực hiện công tác quản lý SVNT

- Phòng (Ban) quản lý SV có trách nhiệm giúp Hiệu trƣởng chỉ đạo và tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá công tác SVNT của trƣờng. với các công việc cụ thể nhƣ: Thể chế và triển khai các quy định về công tác SVNT; Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác SVNT, quản lý thực hiện nội qui KTX của SVNT, đánh giá các đơn vị khoa trong công tác quản lý SVNT.

- Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trƣờng, trƣớc hết là Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Hội SV có trách nhiệm góp phần thực hiện công tác SVNT. Công việc của các tổ chức này gồm: Phối hợp thực hiện kiểm tra thực hiện nội qui KTX; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục – thể thao; tổ chức sinh hoạt các CLB

Nhƣ vậy, trong mỗi trƣờng ĐH, CĐ, phòng (ban) quản lý SV là đơn vị tham mƣu cho hiệu trƣởng và tổ chức, chỉ đạo, thực hiện công tác SVNT.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý sinh viên nội trú

1.5.1. Điều kiện kinh tế xã hội

Hiện nay, đất nƣớc ta đang tiến hành đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm. Thực chất của đổi mới kinh tế là chuyển từ cơ chế bao cấp của nhà nƣớc sang nền kinh tế thị

37

trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa dƣới sự quản lý của nhà nƣớc, đã mở ra một giai đoạn phát triển mới cho đất nƣớc. Cơ chế thị trƣờng kích thích sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện đầu tƣ cho phát triển giáo dục. Đầu tƣ cho giáo dục không ngừng tăng lên. Chủ trƣơng xã hội hóa giáo dục nhận đƣợc sự đồng tình, ủng hộ của toàn xã hội. Đƣợc sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nƣớc và toàn xã hội, điều kiện sống và học tập của SV không ngừng đƣợc cải thiện.

Tuy nhiên, mặt trái của kinh tế thị trƣờng, những thách thức của hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt những âm mƣu thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch đang tác động mạnh mẽ đến một bộ phận SV. Hiện nay đã xuất hiện một bộ phận SV tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, sống ích kỷ,

Một phần của tài liệu Quản lý sinh viên nội trú ở trường cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn (Trang 29)