Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc của dendrimer9, 18,

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu TỔNG hợp DENDRIMER TRÊN cơ sở sử DỤNG CORE DIAMINOBUTANE (DAB) (Trang 27)

Ảnh hưởng của pH

Cấu trúc và hình dạng phân tử dendrimer phụ thuộc rất nhiều vào độ pH. Tại pH thấp (pH<4) thì các nhánh duỗi ra, các phân tử sắp xếp có trật tự hơn, tại pH này không gian rỗng bên trong nhiều hơn. Tại pH trung tính bắt đầu xuất hiện các khúc cuộn do liên kết hydro giữa các nhóm amine bên trong và các nhóm amine trên bề mặt. Tại pH cao hơn các phân tử bắt đầu co lại, có hình dạng như một khối cầu, độ chặt bắt đầu tăng lên, các khúc cuộn ở mức cao hơn.

Hình 13 Sự thay đổi hình dạng dendrimer với sự tăng giảm của pH18

Ảnh hưởng của dung môi

Khả năng của các dung môi để solvate cấu trúc dendrimer là một thông số rất quan trọng khi nghiên cứu trạng thái thích ứng của dendrimer. Động lực học phân tử đã được áp dụng để nghiên cứu sự thay đổi của hình dạng dendrimer cũng như chức năng của các thế hệ dendrimer trong các dung môi khác nhau.

Hình 14 Sự thay đổi hình dạng dendrimer trong dung môi khác nhau18

Nồng độ muối thấp Nồng độ muối cao

Trong dung môi không phân cực thì dendrimer co cuộn lại, do lúc này hình thành liên kết hydro giữa N của nhóm –NH2 bên ngoài và H của nhóm –NH bên trong.

Trong dung môi phân cực thì các nhánh của dendrimer duỗi thẳng ra do tạo liên kết hydro giữa nhóm –NH2 và –NH2 trong và ngoài phân tử hay O của –COO- với H của dung môi.

Ảnh hưởng của muối

Nồng độ ion cao (nồng độ muối cao) có ảnh hưởng nhiều tới các dendrimer có điện tích và dendrimer sẽ bị co lại, tương tự với sự tăng pH hay dung môi ít phân cực.

Nồng độ muối thấp, do lực đẩy giữa các đoạn dendrimer được tích điện, hình dạng dendrimer sẽ duỗi ra.

Hình 15 Sự thay đổi hình dạng dendrimer trong nồng độ muối khác nhau18

Ảnh hưởng của nồng độ

Dendrimer với cấu trúc linh hoạt, các cấu trúc không chỉ bị ảnh hưởng bởi các phân tử nhỏ như dung môi, muối hoặc proton, nhưng cũng có thể bị ảnh hưởng với các phân tử lớn hơn như dendrimer khác hoặc các bề mặt có thể có một ảnh hưởng rất lớn về mật độ phân tử và cấu tạo của dendrimer.

Hình 16 Các nồng độ dendrimer khác nhau18

Đặc tính sinh học

Đặc tính sinh học của dendrimer là rất quan trọng và chúng ngày càng được quan tâm trong việc sử dụng để ứng dụng trong y sinh.

+ Kích thước là một yếu tố quyết định, quan trọng của khả năng gây độc cho cả hai dendrimer PAMAM và PPI. Khả gây độc cho tế bào của dendrimer PAMAM tăng lên với cả hai thế hệ dendrimer cation (G2-G4) và "một nửa thế hệ" trung gian anion (G2.5, G3.5).

+ Dendrimer polyarylete đã được thử nghiệm cho các ứng dụng phân phối thuốc, nhưng khả năng hòa tan vào nước của chúng kém, đòi hỏi phải sử dụng rộng rãi của các nhóm làm tăng độ hòa tan ở ngoại vi của chúng. Trong những năm gần đây, nhiều nỗ lực được dành cho việc tổng hợp các dendrimer hòa tan tốt trong nước.

a) Nồng độ rất loãng, các phân tử ở xa nhau

b) Nồng độ loãng, các phân tử tiếp xúc với nhau

c) Nồng độ đậm đặc, các phân tử ở dạng xa lắng

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu TỔNG hợp DENDRIMER TRÊN cơ sở sử DỤNG CORE DIAMINOBUTANE (DAB) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w